Tình hình hoạt động kinh doanh của Công ty

Một phần của tài liệu Giải pháp hoàn thiện quản trị nguồn nhân lực tại Công ty Cổ phần Vi cơ điện tử (Trang 31)

- Cung cp dnh vụđóng gói chíp bán dn:

Đây là ngành nghề chủ lực mang lại phần lớn doanh thu cho Công ty, trong những năm qua Công ty đã nhận sản xuất gia công cho một số khách hàng lớn trên thế giới như All Sensors, AV Sensors, General Electric, ...

- Cung cp dch v thiết kế chíp bán dn cm biến áp sut

Với đội ngũ kỹ sư trẻ tốt nghiệp từ các trường các Trường đại học Bách Khoa TP. HCM và Đại Học Sư phạm kỹ thuật TP. HCM đã được đào tạo chuyên môn bởi các chuyên gia đến từ Mỹ nên hiện nay Công ty có một đội ngũ kỹ sư lành nghề đáp ứng đủ nhu cầu về số lượng và chất lượng cho một số khách hàng hiện tại của Công ty. Hiện nay Công ty đang thiết kế gia công cho hai khách hàng là All Sensors và AV Sensors với 130 sản phNm/năm

- Cung cp dch v k thut ct tm bán dn:

Đây cũng là một lĩnh vực tương đối mới mẽ đối với Việt Nam cũng như các kỹ sư của Công ty, hiện tại thì Công ty đã trang bị được hai máy cắt wafer hiện đại được nhập khNu từ Nhật Bản với công suất 3000 tấm bán dẫn/năm, đủ để đáp ứng như cầu hiện tại cũng như trong tương lai khi khách hàng có nhu cầu mở rộng quy mô sản xuất.

2.1.3.2 Kết quả kinh doanh

Kết quả và tình hình sản xuất kinh doanh của Công ty được thể hiện qua các số liệu thống kê sau:

Bảng 2.1: Kết quả kinh doanh của Công ty từ 2008 – 2010

Đơn v tính: 1.000 USD

Năm Doanh thu (USD) Chi Phí (USD) Lơi Nhun (USD)

2008 6.496 5.824 0.673

2009 9.038 5.020 4.018

2010 16.141 9.362 6.780

2011 (*) 21.018 11.860 9.158

(*) Kế hoạch cho năm 2011

Ngun: Báo cáo tài chính ca Công ty c phn Vi CơĐin T

Nhìn vào bảng kết quả kinh doanh chúng ta thấy doanh thu và lợi nhuận của Công ty tăng đều qua các năm từ 2008 đến 2010, mặc dù tình hình kinh tế thế giới trong các năm qua có nhiều biến động tiêu cực và sự cạnh tranh ngày càng gay gắt của thị trường nhưng doanh thu và lợi nhuận của Công ty vẫn tăng mạnh, điều này cho thấy tính khả thi và hiệu quả đầu tư trong lĩnh vực đang hoạt động, đây là điểm mạnh của Công ty cần được phát huy hơn nữa.

Trong thời gian tới Công ty nên có những biện pháp điều chỉnh phù hợp để ứng phó kịp thời các biến động của thị trường thế giới trong lĩnh vực này nhằm đạt được mục tiêu đề ra trong năm 2011 cũng như những năm sắp tới.

2.1.4 Vị thế của Công ty trong lĩnh vực Vi Cơ Điện Tử

Tính đến thời điểm hiện tại thì Công ty cổ phần Vi Cơ Điện Tử là Công ty đầu tiên và duy nhất đầu tư sản xuất gia công sản phảm về công nghệ MEMS (Vi Cơ Điện Tử) tại Việt Nam, do đó Công ty đã gặp rất nhiều khó khăn nguồn nhân lực. Tuy nhiên trong thời gian đầu mới thành lập vào năm 2007 Công ty đã mạnh dạng đầu tư trang thiết bị, máy móc cũng như thuê các chuyên gia từ Mỹ về để đào tạo đội ngũ kỹ sư trẻ của Công ty tại Việt Năm, bên cạnh đó Công ty đã thuê các kỹ sư có kinh nghiệm từ nước ngoài sang làm việc tại nhà máy để dẫn dắt đội ngũ nhân viên Việt Nam cũng như hỗ trợ cho quá trình sản xuất trong thời gian 2 năm đầu. Bắt đầu từ tháng 1 năm 2008 Công ty đã chính thức đi vào hoạt động sản xuất, cho đến nay Công ty đã đáp

