6. Tổng quan về các nghiên cứu trước và những điểm mới của đề tài
2.1.1.3. nhiễm môi trường
Môi trường ở Việt Nam bị suy thái kéo dài do hậu quả của chiến tranh để lại (bom mìn và chất độc da cam - Dioxin). Mặt khác, ô nhiễm môi trường có xu hướng gia tăng do hậu quả của các hoạt động phát triển kinh tế - xã hội trong quá trình công nghiệp hóa.
Do hậu quả của chiến tranh
Việt Nam đã trải qua nhiều cuộc chiến tranh, từ kháng chiến chống Pháp đến kháng chiến chống Mỹ. Các cuộc chiến tranh đã để lại nhiều hậu quả nặng nề, mà trực tiếp là hậu quả bom mìn và chất độc hóa học.
Do phát triển kinh tế - xã hội trong quá trình công nghiệp hóa
Trong 5 năm qua (2007 – 2012), môi trường Việt Nam đã có những diễn biến phức tạp, tập trung ở 5 vấn đề bức xúc chính: Ô nhiễm môi trường tiếp tục gia tăng tại 3 lưu vực sông Cầu, sông Nhuệ - sông Đáy, sông Đồng Nai; Ô nhiễm đô thị, các khu công nghiệp, làng nghề ngày càng trầm trọng; Đa dạng sinh học suy giảm nghiêm trọng; An ninh môi trường cũng đang bị đe dọa gồm: an ninh nguồn nước, ô nhiễm xuyên biên giới chưa thể kiểm soát, sinh vật ngoại lai xâm hại và sinh vật biến đổi gen xâm lấn ngày càng tăng, khai thác khoáng sản gây hủy hoại môi trường; Công tác quản lý môi trường còn nhiều bất cập, vai trò của cộng đồng chưa được phát huy đúng mức. Ô nhiễm môi trường đã tác động xấu tới sức khỏe cộng đồng, sản xuất nông nghiệp, gây ra những thiệt hại không nhỏ về kinh tế và ảnh hưởng tới các hệ sinh thái. Môi trường bị suy thoái kéo dài do hậu quả của chiến tranh và ô nhiễm môi trường do quá trình phát triển kinh tế - xã hội hiện nay là một thách thức rất nghiêm trọng đối với Việt Nam trong tiến trình phát triển bền vững.
Sản xuất và tiêu dùng còn nhiều lãng phí và không hiệu quả
Sản xuất và tiêu dùng trong thời gian qua phần lớn còn chưa tuân thủ chính sách “thân thiện với môi trường”. Trong sản xuất, do không đủ năng lực tài chính
và kỹ thuật, nhiều ngành và địa phương, đặc biệt là ở các làng nghề vẫn đang sử dụng các công nghệ sản xuất cũ, có mức tiêu hao lớn về vật tư và năng lượng, thậm chí, sử dụng cả các thiết bị không được tiếp tục sử dụng ở nước ngoài nên đã làm giảm hiệu quả sản xuất, giảm sức cạnh tranh của nền kinh tế. Trong tiêu dùng, lối sống hưởng thụ, tiêu xài lãng phí vẫn còn phổ biến ở một bộ phận dân cư, nhất là ở thành thị.