Những nhận xét rút ra

Một phần của tài liệu Giải pháp hoàn thiện quản trị nguồn nhân lực tại Công ty Cổ phần Vi cơ điện tử (Trang 53)

Thành công:

Sau hơn 3 năm hoạt động theo mô hình một Công ty cổ phần, công tác quản trị nguồn nhân lực tại Công ty Cổ Phần Vi Cơ Điện Tử cơ bản đã đạt được những thành công đáng kể như sau:

- Công ty đã đào tạo được một lực lượng lao động về cơ bản đáp ứng nhu cầu sản xuất kinh doanh hiện tại.

- Xây dựng được một hệ thống tiền lương, thưởng và phúc lợi theo quy định của pháp luật Việt Nam, với đầy đủ chính sách cho người lao động như tham gia đóng Bảo hiểm xã hội, Bảo hiểm y tế, trang bị bảo hộ lao động ...

- Công tác chuNn bị nguồn nhân lực cho các dự án quan trọng trong tương lai như mở rộng ngành nghề kinh doanh dần dần được chú trọng hơn.

Tn ti:

Bên cạnh những thành công, nhìn chung thì công tác quản trị nguồn nhân lực tại Công ty còn nhiều hạn chế ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất kinh doanh, do đó Công ty cần phải nhận diện và sửa chữa những vấn đề chưa phù hợp trong công tác quản trị nguồn nhân lực như sau:

- Công tác phân tích công việc đã không được Công ty quan tâm thực hiện do vậy việc xác định loại lao động cần thiết cho từng vị trí công việc chưa được rõ ràng, không có tiêu chí cụ thể nên rất khó khăn cho công tác tuyển dụng, bố trí, đánh giá và đào tạo phát triển lao động.

- Việc tuyển dụng của Công ty chưa thật sự khách quan, công tác đánh giá kết quả tuyển dụng chưa được quan tâm đúng mức, sau khi tuyển dụng Công ty chưa tiến hành rà soát, xác định khoảng cách giữa phNm chất, năng lực, tiêu chuNn của nhân viên mới vừa được tuyển dụng với tiêu chuNn của từng công việc.

- Ban giám đốc Công ty chưa xem vấn đề đào tạo và phát triển công nhân viên là một vấn đề có ý nghĩa quyết định đến hiệu quả hoạt động kinh doanh. Chưa quan tâm đến công tác đào tạo bồi dưỡng hàng năm, có xu hướng bằng lòng với chất lượng nguồn nhân lực hiện có đang là rào cản lớn nhất cho việc nâng cao chất lượng nhân sự.

- Đối với công tác bố trí đánh giá, sử dụng nhân viên của Công ty chủ yếu còn mang tính chủ quan và xuất phát từ cảm tính của lãnh đạo. Việc bố trí nhân viên không phù hợp với năng lực sở trường công tác đang là vấn đề cần phải được Công ty quan tâm khắc phục.

- Chế độ tiền lương, thưởng và kỹ luật lao động tại Công ty chưa thực sự có tác động khuyến khích người lao động làm tốt nhiệm vụ theo mục tiêu chung của Công ty. Chính sách phân phối tiền lương của Công ty chưa dựa trên sự đánh giá chính xác mức độ hoàn thành công việc của mỗi người.

Nguyên nhân ca các yếu kém, thách thc:

Công ty chưa nhận thức đầy đủ vai trò quan trọng của nguồn nhân lực trong chiến lược phát triển của Công ty, chưa quan tâm đầu tư chính đáng cho công tác quản trị nhân sự, chưa xây dựng kế hoạch dự báo phát triển nguồn nhân lực trong từng giai đoạn.

Chưa có chính sách đầu tư chính đáng cho người lao động, chính sách tiền lương còn mang nặng tính bình quân, chưa có chính sách rõ ràng về khuyến khích vật chất và tinh thần.

Chưa xây dựng hệ thống chỉ tiêu đánh giá năng lực thực hiện công việc và đánh giá khả năng của từng lao động, đây là những nguyên nhân chính dẫn tới những hạn chế trong công tác quản trị nguồn nhân lực tại Công ty. Bên cạnh đó Công ty cũng chưa xây dựng được mô hình quản trị nhân sự hiện đại nên hiệu quả công tác quản trị nhân sự không cao

- Công tác quản lý chủ yếu theo kinh nghiệm, thiếu tầm chiến lược, chuyên nghiệp và hiện đại, thêm vào đó là tình trạng thiếu cán bộ quản lý giỏi chính là nguyên nhân của những tồn tại nói trên.