ứng được các yêu cầu cao về mặt kỹ thuật đối với các khách hàng lớn tại Mỹ như AV Sensors và All Sensors. Hiện nay những khách hàng này đang yêu cầu mở rộng quy mô sản xuất để tăng công suất lên 1.5 lần và Công ty cũng đang lên kế hoạch để tiến hành triển khai thực hiện dự án này vào đầu năm 2012.

Tuy nhiên, với doanh thu hiện nay của Công ty chỉ chiếm một phần rất nhỏ so với nhu cầu của thị trường thế giới (1.64 tỷ đô la Mỹ trong năm 2010), và theo dự đoán thì nhu cầu này còn sẽ tăng lên rất cao trong năm 2011 cũng như những năm săp tới. Hiện nay Công ty đang gấp rút chuNn bị ngân sách cũng như nguồn lực để phát triển sản xuất đáp ứng nhu cầu của khách hàng trong tương lai.

Bảng 2.2: Bảng dự báo nhu cầu của thị trường ngành Mems

Ngun: Báo cáo ca t chc HIS Isuppli Forecast,(tháng 8 năm 2011) [13]

2.2 Đặc điểm nguồn nhân lực tại Công ty Cổ Phần Vi Cơ Điện Tử

Theo số liệu thống kê của phòng nhân sự Công ty thì trong năm 2008, hợp đồng lao động không xác định thời hạn là 0% (do thời gian đầu mới thành lập), năm 2009 là 3.2% và tỷ lệ này được tăng lên đáng kể trong năm 2010 là 29.2%, đều này cho thấy

Công ty cũng đã quan tâm đến chiến lược phát triển nhân sự nhằm phục vụ cho mục tiêu phát triển sản xuất lâu dài của Công ty.

Bảng 2.3: Phân loại lao động theo hợp đồng (2008 – 2010)

CHỈ TIÊU 2008 2009 2010 Số lượng (nhân viên) Tỷ lệ (%) Số lượng (nhân viên) Tỷ lệ (%) Số lượng (nhân viên) Tỷ lệ (%) HĐLĐ không xác định thời hạn 0 0.0% 5 3.2% 75 29.2% HĐLĐ xác định thời hạn 126 96.2% 136 88.3% 156 60.7% HĐLĐ thời vụ 5 3.8% 13 8.4% 26 10.1% Tổng số lao động 131 100.0% 154 100.0% 257 100.0% Ngun: Phòng T chc – Hành chính Công ty c phn Vi CơĐin TNhn xét:

Theo số liệu thống kê của phòng nhân sự Công ty thì trong năm 2008, hợp đồng lao động không xác định thời hạn là 0% (do thời gian đầu mới thành lập), năm 2009 là 3.2% và tỷ lệ này được tăng lên đáng kể trong năm 2010 là 29.2%, đều này cho thấy Công ty cũng đã quan tâm đến chiến lược phát triển nhân sự nhằm phục vụ cho mục tiêu phát triển sản xuất lâu dài của Công ty. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Trong năm 2008, khi mới vừa thành lập Công ty đã tiến hành ký hợp đồng xác định thời hạn cho hầu hết tất cả các nhân viên với tỷ lệ 96.2% và đến năm 2010 tỷ lệ này giảm xuống còn 60.7% do tổng số hợp đồng không xác định tăng lên 29,2%.

Tổng số hợp đồng thời vụ của Công ty tăng lên qua các năm: 3.8% (năm 2008), 8.4% (năm 2009), 10.1% (năm 2010), đều này chứng tỏ nhu cầu về lao động giản đơn tại Công ty ngày càng tăng.

