Chương 5: HOẠCH ĐỊNH TỔNG HỢP 5.1 Đối tượng, phạm vi, mục đích của hoạch định tổng hợp
5.2.1 Các chiến lược đáp ứng nhu cầu thay đổ
a. Sự thay đổi nhu cầu
Với hầu hết các doanh nghiệp, nhu cầu mà nó phục vụ thường bị thay đổi vì sự cạnh tranh, vì chu kỳ sống của sản phẩm, việc sử dụng có tính nhu cầu, điều kiện kinh tế, xã hội thay đổi…
Nhu cầu thay đổi cho nên người lập kế hoạch phải luôn tìm ra mức sản xuất hợp lý nhất, đảm bảo được sự biến đổi theo thời gian của nhu cầu, để làm sao doanh nghiệp đạt hiệu quả trong kinh doanh.
b. Các trường hợp cơ bản ứng phó với nhu cầu thay đổi:
Trường hợp 1: Doanh nghiệp có năng lực sản xuất cao, có thể đối phó với đỉnh cao của nhu cầu. Nhà quản trị có thể chọn một trong những cách sau:
Trường hợp 2: Doanh nghiệp có mức năng lực sản xuất thấp hơn so với đỉnh cao của nhu cầu nên doanh nghiệp không có khả năng đáp ứng nhu cầu trong thời điểm nhu cầu lên cao.
c. Các chiến lược cụ thể thường áp dụng:
c.1 Chiến lược hấp thu các dao động của nhu cầu:
Biến đổi tồn kho: là trường hợp các sản phẩm được sản xuất trong
thời kỳ trước và giữ đến khi có nhu cầu.
Đặt hàng sau: Là khi nhu cầu lên cao hơn mức sản xuất tối đa doanh nghiệp đề nghị một số khách hàng có nhu cầu sản phẩm hay dịch vụ chuyển thời gian đặt hàng chậm lại về sau.
Dịch chuyển nhu cầu: Tức là thực hiện các cố gắng marketing để làm dịch chuyển nhu cầu dần đến những thời kỳ nhu cầu thấp.
c.2 Chiến lược thay đổi mức sản xuất:
Tăng giờ làm việc mà không tăng công nhân
Bố trí ở mức sản xuất cao, không cần làm thêm giờ.
Xét lại các quyết định mua hay tự sản xuất đối với một số chi tiết, bộ phận, doanh nghiệp trong điều kiện bình thường có thể sản xuất mà bên ngoài vẫn có bán.
Các chiến lược này dù sao cũng phải dựa trên cơ sở đầu tư lớn vào năng lực sản xuất để đáp ứng điểm cao, chấp nhận sự dư thừa năng lực sản xuất khi nhu cầu xuống thấp.
c.3 Chiến lược thay đổi lực lượng lao động:
Doanh nghiệp có thể thuê thêm công nhân khi nhu cầu tăng và cho thôi việc công nhân khi nhu cầu giảm.