Phân tích đối tượng nghiên cứu

Một phần của tài liệu đánh giá mức độ hài lòng của sinh viên đối với chất lượng dịch vụ xe khách phương trang tại thành phố cần thơ (Trang 29)

Do hạn chế về thời gian nên đề tài tập trung nghiên cứu các khách hàng của công ty xe khách Phương Trang là sinh viên tại khoa kinh tế, trường Đại học Cần Thơ, kết quả thống kê đối tượng nghiên cứu như sau:

Bảng 3.1 – Thông tin chung của đáp viên

Chỉ tiêu Tần số(người) Tỷ lệ (%) Giới tính Nam 41 41 Nữ 59 59 Tổng 100 100 Quê quán Trong Cần Thơ 18 18 Ngoài Cần Thơ 82 82 Tổng 100 100 Thu nhập Từ 1đến 2 triệu 49 49 Từ 2 đến 3 triệu 43 43 Từ 3 đến 4 triệu 7 7 Trên 4 triệu 1 1 Tổng 100 100 Niên khóa Khóa 36 9 9 Khóa 37 38 38 Khóa 38 21 21 Khóa 39 32 32 Tổng 100 100 Hình thức đào tạo Chính qui 90 90 Vừa học vừa làm 3 3 Liên thông 7 7 Tổng 100 100 Nguồn: Số liệu khảo sát thực tế, 2013 3.2.1.1. Gii tính

Qua kết quả khảo sát 100 mẫu phỏng vấn sinh viên sử dụng dịch vụ xe khách chất lượng cao Phương Trang thì có 41% là nam giới và 59% là nữ giới.

Như vậy, trong cơ cấu mẫu khảo sát thì số lượng khách hàng nữ đông hơn so

với khách hàng nam.

3.2.1.2. Quê quán

Như đã biết Cần Thơ là trung tâm của khu vực Đồng bằng sông Cửu Long, nơi có rất nhiều trường đào tạo nên thu hút được nhiều người từ các tỉnh

kết quả thu được chủ yếu là những bạn sinh viên đến từ các tỉnh ngoài Cần Thơ

(chiếm 82%) như An Giang, Đồng Tháp, Bạc Liêu, Sóc Trăng…đây mới đúng

là những đối tượng sẽ có nhu cầu sử dụng dịch vụ vận tải hành khách hơn là nhóm đối tượng có nơi cư trú trong Cần Thơ, chủ yếu là với mục đích về quê

thăm gia đình. Tuy nhiên, qua khảo sát, các đối tượng ở nhóm có hộ khẩu trong Cần Thơ cũng sử dụng dịch vụ xe, vì những bạn này thực tế không ở

ngay trung tâm thành phố mà ở các huyện khác như Cờ Đỏ, Vĩnh Thạnh…Điều này cho thấy xe khách chất lượng cao Phương Trang đa dạng về tuyến đường nên rất thuận lợi cho hành khách khi có nhu cầu sử dụng dịch vụ.

3.2.1.3. Thu nhp

Vì đối tượng phỏng vấn là sinh viên nên mức thu nhập không cao, chủ

yếu là tiền do gia đình gửi hàng tháng, vì thế thu nhập chủ yếu tập trung vào nhóm thu nhập thấp, cụ thể là đến 49% sinh viên được cấp số tiền dùng cho chi tiêu mỗi tháng là từ 1 đến 2 triệu, 43% từ 2 đến 3 triệu. Mức thu nhập từ 3 đến 4 triệu chiếm 7% và trên 4 triệu chiếm 1%, để có được mức thu nhập này, phần lớn là do nguồn thu từ việc làm những công việc bán thời gian của các bạn sinh

viên, nhưng thực tế cũng không loại trừ những bạn có điều kiện kinh tế khá giả

thì số tiền dùng cho chi tiêu hàng tháng ở mức trên 3 triệu là hợp lý.

3.2.1.4. Niên khóa

Vì tác giả chọn phương pháp phỏng vấn mẫu thuận tiện, nên không có sự đồng đều giữa các khóa học, nhưng số liệu cũng có sự phân bốở tất cả các nhóm niên khóa, cụ thể là các bạn sinh viên ở khóa 37 chiếm tỷ lệ cao nhất với 38%. Đây là nhóm sinh viên học năm thứ ba, thời gian học tập ở Cần Thơ khá

lâu nên nhóm này có thể đã được tiếp cận với dịch vụ xe Phương Trang từ rất sớm và họ có thể sẽ nhìn thấy được sự đổi thay qua từng ngày của công ty cũng như có những đánh giá khách quan trong quá trình cung cấp dịch vụ của xe khách Phương Trang. Tiếp theo là các bạn ở khóa mới nhất – khóa 39 chiếm tỉ

lệ cũng khá cao (32%), qua quá trình phỏng vấn được biết các bạn sinh viên này chủ yếu chỉ mới sử dụng dịch vụ xe Phương Trang lần đầu qua lời giới thiệu của mọi người, chứng tỏ công ty đã tạo ra hình ảnh chất lượng trong lòng khách hàng và đây cũng chính là nhóm đối tượng mà công ty cần quan tâm nhiều hơn nữa. Kế đến là khóa 38 với 21%, còn lại là 9% ở khóa 36.

3.2.1.5. Hình thức đào tạo

Dựa vào kết quả ta thấy, đa số đáp viên được phỏng vấn được đào tạo

chính qui với 90%, nhưng cũng có 7% sinh viên thuộc hệ liên thông, và 3% hệ

vừa học vừa làm. Mặc dù có sự chênh lệch giữa các hình thức đào tạo, tuy nhiên con số này thực tế không ảnh hưởng nhiều đến kết quả khảo sát vì đối

Một phần của tài liệu đánh giá mức độ hài lòng của sinh viên đối với chất lượng dịch vụ xe khách phương trang tại thành phố cần thơ (Trang 29)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(63 trang)