TÓM TẮT CHƯƠNG 2

Trong chương này tác giả đã giới thiệu tổng quát về Công ty Cổ Phần Vi Cơ Điện Tử như sơ đồ bộ máy tổ chức, sơ lượt tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh trong những năm gần đây, sau đó tác giả phân tích và đánh giá thực trạng quản trị nguồn nhân lực tại Công ty trên các mặt: Tuyển dụng, bố trí nhân viên, đào tạo và phát triển nhân viên cũng như đánh giá kết quả thực hiện của nhân viên...

Sau khi phân tích và đánh giá thực trạng công tác quản trị nguồn nhân lực của Công ty, tác giả đã chỉ ra những mặt được và chưa được cũng như nguyên nhân của nó, để từ đó tác giả sẽ đưa ra các giải pháp hoàn thiện công tác quản trị nguồn nhân lực tại Công ty Cổ Phần Vi Cơ Điện Tử được tốt hơn, phần này sẽ được trình bày trong Chương 3 của luận văn.

CHƯƠNG 3: GII PHÁP HOÀN THIN QUN TRN NGUN NHÂN LC TI CÔNG TY C PHN VI CƠĐIN T

3.1 Quan điểm và mục tiêu của công tác quản trị nguồn nhân lực tại Công ty Cổ Phần Vi Cơ Điện Tử

3.1.1 Quan điểm

Quan điểm của công tác quản trị nguồn nhân lực là con người không chỉ là yếu tố đầu vào của quá trình sản xuất kinh doanh mà còn là tài sản quý báu của doanh nghiệp. Ngày nay các doanh nghiệp chuyển từ “tiết kiệm chi phí lao động để giảm giá thành”sang không xem lao động là một loại chi phí đơn thuần mà nó là “kinh phí đầu tư vào nguồn nhân lực có sức cạnh tranh cao thông qua lực lượng lao động chất lượng và sẵn lòng với doanh nghiệp, tạo lợi nhuận cao hơn và hiệu quả cho doanh nghiệp”

Quản trị nguồn nhân lực được phát triển trên các nguyên tắc chủ yếu: nhân viên cần được phát triển các năng lực riêng nhằm thoả mãn nhu cầu cá nhân đồng thời tạo ra năng suất lao động, hiệu suất công việc cao hơn, các chính sách, chương trình hành động và quá trình thực tế về quản trị được thiết lập nhằm thoả mãn nhu cầu vật chất của nhân viên, đem lại sự hài lòng cho họ về môi trường làm việc, chế độ tiền lương, điều kiện môi sinh... Từ đó nhà quản trị có thể kích thích nhân viên đóng góp ở mức cao nhất các tri thức và kỹ năng của họ vào công việc.

3.1.2 Mục tiêu phát triển nguồn nhân lực 3.1.2.1 Mục tiêu tổng quát 3.1.2.1 Mục tiêu tổng quát

Với mục tiêu trở thành một trong những nhà sản xuất gia công đóng gói chíp bán dẫn cảm biến áp suất hàng đầu tại Việt Nam và một trong 5 nhà sản xuất hàng đâu Châu Á trong vòng 5 năm tới, công ty Cổ Phần Vi Cơ Điện Tử xác định nguồn nhân lực là một trong các chiến lược quan trọng, nhiệm vụ trọng tâm, hết sức cấp bách để tăng năng suất chất lượng và hiệu quả.

3.1.2.2 Mục tiêu cụ thể

Trên quan điểm quản trị nguồn nhân lực nêu trên, giải pháp hoàn thiện hoạt động quản trị nguồn nhân lực của Công ty nhắm đến các mục tiêu cụ thể sau:

- Hình thành nguồn nhân lực đủ về số lượng và đảm bảo chất lượng theo tiêu chuNn công việc cũng như lộ trình phát triển hoạt động của công ty, có kiến thức chuyên môn, các kỹ năng chuyên ngành và tổng hợp cao, hợp lý về cơ cấu nghiệp vụ để đủ sức đáp ứng cho chiến lược phát triển công ty trong dài hạn.

- Đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của nhân viên, tạo cho nhân viên sự hài lòng, kích thích nhân viên nhiều nhất tại nơi làm việc,... để họ có thể trung thành tận tâm với doanh nghiệp và phát huy tối đa năng lực cá nhân.

- Bên cạnh đó từ các mục tiêu tổng quát sẽ định hướng lâu dài và cụ thể hoá bằng các mục tiêu trong ngắn hạn để có thể thiết lập các chương trình hành động cụ thể:

+ Đối với hoạt động hoạch định nhân sự thì trong thời gian tới phải đảm bảo đủ số lượng cơ cấu và chất lượng cho sự phát triển lâu dài của công ty.

