Quyết định lựa chọn vị trí

Một phần của tài liệu Bài giảng quản trị sản xuất (Trang 28)

Chương 3: BỐ TRÍ SẢN XUẤT 3.1 Vị trí sản xuất

3.1.2Quyết định lựa chọn vị trí

a. Quan điểm hệ thống về vị trí doanh nghiệp

Mỗi hoạt động sản xuất có thể xem như là một bộ phận trong hệ thống lớn hơn đó là công ty. Đến lượt nó công ty là một bộ phận của hệ thống lớn hơn nữa- đó là cuỗi cung cấp lẫn nhau (logistic chain). Thực tế cho thấy mỗi công ty sẽ phụ thuộc vào một số nhà cung cấp, đến lượt nó lại phải cung cấp hàng hóa cho khách hàng.

Vị trí của một cơ sở nào đó trong chuỗi liên kết cung cấp lẫn nhau phụ thuộc vào vị trí nhà cung cấp, vị trí người tiêu thụ, và các điều kiện khác trong quá trình sản xuất phân phối. Trong điều kiện lý tưởng, một quyết định lựa chọn

vị trí sẽ tiến hành sao cho toàn bộ quá trình sản xuất phân phối đạt lợi nhuận tối đa, hay chi phí tối thiểu.

Quan điểm hệ thống trong việc lựa chọn vị trí là phải xem xét toàn bộ các bộ phận trong mối liên hệ hữu cơ với nhau để có được vị trí tối ưu cho tất cả các bộ phận trong chuỗi sản xuất – phân phối.

Với sản xuất dịch vụ, cũng có một bộ phận của chuỗi cung cấp lẫn nhau, nó vẫn phải có các đầu vào và cũng cần cung cấp các dịch vụ của nó cho khách hàng. Các công ty dịch vụ phải xém xét sự sẵn có của các đàu vào và vị trí của nhu cầu. Với các dịch vụ tiếp xúc trực tiếp với khách hàng, việc lựa chọn vị trí cũng ảnh hưởng quyết định đến thành công của công ty. Các công ty dịch vụ này tập trung chú ý vào các yếu tố liên quan đến thị trường.

b. Các yếu tố xác định vị trí

Lựa chọn vị trí liên quan đến nhiều yếu tố và có thể ảnh hưởng đến thu nhập hay chi phí, thậm chí cả thu nhập lẫn chi phí, do đó có thể ảnh hưởng đến lợi nhuận.

Có nhiều yếu tố khó có thể đo lường ảnh hưởng của nó đến lợi nhuận hơn song vẫn được coi là những yếu tố quan trọng trong khi xem xét vị trí. Chúng ta có thể chia các nhân tố ảnh hưởng đến lựa chọn vị trí thành ba nhóm chính. Một là, các yếu tố liên quan đến thị trường biểu hiện trong vị trí vủa nhu cầu và đối thủ cạnh tranh.

Hai là, các yếu tố chi phí hữu hình như: vận tải, sử dụng lao động, chi phí xây dựng, thuế.

Ba là, các yếu tố vô hình: thái độ của địa phương đối với ngành sản xuất, csac quy tắc của vùng hay địa phương, khí hậu, trường học, bệnh viện, nhà thờ,…

• Các yếu tố liên quan đến thị trường:

Các chiến lược thị trường cần được xem xét trong quyết định vị trí là:

Thị trường mục tiêu: Vì mỗi sản phẩm, nhóm sản phẩm bao giờ cũng phải có

một thị trường mục tiêu. Tương quan giữa vị trí của doanh nghiệp khi cung cấp cacsp cho thị trường mục tiêu sẽ ảnh hưởng đến chi phí, khả năng kiểm soát các hoạt động marketing.

Vị trí của đối thủ cạnh tranh cũng là yếu tố cần xem xét khi xác định vị trí.

Vị trí tương đối với người cung cấp, nếu các công ty mua sắm khối lượng lớn

đàu vào, sử dụng suốt thời gian dài thì nó sẽ xó khuynh hướng di chuyển việc mua sắm của nó đến gần nhà cung cấp. Ngược lại, các nhà cung cấp muốn hưởng lợi qua các hợp đồng chất lượng cao với chi phí phụ trội thì phải tìm cách đóng trong phạm vị chấp nhận được của một số khách hàng nhất định.

• Các yếu tố hữu hình:

- Trước hết là cá yếu tố giao thông vận tải. - Sự sẵn sàng của các loại phương tiện vận tải. - Mức vận chuyển trên mỗi tấn vận chuyển. - Chi phí xét trên trọng lượng tương đối.

Các công ty xem xét quyết định vị trí theo các hướng sau:

- Nếu công ty sử dụng nhiều nguyên nhiên vật liệu từ một nguồn và vận chuyển sản phẩm của nó đi nhiều hướng, công ty có khuynh hướng định vị trí định hướng về nhà cung cấp.

- Nếu công ty có sản phẩm mau hỏng, khó vận chuyển, phải giao hàng nhanh, nguyên vật liệu phân tán thường định vị trí hướng về khách hàng. Các công ty này có vị trí định hướng theo thị trường.

- Thứ hai là chi phí và sự sẵn sàng của lao động, một công ty thiên về sử

dụng lao động sẽ chú ý đến chi phí sản xuất nhiều hơn chi phí vận chuyển. Nó sẽ có khuynh hướng quyết định đặt vị trí tại nơi có mức tiền lương thấp.

- Thứ ba là sự sẵn sàng và chi phí năng lượng. Các công ty sử dụng nhiều năng lượng thì vấn đề khan hiếm năng lượng hoặc giá cao sẽ ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động.

- Thứ tư là sự sẵn sàng và chi phí nguồn nước. Các xí nghiệp sử dụng

nhiều nước chú ý đến sự phong phú các nguồn nước khi quyết định vị trí của nó. Với các xí nghiệp này cần chú ý chi phí sử dụng nước, khả năng có sẵn, chất lượng nước và việc kiểm soát ô nhiễm.

- Thứ năm là chi phí xây dựng và chi phí vị trí gồm: chi phí thuê hay

mua đất đai, xây dựng nhà máy ảnh hưởng bởi giá đất, chi phí xây dựng và cải tạo.

• Các yếu tố vô hình (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Sự phân vùng và các quy định của pháp luật: các quy định của pháp luật về

chống ô nhiễm môi trường, sự phân vùng và giới hạn các dạng sản xuất nhất định trong mỗi vùng.

Thái độ của công chúng: Ý kiến của công chúng có thể bất lợi cho xí nghiệp,

mặc

dù không có hạn chế nào của pháp luật.

Khả năng mở rộng, phát triển của xí nghiệp trong tương lai.

Ý thức pháp luật, mức độ phạm tội trong cộng đồng có thể gây khó khăn trong việc tuyển dụng.

Một phần của tài liệu Bài giảng quản trị sản xuất (Trang 28)