Bảng 2.4: Lao động trực tiếp và lao động gián tiếp (2008 – 2010)

Ngun: Phòng T chc – Hành chính Công ty c phn Vi CơĐin T

Nhn xét:

Về cơ cấu lao động theo nghiệp vụ: Năm 2010 số lượng lao động công nhân, nhân viên kỹ thuật trực tiếp chiếm đại đa số 67.3% vì Công ty cổ phần Vi Cơ Điện Tử là một Công ty chuyển sản xuất gia công các mặt hàng điện tử nên lực lượng này là những người trực tiếp tham gia các công đoạn lắp ráp thành phNm cũng như vận hành

CHỈ TIÊU 2008 2009 2010 Số lượng (nhân viên) Tỷ lệ (%) Số lượng (nhân viên) Tỷ lệ (%) Số lượng (nhân viên) Tỷ lệ (%) 1. LAO ĐỘNG GIÁN TIẾP 11 8.4% 11 7.1% 19 7.4% 1.1 Chuyên viên cấp cao 3 2.3% 3 1.9% 4 1.6% 1.2 Quản lý chuyên

viên chưc năng 8 6.1% 8 5.2% 15 5.8%

2. LAO ĐỘNG TRỰC

TIẾP 120 91.6% 143 92.9% 238 92.6%

2.1 Nhân viên thừa

hành 20 15.3% 26 16.9% 32 12.5%

2.2 Công nhân, nhân

viên kỹ thuật trực tiếp 84 64.1% 95 61.7% 173 67.3% 2.3 Nhân viên lao

động phổ thông 16 12.2% 22 14.3% 33 12.8%

các thiết bị máy móc trong nhà máy. Lao động quản lý chuyên viên chức năng về số lượng có tăng qua các năm nhưng rất chậm do công tác hoạch định chưa được thực hiện chuNn xác, năm 2008: 8 nhân viên (6.1%), năm 2009: 8 nhân viên (5.2%), năm 2010: 15 nhân viên (5.8%).

Bảng 2.5: Phân tích cơ cấu theo độ tuổi lao động (năm 2010)

STT ĐỘ TUỔI SỐ NHÂN VIÊN TỶ LỆ (%) 1 Dưới 30 122 43.35% 2 Từ 30 đến 44 123 51.57% 3 Từ 45 đến 54 9 3.50% 4 Từ 55 trở lên 3 1.10% Tổng cộng 257 100% Ngun: Phòng T chc – Hành chính Công ty c phn Vi CơĐin TNhn xét:

Theo số liệu thống kê đến tháng 12 năm 2010 về cơ cấu lao động theo độ tuổi thì: Dưới 30 tuổi có 122 người (chiếm tỷ lệ 43.35%), từ 30 đến 44 tuổi thì có 129 người (chiếm tỷ lệ 51.57%), từ 45 đến 54 tuổi có 9 người (chiếm tỷ lệ 3.5%), trên 55 tuổi chì có 3 người (chiếm tỷ lệ 1.1%). Nhìn chung thì hầu hết số lao động tại Công ty đều có độ tuổi dưới 44 tuổi, đây là lực lượng lao động đang ở độ tuổi có khả năng cống hiến tốt nhất trong việc xây dựng và phát triển Công ty.

Bảng 2.6: Phân tích cơ cấu lao động theo trình độ đào tạo

Ngun: Phòng T chc – Hành chính Công ty c phn Vi CơĐin T

Nhn xét:

Về cơ cấu lao động theo trình độ chuyên môn nghiệp vụ, tính đến năm 2010 thì toàn Công ty có 51 nhân viên có trình độ từ cao đẳng đại học trở lên, 42 nhân viên trung cấp (16.3%), 131 nhân viên sơ cấp qua học nghề (51%) và lao động chua qua đào tạo là 33 nhân viên (12.8%).

Thống kê tình hình lực lượng lao động thông qua trình độ chuyên môn nghiệp vụ cho thấy: trình độ cao đẳng, đại học trở lên chiếm tỷ lệ 19.8% , (51 nhân viên) đối với một Công ty hoạt động trong lĩnh vực công nghệ cao thì tỷ lệ này là chưa cao sau thời gian hơn 3 năm thực hiện, đây cũng là lực lượng nồng cốt vì vậy Công ty cần phải chú trọng đầu tư đào tạo cho lực lương này.

