Bài học kinh nghiệm cho Việt Nam

Một phần của tài liệu Kế toán tài chính môi trường và định hướng áp dụng vào việt nam (Trang 52)

6. Tổng quan về các nghiên cứu trước và những điểm mới của đề tài

1.6.Bài học kinh nghiệm cho Việt Nam

Qua việc tìm hiểu hệ thống kế toán tài chính môi trường và các yếu tố ảnh hưởng đến hệ thống này ở phạm vi quốc tế, đề tài rút ra một số nhận định sau để làm bài học kinh nghiệm có thể sử dụng khi áp dụng kế toán môi trường vào Việt Nam:

- Hệ thống chuẩn mực kế toán quốc tế không có bất kỳ hướng dẫn nào về vấn đề kế toán tài chính môi trường hay công bố thông tin môi trường trên báo

cáo tài chính. Trong hệ thống chuẩn mực kế toán quốc tế hướng dẫn các nguyên tắc kế toán chung nhất. Kế toán tài chính môi trường là một vấn đề chuyên biệt dựa trên cơ sở vận dụng toàn bộ hệ thống chuẩn mực kế toán có liên quan để cung cấp thông tin môi trường trên báo cáo tài chính.

- Mặc dù không có chuẩn mực kế toán riêng cho vấn đề kế toán môi trường, nhưng các cơ quan quốc tế như UNCTAD (2002) đã ban hành hướng dẫn về vấn đề này. Bản thân hướng dẫn không phải là một chuẩn mực kế toán độc lập mà hướng dẫn đóng vai trò là một văn bản tổng hợp, vận dụng các chuẩn mực kế toán hiện hành để thực hiện kế toán và cung cấp thông tin môi trường trên báo cáo tài chính. Hướng dẫn sẽ được cập nhật khi các chuẩn mực kế toán được thay đổi theo thời gian. Việc UNCTAD (2002) xây dựng hướng dẫn về vấn đề kế toán và công bố thông tin môi trường trên báo cáo tài chính không chỉ giúp các người công bố thông tin có tài liệu hướng dẫn để áp dụng vào thực tế mà còn giúp nâng cao khả năng so sánh của các thông tin môi trường trên báo cáo tài chính. Bởi vì việc tồn tại một hướng dẫn tổng hợp sẽ giúp doanh nghiệp trình bày thông tin môi trường toàn diện và tuân theo một chuẩn nhất định giúp cho việc so sánh thông tin qua các năm và giữa các doanh nghiệp trở nên dễ dàng hơn.

- Có thể nhận định rằng với việc ban hành hệ thống chuẩn mực và văn bản hướng dẫn độc lập đã giúp tạo ra một điều kiện tiên quyết để áp dụng công bố thông tin môi trường trên báo cáo tài chính. Bởi vì đây là các hướng dẫn và chuẩn mực quốc tế nên việc áp dụng để công bố thông tin môi trường trên báo cáo tài chính mang tính chất hoàn toàn tự nguyện. Doanh nghiệp nào muốn công bố thông tin môi trường trên báo cáo tài chính thì tự tìm hiểu, tham khảo các hướng dẫn. Việc áp dụng riêng kế toán môi trường cho từng quốc gia sẽ mang đặc thù riêng phụ thuộc vào đặc điểm của hệ thống pháp lý kế toán của quốc gia đó, tuy nhiên, với xu hướng hội tụ kế toán, hướng dẫn kế toán môi trường UNCTAD (2002) vẫn giữ vai trò là tài liệu tham khảo đáng quý khi áp dụng kế toán môi trường tại các nước trên thế giới.

KẾT LUẬN CHƯƠNG 1

Chương 1 đã đi sâu phân tích các vấn đề tổng quan về kế toán tài chính môi trường trong mối quan hệ với hệ thống kế toán môi trường.

Các vấn đề tổng quan về kế toán môi trường được trình bày trong Chương này là: lịch sử phát triển, nguyên nhân ra đời, định nghĩa và phân loại kế toán môi trường. Từ cái nhìn tổng thể, tác giả đi vào phân tích kỹ lĩnh vực kế toán tài chính môi trường là một thành phần của hệ thống kế toán môi trường ở các khía cạnh: Định nghĩa, phân loại, các yếu tốảnh hưởng đến kế toán tài chính môi trường.

Đề tài đã xác định được các yếu tố ảnh hưởng đến lĩnh vực kế toán tài chính môi trường:

- Các cơ quan ban hành quy định liên quan trực tiếp đến yêu cầu bảo vệ môi trường và ảnh hưởng đến kế toán tài chính môi trường ví dụ như Ủy ban chứng khoán và hối đoái Mỹ (SEC), hay Bộ môi trường ởđa số quốc gia.

- Tổ chức thiết lập chuẩn mực ví dụ như IASB hay FASB: Ban hành các chuẩn mực kế toán hướng dẫn cách thức ghi nhận, đo lường và công bố thông tin liên quan các yếu tố môi trường.

- Bên liên quan khác ví dụ như tổ chức kế toán chuyên nghiệp, tổ chức quốc tế: Ban hành các hướng dẫn thực hành kế toán môi trường mà các công ty có thể áp dụng.

Từ kết quả tổng hợp được các quy định, hướng dẫn của chuẩn mực kế toán quốc tế và hướng dẫn quốc tế về vấn đề kế toán môi trường, Chương 1 đã trình bày nguyên tắc kế toán (ghi nhận, đo lường và công bố thông tin) từng đối tượng của kế toán tài chính môi trường theo quy định quốc tế bao gồm: Chi phí môi trường, Tài sản môi trường, Nợ phải trả môi trường và Thu nhập môi trường.

Cuối cùng, từ những gì đã tìm hiểu được về áp dụng hệ thống kế toán tài chính môi trường ở phạm vi quốc tế, tác giảđưa ra những bài học kinh nghiệm có thể áp dụng cho Việt Nam. Như vậy, nội dung Chương 1 đã đủ điều kiện làm cơ sở khảo sát thực trạng nhu cầu thông tin môi trường và đánh giá thực trạng thông tin kế toán môi trường công bốở Việt Nam ở Chương 2.

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG VỀ KẾ TOÁN TÀI CHÍNH MÔI TRƯỜNG TẠI VIỆT NAM

Một phần của tài liệu Kế toán tài chính môi trường và định hướng áp dụng vào việt nam (Trang 52)