Các phương pháp phân tích bố trí

Một phần của tài liệu Bài giảng quản trị sản xuất (Trang 38)

Chương 3: BỐ TRÍ SẢN XUẤT 3.1 Vị trí sản xuất

3.2.5Các phương pháp phân tích bố trí

a. Bố trí theo sản phẩm

Việc thiết kế một cách bố trí theo sản phẩm không rõ ràng, cách bố trí phụ thuộc vào các bước cần thiết để sản xuất sản phẩm hay dịch vụ. Các giai đoạn sản xuất sẽ sắp xếp theo một đường thẳng hay một dạng phù hợp với nhà xưởng. Số lượng các giai đoạn và số lượng các bước thực hiện ở mỗi giai đoạn phụ thuộc vào mức sản lượng. Các phương án cho các giai đoạn liên tiếp theo dây chuyền hoàn toàn xác định bằng quy trình công nghệ sản xuất sản phẩm.

b. Bố trí theo công nghệ

Việc bố trí theo công nghệ thường ứng dụng vào sản xuất sản phẩm không tiêu chuẩn, nên vấn đề đầu tiên cần thiết cho bố trí là phải dự đoán tổ hợp sản phẩm sẽ sản xuất. Tổ hợp sản phẩm sản xuất là cơ sở cho quyết định lựa chọn phương tiện sản xuất. Quyết định này sẽ cắn cứ vào sản phẩm thường chế tạo nhất và ảnh hưởng mạnh nhất đến cách bố trí. Sau khi dự đoán việc xác định quy mô sẽ căn cứ vào:

- Quy trình công nghệ của mỗi sản phẩm, chi tiết. - Định mức thời gian sản xuất.

- Sản lượng dự kiến.

- Nhu cầu về diện tích nhà xưởng sẽ được xác định kết hợp với các dự kiến khác về tính mùa vụ, sự dao động ngẫu nhiên.

Bước 2: Xác định vị trí của nhà xưởng

Khi quy mô cần thiết đã xác định có thể lựa chọn trong cơ cấu hiện tại hoặc trong bộ phận mới xây dựng. Vị trí tương đối của phân xưởng phụ thuộc vào các yếu tố như:

- Không gian cần thiết.

- Hình dạng của cơ cấu hiện tại.

- Trình tự chế biến, hay quy trình công nghệ của mỗi sản phẩm.

- Trong giai đoạn bố trí có rất nhiều phương án lựa chọn, giả sử trong mặt bằng vuông vức cần bố trí 6 phân xưởng ta sẽ có đến 6! = 720 phương án.

- Bố trí theo tiêu chuẩn chi phí vận chuyển.

Có nhiều nhân tố ảnh hưởng đến việc lựa chọn cách bố trí, trong đó nhân tố chi phí vận tải thường được chú ý nhất. Chi phí vận chuyển giữa hai phân xưởng do nhu cầu vận chuyển vật liệu và nhu cầu đi lại để thông tin, kiểm tra, giám sát, hay tiến hành các công việc với nhau trực tiếp.

Giả sử chi phí vận chuyển là tỷ lệ khoảng cách giữa hai phân xưởng, chi phí xếp dỡ là cố định, nếu quy mô lô hàng vận chuyển là không đổi. Mục tiêu lựa chọn cách bố trí trên cơ sở yếu tố chi phí vận tải sẽ là cực tiểu hóa mức vận chuyển.

Gọi: M : Tổng mức vận chuyển. V: Khối lượng sản phẩm.

W: Trọng lượng chi tiết các lần vận chuyển. D: Khoảng cách các lần vận chuyển.

N: Số chi tiết sản phẩm đưa ra đánh giá về vận chuyển.

t: chỉ số các dịch chuyển riêng biệt phải hoàn thành giữa hai phân xưởng.

Ti: Tổng số dịch chuyển hoàn thành cho sản phẩm, chi tiết. Tổng mức vận chuyển: M = ∑ ∑ Vi Wit Dit

Một phần của tài liệu Bài giảng quản trị sản xuất (Trang 38)