Lực lượng lao động có trình độ sơ cấp – qua học nghề chiếm tỷ lệ cao nhất trong các năm từ 2008 đến 2010, lực lương này cũng cần được chú trọng đào để liên tục nâng cao tay nghề, riêng bản thân họ cũng phải tự ý học hỏi, trang bị thêm kiến thức kỹ năng cho chính mình. CHỈ TIÊU 2008 2009 2010 Số lượng (nhân viên) Tỷ lệ (%) Số lượng (nhân viên) Tỷ lệ (%) Số lượng (nhân viên) Tỷ lệ (%)

Cao đẳng, Đại học trở lên 31 23.7% 37 24.0% 51 19.8%

Trung cấp 28 21.4% 34 22.1% 42 16.3%

Sơ cấp, qua học nghề 56 42.7% 61 39.6% 131 51.0% Lao động chưa qua đào tạo 16 12.2% 22 14.3% 33 12.8%

Bng 2.7: Trình độđào to ngoi ng (năm 2008 – 2010) CHỈ TIÊU 2008 2009 2010 Số lượng (nhân viên) Tỷ lệ (%) Số lượng (nhân viên) Tỷ lệ (%) Số lượng (nhân viên) Tỷ lệ (%) Trình độ C (tương đương C) 16 12.2% 16 10.4% 21 8.2% Trình độ B (tương đương B) 32 24.4% 28 18.2% 45 17.5% Trình độ A (tương đương A) 15 11.5% 12 7.8% 18 7.0%

Ngọai ngữ giao tiếp 5 3.8% 13 8.4% 9 3.5% (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Không biết ngoại ngữ 63 48.1% 85 55.2% 164 63.8%

Tổng số lao động 131 100% 154 100% 257 100%

Ngun: Phòng T chc – Hành chính Công ty c phn Vi CơĐin T

Nhn xét:

Về trình độ ngoại ngữ: năm 2008 thì toàn Công ty chỉ có 16 nhân viên đạt trình độ C Tiếng Anh trở lên (hoặc tương đương C) (chiếm 12.2%) con số này không tăng trong năm 2009 và tăng nhẹ trong năm 2010 (21 nhân viên). những người có trình độ C hầu hết là các Trưởng phòng ban trong Công ty. Nhìn chung trong toàn Công ty thì số lượng nhân viên không biết ngoại ngữ chiếm tỷ lệ khá cao (năm 2010 là 63.8%), các nhân viên này chủ yếu tập trung vào các vị trí công nhân kỹ thuật và lắp ráp của nhà máy, do đó đây cũng là một trong những khó khăn lớn của Công ty bởi vì tất cả các khách hàng của Công ty đều ở nước ngoài nên các tài liệu, tiêu chuNn kỹ thuật nhận từ khách hàng đều được xây dựng bằng tiếng Anh.

2.3 Đánh giá hiện trạng quản trị nguồn nhân lực tại Công ty Cổ Phần Vi Cơ Điện Tử Điện Tử

2.3.1Các nhân tố ảnh hưởng đến quản trị nguồn nhân lực tại Công ty Cổ Phần Vi Cơ Điện Tử Vi Cơ Điện Tử

2.3.1.1 Ảnh hưởng của môi trường vĩ mô

Môi trường vĩ mô bao gồm các nhân tố nằm bên ngoài doanh nghiệp, tạo ra các cơ hội và nguy cơ đối với doanh nghiệp. Đối với quản trị nguồn nhân lực trong doanh nghiệp thì các nhân tố này chủ yếu là khung cảnh kinh tế của Việt Nam, khoa học kỹ thuật, văn hóa xã hội, dân số và lực lượng lao động.

Khung cnh kinh tế Vit Nam: Trong giai đoạn kinh tế suy thoái hoặc kinh tế bất ổn có chiều hướng đi xuống thì các doanh nghiệp sẽ không có việc làm hoặc phá sản dẫn đến người lao động mất việc làm, trong tình hình đó doanh nghiệp một mặt phải duy trì lực lượng lao động có tay nghề, một mặt phải giảm chi phí lao động bằng cách giảm lương, do vậy doanh nghiệp phải quyết định giảm giờ làm việc, cho nhân viên tạm nghỉ hoặc giảm phúc lợi.