+ Hoàn thiện công tác thực hiện chức năng thu hút nguồn nhân lực với việc xây dựng bảng phân tích công việc, mô tả công việc và bảng tiêu chuNn tất cả các chức danh công việc tại Công ty

+ Xây dựng hệ thống trả lương và thưởng, đánh giá thực hiện công việc theo hướng kích thích nhân viên và hướng về thị trường có tính cạnh tranh với nhu cầu đòi hỏi ngày càng cao của khách hàng

+ Các chương trình phát triển nguồn nhân lực với kế hoạch đào tạo bồi dưỡng nhắm đến mục tiêu trình độ chuyên môn, nghiệp vụ và ngoại ngữ đảm bảo đáp ứng tiêu chuNn công việc và phát triển hoạt động kinh doanh, cũng như chuNn bị lực lượng kế nhiệm ở các vị trí quản lý, đồng thời tạo ra lực lượng thúc đNy sự thay đổi tại Công ty.

3.1.3 Định hướng phát triển của Công ty

Hiện nay Công ty đang hoạt động theo mô hình của một Công ty cổ phần và tập trung thực hiện theo các định hướng phát triển như sau:

- Cải tiến công tác quản lý nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh cũng như sức cạnh tranh của Công ty.

- Trong hoạt động sản xuất kinh doanh Công ty đang cố gắng duy trì các hợp đồng hiện có, đảm bảo chất lượng dịch vụ cung cấp, giữ vững uy tín và khẳng định thương hiệu của Công ty.

- Đang dần tập trung đầu tư phát triển nguồn nhân lực nhằm xây dựng một đội ngũ cán bộ có tính chuyên nghiệp cao trong lĩnh vực đang hoạt động, sử dụng và phát huy có hiệu quả nguồn lực tài chính và con người.

- Tận dụng hết tất cả các cơ hội vượt qua mọi thách thức của tiến trình hội nhập vào nền kinh tế thế giới, đồng thời bảo tồn và phát triển những giá trị tuyền thống bản sắc văn hóa của doanh nghiệp.

3.1.4 Phương hướng đầu tư

Căn cứ vào việc phân tích tình hình thực tế, dự kiến cơ hội và thách thức mà Công ty sẽ đối mặt trong tương lai cũng như định hướng phát triển đã được xác định trước, Công ty đang xây dựng phương án đầu tư phát triển như sau:

- Từng bước hiện đại hóa các trang thiết bị và phương tiện hiện có trong nhà máy hiện tại ở Việt Nam bằng cách thay mới để đáp ứng yêu cầu ngày càng cao về giá thành, chất lượng và dịch vụ từ phía khách hàng.

- Xây dựng thêm một nhà máy mới để đóng gói chip bán dẫn với diện tích 6000 m2 tại KCN Đồng An, Tỉnh Bình Dương, với công suất 60 triệu sản phNm/năm.

3.1.5 Biện pháp thực hiện 3.1.5.1 Công tác tổ chức nhân sự 3.1.5.1 Công tác tổ chức nhân sự

Nâng cao kiến thức và kỹ năng quản trị doanh nghiệp cho lãnh đạo, quản lý các cấp nhằm xây dựng một đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý có đủ năng lực và bản lĩnh giải quyết các vấn đề thực tiễn đặt ra, đào tạo kỹ năng chuyên môn nghiệp vụ cho người lao động, sử dụng có hiệu quả nguồn nhân lực hiện có nhằn tăng năng xuất lao động và nâng cao hiệu quả của doanh nghiệp.

Xây dựng và hoàn thiện một cách toàn diện, đồng bộ hệ thống các chính sách động viên nhân viên nhằm phát huy tối đa năng lực làm việc cá nhân, nhóm người lao động. Đồng thời, thỏa mãn ngày càng cao về vật chất và tinh thần của người lao động và gắn quyền lợi của họ với hiệu quả kinh doanh của Công ty.

Quản trị nguồn nhân lực được phát triển trên các nguyên tắc là nhân viên cần được phát triển các năng lực riêng nhằm thỏa mãn nhu cầu cá nhân đồng thời tạo ra năng suất lao động, hiệu suất công việc cao hơn, các chính sách, chương trình hành động và quá trình thực tế về quản trị được thiết lập nhằm thỏa mãn nhu cầu vật chất và tinh thần của nhân viên, đem lại sự hài lòng cho họ bao gồm môi trường làm việc, không khí lao động, điều kiện môi sinh, trang bị... Từ đó, nhà quản trị có thể kích thích động viên nhân viên đóng góp ở mức cao nhất các tri thức kỹ năng của họ vào công việc.

