6. Tổng quan về các nghiên cứu trước và những điểm mới của đề tài
1.4.1. Khái niệm kế toán tài chính môi trường
Kế toán tài chính môi trường có nhiệm vụ ghi nhận, đo lường và khai báo các tác động môi trường trong báo cáo tài chính. Kế toán tài chính môi trường cung cấp thông tin môi trường kết hợp trong báo cáo tài chính, do đó cũng có đặc điểm giống như kế toán tài chính.
1.4.2. Các yếu tố ảnh hưởng đến kế toán tài chính và báo cáo tài chính về
môi trường
Kế toán tài chính cung cấp thông tin cho các bên có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan với doanh nghiệp. Vì thế, các cơ quan ban hành chuẩn mực và tổ chức có liên quan phải ban hành các quy định và chuẩn mực đểđảm bảo các thông tin được cung cấp đạt được một tiêu chuẩn chất lượng nhất định. Khi lập báo cáo tài chính, kế toán viên phải tuân thủ các chuẩn mực, quy định của quốc gia. Các cơ quan ban hành
Đơn vị tiền tệ Đơn vị vật chất Không tính đến tác động
môi trường
Nội bộ Nội bộ
Bên ngoài Bên ngoài
Kế toán môi trường
Nội bộ Nội bộ
Bên ngoài Bên ngoài Hệ thống kế toán
chuẩn mực quy định và hệ thống các quy định này chính là yếu tố đầu tiên tác động đến kế toán tài chính và kế toán tài chính môi trường.
Bảng dưới đây mô tả các cơ quan ban hành chuẩn mực, quy định, hướng dẫn kế toán ảnh hưởng đến kế toán tài chính môi trường:
Bảng 1.1: Các cơ quan ban hàng chuẩn mực, quy định, hướng dẫn kế toán có ảnh hưởng đến kế toán tài chính môi trường
Cơ quan/tổ chức Quy định, chuẩn mực, hướng dẫn liên quan kế toán tài chính môi
trường Cấp độ Tổ chức
Quốc tế Hội đồng chuẩn mực kế toán quốc tế (IASB)
Chuẩn mực kế toán quốc tế: IAS (trước 2001), Chuẩn mực báo các tài chính quốc tế: IFRS (sau 2001)
Quốc tế
Hội nghị thương mại và phát triển Liên hợp quốc (UNCTAD)
Hướng dẫn thực hành kế toán và báo cáo chi phí và nợ phải trả môi trường (UNCTAD, 2002)
Khu vực
Ví dụ: Ủy ban liên minh Châu Âu (EU)
Chỉ thị 2003/51/EC của nghị viện Châu Âu và hội đồng ngày 18/06/2003 về hệ thống tài khoản hàng năm và tài khoản hợp nhất của một số loại công ty, ngân hàng, tổ chức tài chính khác và cam kết bảo hiểm (IFAC, 2005, trang 10) Quốc gia Các tổ chức ban hành và tác động đến chuẩn mực kế toán ở từng quốc gia. Ví dụ ở Mỹ là Hội đồng chuẩn mực kế toán tài chính (FASB), Ủy ban chứng khoán và hối đoái Mỹ (SEC)
-FASB: Chuẩn mực kế toán tài chính (FAS)
-SEC: Quy định bắt buộc công ty niêm yết giải trình thông tin môi trường kèm báo cáo tài chính (Form 10-K, item 101, 103, 303) (Christine Lee and Chiara Trabucchi, 2008, trang 9-10) Quốc gia Các cơ quan bảo vệ môi trường. Ví dụ ở Nhật là Bộ môi trường Nhật Bản, ở Mỹ là Cơ quan bảo vệ môi trường Mỹ (EPA)
Bộ môi trường Nhật Bản: Hướng dẫn thực hành kế toán môi trường (Ministry of the environment Japan, 2005)
EPA: Giới thiệu kế toán môi trường, một công cụ quản lý (EPA, 1995) Nguồn: tổng hợp từ các hướng dẫn, chuẩn mực, quy định kế toán liên quan đến môi
Nếu xem các chuẩn mực, quy định kế toán tài chính môi trường nói chung là “sản phẩm” thì các cơ quan ban hành chúng có thể gọi là “nhà cung cấp”, và các bên liên quan sử dụng thông tin từ các báo cáo tài chính là “khách hàng” sử dụng thông tin được cung cấp dựa trên “sản phẩm” là các chuẩn mực, quy định. Áp dụng theo Thuyết các bên có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan của Freeman thì các nhóm “khách hàng” luôn tìm cách tác động đến các “nhà cung cấp” để họ ban hành các quy định đáp ứng nhu cầu của mình. Khi nhận thấy các vấn đề môi trường có tác động tài chính đáng kể đến doanh nghiệp, các bên này gây áp lực các cơ quan ban hành quy định và chuẩn mực để họ sửa đổi các quy định hiện tại và bổ sung các chuẩn mực, quy định, hướng dẫn mới. Tương tự như vậy, các cơ quan ban hành luật lệ, chuẩn mực, các tổ chức chuyên nghiệp cũng nhận thấy cần sửa đổi các chuẩn mực, quy định hiện tại, và công bố các hướng dẫn mới để giải thích.
