Trung Quốc 2 9-

Một phần của tài liệu một số giải pháp nhằm ổn định và phát triển kinh tế nông hộ bị thu hồi đất trong quá trình phát triển khu công nghiệp tại thị xã sông công, tỉnh thái nguyên (Trang 31)

5. Kết cấu của luận văn 4-

1.6.1. Trung Quốc 2 9-

Ở Trung Quốc, đất đai thuộc chế độ công hữu, gồm sở hữu toàn dân và sở hữu tập thể. Đất đai ở khu vực thành thị và đất xây dựng thuộc sở hữu Nhà nước, đất ở khu vực nông thôn và đất nông nghiệp thuộc sở hữu tập thể nông dân lao động. Theo quy định của Luật Đất đai Trung Quốc năm 1998, đất đai thuộc sở hữu nhà nước dược giao cho các tổ chức, cá nhân sử dụng theo các hình thức giao đất không thu tiền sử dụng đất (cấp đất), giao đất có thu tiền sử dụng đất (xuất nhượng đất) và cho thuê đất.

Đất thuộc diện được cấp bao gồm đất sử dụng cho các cơ quan nhà nước, phục vụ mục đích công cộng, xây dựng cơ sở hạ tầng và phục vụ cho mục đích quốc phòng, an ninh. Đất sử dụng vào mục đích sản xuất kinh doanh thì được Nhà nước giao đất theo hình thức xuất nhượng hoặc cho thuê đất.

Trung Quốc là một nước đông dân nhất trên thế giới với trên 1,3 tỷ người nhưng gần 70% dân số ở khu vực nông thôn. Hàng năm Trung Quốc có đến 10 triệu lao động đến độ tuổi tham gia lực lượng lao động xã hội nên yêu cầu giải quyết việc làm trở nên gay gắt. Trước đòi hỏi cấp bách thực tế, ngay từ năm 1978 sau khi cải cách mở cửa nền kinh tế, Trung Quốc thực hiện phương châm “Ly nông bất ly hương, nhập xưởng bất nhập thành” thông qua chính sách khuyến khích phát triển mạnh mẽ công nghiệp Hưng Trấn nhằm phát triển và đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế và phân công lại lao động ở nông thôn, rút ngắn khoảng cách nông thôn và thành thị. Coi việc phát triển công nghiệp nông thôn là con đường giải quyết việc làm và nâng cao đời sống của người dân.

Từ năm 1978 đến năm 1991, Trung Quốc có tới 19 triệu xí nghiệp Hưng Trấn, thu hút 96 triệu lao động bằng 13,8% lực lượng lao động nông thôn, tạo ra tổng giá trị sản lượng 1.162 tỷ NDT chiếm 1/4 GDP của cả nước. Nhờ phát triển

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

công nghiệp nông thôn mà tỷ trọng lao động nông nghiệp đã giảm từ 70% năm 1978 xuống 50% năm 1991. Bình quân trong 10 năm từ năm 1980 đến 1990 mỗi năm các xí nghiệp Hưng Trấn của Trung Quốc thu hút khoảng 12 triệu lao động dư thừa từ nông nghiệp. Từ thực tiễn phát triển công nghiệp nông thôn, giải quyết việc làm ở nông thôn Trung Quốc có thể rút ra bài học kinh nghiệm:

- Trung Quốc đã thực hiện chính sách đa dạng hóa và chuyên môn hóa sản xuất kinh doanh, chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn, khuyến khích nông dân đầu tư dài hạn phát triển sản xuất nông nghiệp và mở mang các hoạt động phi nông nghiệp. Đây là nhân tố quan trọng nhất tạo nên tốc độ tăng trưởng kinh tế thu hút lao động và các hoạt động phi nông nghiệp khác ở nông thôn.

- Nhà nước tăng giá thu mua nông sản một cách hợp lý, giảm giá cánh kéo giữa hàng nông nghiệp và hàng công nghiệp, khuyến khích phát triển sản xuất, đa dạng hóa theo hướng sản xuất những sản phẩm có giá trị kinh tế cao, phù hợp với yêu cầu thị trường, điều đó tác động đến thu nhập trong khu vực nông thôn.

- Tạo môi trường thuận lợi để công nghiệp phát triển vào giai đoạn đầu của quá trình phát triển KCN-HĐH nông thôn, nhà nước thực hiện bảo hộ sản xuất hàng hóa trong nước, qua đó tạo sân chơi bình đẳng cho các doanh nghiệp nông thôn.

- Thiết lập một hệ thống cung cấp tài chính có hiệu quả cho doanh nghiệp nông thôn, giảm chi phí giao dịch để huy động vốn cho công nghiệp nông thôn.

- Duy trì và mở rộng mối quan hệ hai chiều giữa doanh nghiệp nhà nước và doanh nghiệp nông thôn.

Như vậy Trung Quốc đã thành công trong giải quyết việc làm cho lao động nông thôn, bằng việc mở hàng loạt các xí nghiệp Hưng Trấn sử dụng lao động nông thôn, đồng thời kết hợp với các chính sách vĩ mô của nhà nước. Đây là một trong những kinh nghiệm quý báu có thể áp dụng vào Việt Nam để tạo việc làm, tăng thu nhập cho người dân.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Một phần của tài liệu một số giải pháp nhằm ổn định và phát triển kinh tế nông hộ bị thu hồi đất trong quá trình phát triển khu công nghiệp tại thị xã sông công, tỉnh thái nguyên (Trang 31)