Để đảm bảo cho quá trình phát triển sản xuất kinh doanh trong thời gian sắp tới, Công ty sẽ tiến hành sắp xếp và cải tiến mô hình tổ chức quản lý nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh, nhân sự là nhân tố chính ảnh hưởng đến kết quả sản xuất kinh doanh. Do đó Công ty sẽ nghiên cứu xây dựng quy chế trả lương, thưởng cho cán bộ công nhân viên để đảm bảo phân phối đúng với năng lực, trình độ và hiệu xuất công tác của từng cán bộ công nhân viên với chức trách được giao.

Chọn lựa cán bộ có đủ tiêu chuNn về trình độ chuyên môn nghiệp vụ, phNm chất đạo đức để xem xét đào tạo nâng cao trình độ chuyên môn để đáp ứng cho đội ngũ cán bộ kế thừa, sẽ tiến hành quy hoạch điều động nguồn nhân lực trong nội bộ Công ty và thực hiện chính sách thu hút nguồn nhân lực. Đảm bảo thực hiện đầy đủ mọi quyền lợi hơp pháp cho người lao động, tạo môi trường và điều kiện làm việc ngày càng tốt hơn cho người lao động cũng như xây dựng văn hóa doanh nghiệp.

3.1.5.2 Chiến lược phát triển

Trong giai đoạn sắp tới Công ty sẽ tập trung thực hiện các nhiệm vụ sau:

- Duy trì, ổn định và mở rộng các lĩnh vực sản xuất kinh doanh mà Công ty đang hoạt động.

- Đào tạo thêm đội ngũ kỹ sư thiết kế để đáp ứng đủ nhu cầu của khách hàng trong lĩnh vực thiết kế chíp bán dẫn.

- Xây dựng đội ngũ bán hàng tại Châu Âu và Châu Á nhằm tăng lượng khách hàng cho Công ty trong những năm sắp tới.

3.1.5.3 Tài chính

Tổng rà soát lại các nguồn vốn để xây dựng kế hoạch sử dụng vốn trong thời gian sắp tới, tăng cường công tác kiểm tra cũng như kiểm soát tình hình quản lý tài chính nhằm cũng cố hoàn thiện bộ máy kế toán để quản lý tốt nguốn vốn của Công ty.

Tiến hành phân tích hoạt động tài chính để báo cáo lãnh đạo về thực trạng tài chính của Công ty, thực hiện tốt tiết kiệm trong quản lý, giám sát chi phí đầu tư trong hoạt động sản xuất kinh doanh nhằm giảm giá thành và tăng tính cạnh tranh trên thị trường.

Tăng cường việc mời gọi, huy động và tiếp nhận nguồn vốn đầu tư trong và ngoài nước, sử dụng hợp lý nguồn vốn được huy động và quản lý chặt chẽ nhằm đảm bảo hiệu quả sử dụng vốn.

Tạo ra một nguồn nhân lực đủ về số lượng, có cơ cấu phù hợp, có trình độ chuyên môn cao, thành thạo kỹ năng, trong sáng về đạo đức, năng động sáng tạo và văn minh trong giao tiếp, ứng xử, đáp ứng ngày càng cao các yêu cầu phát triển của doanh nghiệp cũng như đáp ứng ngày càng cao về chất lượng của nhân viên, tạo cho nhân viên sự hài lòng, kích thích động viên nhân viên tại nơi làm việc, để họ có thể trung thành tận tâm với doanh nghiệp và phát huy tối đa năng lực cá nhân.

3.2 Một số giải pháp hoàn thiện quản trị nguồn nhân lực

Nguồn nhân lực cần được coi là tài sản quý giá của Công ty, cần được đầu tư, phát triển nhằm mang lại sự thỏa mãn cá nhân đồng thời đóng góp nhiều nhất cho tổ chức, khi nguồn nhân lực được đầu tư thỏa đáng, họ sẽ có những cơ hội phát triển những khả năng cá nhân tiềm tàng, yên tâm gắn bó với doanh nghiệp và đóng góp nhiều nhất cho doanh nghiệp, thực tế đã chứng minh rằng việc đầu tư vào nguồn nhân lực mang lại hiệu quả cao hơn nhiều so với việc đầu tư của quá trình kinh doanh của doanh nghiệp.

Các giải pháp hoàn thiện quản trị nguồn nhân lực của Công ty cổ Phần Vi Cơ Điện Tử gồm có hai giải pháp:

Một phần của tài liệu Giải pháp hoàn thiện quản trị nguồn nhân lực tại Công ty Cổ phần Vi cơ điện tử (Trang 53)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(109 trang)