Nói chung kế toán tài chính môi trường chịu chi phối bởi 3 nhóm quy định do các cơ quan sau đây ban hành:
- Các cơ quan ban hành quy định liên quan trực tiếp đến công tác bảo vệ môi trường và ảnh hưởng đến kế toán tài chính môi trường ví dụ như Ủy ban chứng khoán và hối đoái Mỹ (SEC), hay Bộ môi trường ởđa số quốc gia… Các cơ quan này ra các quy định buộc các công ty phải công bố thông tin môi trường kèm theo báo cáo tài chính (ví dụ: SEC), hoặc các điều luật dẫn đến xuất hiện các khoản mục môi trường trên báo cáo tài chính. Ví dụ quy định buộc các công ty khai thác khoáng sản phải phục hồi hiện trạng sau khi khai thác sẽ làm phát sinh khoản nợ phải trả môi trường khi các công ty bắt đầu tiến hành thực hiện khai thác khoáng sản.
- Tổ chức thiết lập chuẩn mực ví dụ như IASB hay FASB: ban hành các chuẩn mực kế toán hướng dẫn cách thức ghi nhận, đo lường và công bố thông tin liên quan các yếu tố môi trường.
- Bên liên quan khác ví dụ như tổ chức kế toán chuyên nghiệp, tổ chức quốc tế: ban hành các hướng dẫn thực hành kế toán môi trường mà các công ty có thể áp dụng.
Trong ba nhóm trên thì nhóm thứ nhất là các quy định, luật lệ mang tính đặc thù của từng quốc gia, hay khu vực, các quy định này có ảnh hưởng đáng kểđến sự phát triển của kế toán tài chính môi trường của quốc gia hay khu vực đó. Trong khi đó nhóm thứ 2 và thứ 3 là những qui định ở phạm vi quốc tế. Hiện nay đang có xu hướng hội tụ các chuẩn mực kế toán và tiến đến dùng chung chuẩn mực kế toán quốc tế do tổ chức IASB ban hành, phần dưới sẽ liệt kê các chuẩn mực kế toán quốc tế liên quan đến môi trường.
Hiện tại vẫn chưa có chuẩn mực kế toán quốc tế hay quốc gia nào dành riêng cho kế toán môi trường. Việc khai báo thông tin kế toán môi trường trên báo cáo tài chính dựa trên các chuẩn mực hiện có. Các chuẩn mực kế toán quốc tế hiện hành liên quan đến môi trường có thể liệt kê bao gồm:
• Khuôn mẫu lý thuyết cho việc lập và trình bày báo cáo tài chính: đưa ra các định nghĩa và điều kiện ghi nhận các yếu tố trên báo cáo tài chính.
• IAS 10 – Sự kiện sau ngày kết thúc kỳ báo cáo: trong đó có nội dung liên quan đến việc công bố các sự kiện liên quan đến các động môi trường sau ngày kết thúc niên độ.
