Thiết kế các quy trình công nghệ sản xuất

Một phần của tài liệu Bài giảng quản trị sản xuất (Trang 42)

Chương 4: QUẢN LÝ KỸ THUẬT 4.1 Ý nghĩa và nội dung của công tác quản lý kỹ thuật

4.3.1Thiết kế các quy trình công nghệ sản xuất

a. Phạm vi của việc thiết kế quy trình công nghệ sản xuất

 Thiết kế quy trình công nghệ của sản xuất chế tạo bắt đầu từ xây dựng các yêu cầu kỹ thuật của sản phẩm cho đến lúc kết thúc bằng những kế hoạch chế tạo sản phẩm.

 Có ba nhân tố cơ bản có thể ảnh hưởng đến việc thiết kế quy trình công nghệ là:

 Thứ nhất là khối lượng sản phẩm sản xuất.  Thứ hai là yêu cầu chất lượng sản phẩm chế tạo.

 Thứ ba là những trang thiết bị có thể sử dụng hoặc mua sắm

c. Trình tự thiết kế quy trình công nghệ

 Trình tự cơ bản có thể áp dụng cho việc thiết kế quy trình công nghệ như sau:

 Người thiết kế sản phẩm và kỹ sư thiết kế quy trình hợp tác với nhau.

 Xác định các yếu tố cơ bản là khối lượng, chất lượng, thiết bị cần thiết.

 Xét quyết định mua hay làm với một số các chi tiết.

 Xác định các công việc cần làm để chế tạo các chi tiết từ dạng nguyên liệu thành chi tiết gia công hoàn chỉnh để lắp ráp.

 Sắp xếp các công đoạn theo trình tự hợp lý nhất.

d. Cải tiến thiết kế sản phẩm để sản xuất:

 Đôi khi sản phẩm hay chi tiết được thiết kế không bảo đảm 5 hiệu quả trong sản xuất, cách giải quyết trong trường hợp này là điều chỉnh thiết kế để có thể sản xuất hiệu quả hơn.

 Trong trường hợp không có máy móc thiết bị có khả năng sản xuất chi tiết đã thiết kế có thể xem xét xử lý như sau:

 Có thể đặt mua các chi tiết thiếu từ nhà máy khác.  Mua sắm thiết bị cần thiết.

 Cải tiến thiết bị hiện có.

 Thiết kế lại chi tiết cho phù hợp với khả năng thiết bị hiện có.

e. Đánh giá kinh tế các quy trình:

 Mục tiêu của thiết kế quy trình là bảo đảm cho sản xuất ra sản phẩm có chất lượng cao với chi phí thấp nhất.

 Cần phải có nhiều phương án thiết kế quy trình để có thể tìm ra quy trình tốt hơn.

 Trong quá trình đánh giá cần đưa vào xem xét cả các biến số như dự trữ vật tư, biến động lao động, thay đổi hình ảnh của công ty khách hàng.

Một phần của tài liệu Bài giảng quản trị sản xuất (Trang 42)