Khoa hc- k thut: Các nhà quản trị phải đào tạo nhân viên của mình theo kịp với đà phát triển của Khoa học - Kỹ thuật, do đó Công ty phải đào tạo lại lực lượng lao động của mình. Sự thay đổi về Khoa học - Kỹ thuật đồng nghĩa với việc cần ít người hơn nhưng vẫn phải đảm bảo đúng tiến độ công việc và có chất lượng tốt hơn, do vậy nhà quản trị phải sắp xếp lại lao động dư thừa.

Văn hóa xã hi: Nước ta được chia làm 3 miền và đa phần người lao động không phải là dân địa phương mà đến từ Miền Bắc và Miền Trung, trong khi nhà máy của Công ty cổ phần Vi Cơ Điện Tử đặt tại Tỉnh Bình Dương, do đó để các thành viên trong Công ty hòa nhập vào trong một tổ chức cũng gặp rất nhiều khó khăn, dẫn đến bầu không khí văn hóa của Công ty cũng không được năng động.

Dân s, lc lượng lao động: Đất nước ta có tỷ lệ dân số phát triển nhanh và lực lượng lao động trẻ đáp ứng đủ nhu cầu phát triển đất nước, do đó Công ty có nhiều cơ hội lựa chọn để đào tạo trở thành lực lượng lao động có chất lượng cao cho Công ty.

2.3.1.2 Ảnh hưởng của môi trường vi mô:

Các nhân tố chủ yếu thuộc môi trường vi mô trong quản trị nguồn nhân lực là vấn đề cạnh tranh thu hút nguồn nhân lực của doanh nghiệp và cơ cấu tồ chức của Công ty.

Đối th cnh tranh: trong những năm gần đây cạnh tranh thu hút nguồn nhân lực của các doanh nghiêp trong cùng ngành tác động mạnh đến số lượng và chất lượng của Công ty, đặc biệt là nguồn nhân lực chất lượng cao. Bên cạnh đó nguồn nhân lực là cốt lõi của quản trị và là nguồn tài nguyên quý giá nhất của doanh nghiệp vì vậy công việc giữ gìn, duy trì và phát triển là nhiệm vụ trọng tâm hàng đầu. Để thực hiện điều này Công ty phải có chính sách nhân sự phù hợp, phải biết lãnh đạo, động viên nhân viên, khen thưởng hợp lý tạo ra bầu không khí gắn bó trong doanh nghiệp. Ngoài ra Công ty còn phải có chế độ lương thưởng phù hợp đủ để giữ nhân viên làm việc với mình, luôn cải thiện môi trường làm việc và cải thiện chế độ phúc lợi của Công ty, nếu Công ty không thực hiện được những vấn đề trên thì rất dễ bị Công ty đối thủ cạnh tranh lôi kéo những người có trình độ, và Công ty sẽ mất nhân tài.

Cơ cu t chc Công ty: Cơ cấu tổ chức Công ty quy định cách thức quản trị nguồn nhân lực tại Công ty, tuy nhiên dù thiết kế được một cơ cấu tổ chức tối ưu mà không biết cách tuyển chọn những con người phù hợp, trao nhiệm vụ và quyền hạn cho họ để thực hiện công việc hoặc là không biết cách để kích thích, động viên nhân viên thì cũng không đạt được các mục tiêu như mong muốn. Khi một cơ cấu tổ chức thay đổi tăng hoặc giảm cấp bậc, mở rộng hoặc thu hẹp các chức năng, gia tăng quyền hạn hay thu bớt quyền hạn thì công tác quản trị nguồn nhân lực cũng phải thay đổi.

Bu không khí – văn hóa doanh nghip: Là hệ thống các giá trị, các niềm tin và các thói quen được chia sẽ trong phạm vi một tổ chức, tác động vào cấu trúc chính quy

Một phần của tài liệu Giải pháp hoàn thiện quản trị nguồn nhân lực tại Công ty Cổ phần Vi cơ điện tử (Trang 31)