• IAS 16 – Nhà xưởng, máy móc, thiết bị: liên quan đến điều kiện để vốn hóa chi phí môi trường thành tài sản.
• IAS 20 – Kế toán tài trợ chính phủ: liên quan đến việc ghi nhận quyền phát thải là tài sản trong báo cáo tài chính.
• IAS 36 – Tổn thất tài sản: áp dụng khi công ty có tài sản môi trường và bị tổn thất giá trị theo thời gian. Hoặc các tài sản bị tổn thất do ô nhiễm môi trường, tai nạn, mất quyền hợp đồng.
• IAS 37 – Dự phòng, nợ phải trả tiềm tàng, tài sản tiềm tàng: liên quan đến việc lập dự phòng nợ phải trả môi trường, khai báo khoản nợ phải trả môi trường tiềm tàng.
• IAS 38 – Tài sản vô hình: liên quan đến việc ghi nhận và đo lường một số tài sản môi trường như chi phí phát triển hay quyền phát thải.
• IFRS 6 – Thăm dò và đánh giá tài nguyên khoáng sản: liên quan đến hoạt động khai thác tài nguyên (một hoạt động có mối liên quan mật thiết đến môi trường), hướng dẫn ghi nhận nghĩa vụ tháo dỡ và tái định cư sau khi khai thác xong là nợ phải trả môi trường.
• IFRIC 5 – Quyền đối với lãi phát sinh từ phục hồi, chấm dứt hoạt động và quỹ phục hồi môi trường: hướng dẫn chi tiết cách áp dụng IAS 37 liên quan đến khoản đền bù nhận được từ quỹ phục hồi môi trường.
Như vậy, vận dụng theo chuẩn mực kế toán quốc tế, các yếu tố liên quan đến môi trường được trình bày trên báo cáo tài chính là:
- Tài sản để phát triển hoạt động bảo vệ môi trường
- Tài sản hữu hình liên quan thăm dò tài nguyên khoáng sản
- Tài sản vô hình liên quan đến thăm dò tài nguyên khoáng sản
- Tài sản là quyền phát thải
- Nhượng quyền, giấy phép, thương hiệu và các khoản mục tương tự
- Tài sản và nợ phải trả môi trường tiềm tàng
- Tài sản và thu nhập liên quan đến trợ cấp của chính phủ
- Dự phòng nợ phải trả môi trường
- Tiền phạt và thuế liên quan đến môi trường
1.5. Yêu cầu của chuẩn mực kế toán quốc tế liên quan kế toán tài chính môi trường
Hội nghị liên hợp quốc về thương mại và phát triển (UNCTAD) công bố “Hướng dẫn kế toán và báo cáo tài chính đối với chi phí môi trường và nợ phải trả môi trường” (2002). Hướng dẫn này thực chất là sự tổng hợp các chuẩn mực kế toán quốc tế liên quan đến việc ghi nhận và công bố hai yếu tố là chi phí môi trường và nợ phải trả môi trường.
Các khoản mục liên quan đến môi trường được trình bày là chi phí môi trường, tài sản môi trường, nợ phải trả môi trường và các trường hợp liên quan.
Trước tiên đề tài sẽ trình bày các tiêu chuẩn, điều kiện ghi nhận, và phương pháp đo lường giá trị của các khoản mục, sau đó trình bày yêu cầu công bố thông tin liên quan trên các báo cáo tài chính. Nội dung trình bày dựa vào “Hướng dẫn kế toán và báo cáo chi phí và nợ phải trả môi trường” của UNCTAD (2002) và tiền thân của hướng dẫn này là tài liệu “Kế toán và báo cáo tài chính môi trường ở cấp độ công ty” (UNCTAD, 1997), đồng thời cũng tham khảo thêm các chuẩn mực kế toán quốc tế liên quan từng vấn đề cụ thể. Các chuẩn mực kế toán quốc tếđược tham khảo từ tài liệu “Chuẩn mực báo cáo tài chính quốc tế - Phần A” do IASB xuất bản năm 2010 (IASB, 2010a).
1.5.1. Ghi nhận và đo lường 1.5.1.1. Chi phí môi trường