5. Kết cấu của luận văn 4-
2.2.2 Đánh giá mức độ chuyển dịch cơ cấu kinh tế trên địa bàn thị xã Sông Công
Sông Công trong những năm qua.
Nếu tăng tổng sản phẩm trong nước (GDP) phản ánh động thái tăng trưởng thì chuyển dịch cơ cấu kinh tế phản ánh chất lượng tăng trưởng. Về mặt lý thuyết việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế của một khu vực vừa là chỉ tiêu đánh giá chất lượng tăng trưởng vừa phản ánh bản chất của quá trình phát triển KCN.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
Năm GDP
Tỷ trọng (%)
Nông nghiệp Công nghiệp Dịch vụ
1985 100,00 45,00 40,00 15,00 2000 100,00 9,15 52,94 37,91 2001 100,00 9,94 52,05 38,60 2002 100,00 8,15 53,65 38,20 2003 100,00 8,00 53,95 38,05 2004 100,00 7,86 54,21 37,93 2005 100,00 7,65 60,35 32,00 2006 100,00 7,47 67,78 24,76 2007 100,00 7,59 69,49 22,92 2008 100,00 5,60 76,83 17,57 2009 100,00 4,93 77,38 17,69 2010 100,00 4,32 78,26 17,42
(Nguồn: Phòng thống kê thị xã Sông Công và tính toán của tác giả)
Các cách tiếp cận gần đây chỉ ra quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế chủ yếu thể hiện ở sự thay đổi giữa vốn và lao động mà đặc biệt là việc tăng tỷ trọng vốn, công nghệ cao và giảm tỷ trọng lao động giản đơn, đó là chuyển dịch theo chiều sâu và để có sự chuyển dịch đó, cần đầu tư nhiều hơn vào vốn và công nghệ hơn là hàng hóa sử dụng nhiều lao động giản đơn hoặc tài nguyên thiên nhiên. Trên thực tế ở nước ta thì chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo chiều sâu cần cả một quá trình, vì chúng ta có một nền kinh tế với xuất phát điểm thấp, và hiện tại chúng ta đang dựa vào vốn và công nghệ của nước ngoài để chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo chiều rộng để tranh thủ khoa học công nghệ của nước ngoài, thoạt nhìn chúng ta có thể nhầm lẫn là đang chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo chiều sâu. Điều đó đúng với cả quốc gia, khu vực và một vùng lãnh thổ.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
Cơ cấu kinh tế của thị xã Sông Công giai đoạn 1985-2010 ở bảng 2.6 chuyển dịch không đồng đều, giai đoạn 1985-2000 chuyển dịch lớn nhất, điều đó cho thấy từ khi thành lập thị xã Sông Công đến năm 1999 khi có quyết định thành lập KCN Sông Công thì cơ cấu kinh tế đã thay đổi rõ rệt, điều đó cho chúng ta thấy vai trò quyết định của quá trình phát triển KCN trong quá trình phát triển kinh tế địa phương. Các năm 2001-2010 chuyển dịch trung bình thấp, đây là một điều kiện thuận lợi để kinh tế thị xã phát triển sâu hơn trong quá trình phát triển KCN.
2.3. Thực trạng kinh tế nông hộ dƣới tác động của quá trình phát triển KCN.
2.3.1 Thực trạng chung
Qua bảng số 2.7 ta thấy rằng số nông hộ của thị xã tăng lên trong giai đoạn 2006-2010 bình quân là 5,35%, điều này là một nghịch lý khi mà thị xã đang trong quá trình phát triển KCN mạnh mẽ, số diện tích đất nông nghiệp bị thu hồi tăng lên nhưng đó là thực tế bởi vì cùng với sự gia tăng dân số chung thì các gia đình trẻ mới xây dựng thường muốn ra riêng và phần lớn các nông hộ của thị xã nằm ở các xã nằm tách biệt với thị xã qua con sông Công, trong khu vực đó không có KCN mà đa số là các hộ thuần nông. Đây cũng vừa là cơ hội nhưng cũng là thách thức đối với việc phát triển mạnh mẽ kinh tế nông hộ của thị xã, bởi vì diện tích đất canh tác của hộ ngày càng giảm, giai đoạn 2006-2010 giảm trung bình là 5,72%.
Bảng số 2.7: Một số chỉ tiêu chung của nông hộ trên địa bàn thị xã
Chỉ tiêu Đơn vị 2006 2008 2010 So sánh 2008/2006 (%) 2010/2008 (%) BQ (%) Số nông hộ Hộ 6.540 6.850 7.258 104,74 105,96 105,35 Lao động nông nghiệp Người 11.664 11.456 9.424 98,22 82,26 90,24
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
Diện tích đất canh
tác của nông hộ m2 1.350 1.266 1.200 93,78 94,79 94,28
Tỷ lệ thời gian lao
động của hộ % 75 78 79 104,00 101,28 102,64
Thu nhập bình quân của nông hộ
Tr.đ/hộ
/năm 4,14 8,66 11,46 209,07 132,24 170,66
(Nguồn: Ủy ban nhân dân thị xã Sông Công)
Cùng với sự tăng trưởng kinh tế mạnh mẽ của thị xã thì thu nhập trung bình/năm của hộ cũng tăng lên, mức tăng khá cao trong giai đoạn 2006-2008, trong giai đoạn này thu nhập của hộ tăng lên 109,07% (năm 2006 là 4,14 triệu đồng, năm 2008 là 8,66 triệu đồng) nhưng đến giai đoạn 2008-2010 (năm 2010 là 11,46 triệu đồng) thì con số này lại giảm đi, có nhiều nguyên nhân để giải thích vấn đề này nhưng nguyên nhân chính vẫn là do khủng hoảng kinh tế và mùa màng và chăn nuôi gặp nhiều khó khăn, nếu như giai đoạn 2008-2010 thu nhập của hộ tăng lên 32,24% thì gần như thu nhập thực tế cũng không tăng lên đáng kể bởi vì khi đó lạm phát của nước ta là khá cao. Dường như với tốc độ tăng trưởng cao của kinh tế thì áp lực lên kinh tế hộ cũng rõ rệt qua tỷ lệ thời gian lao động của nông dân tăng trung bình là 2,64% trong giai đoạn này do hộ phải có nhiều khoản chi tiêu hơn cho nên họ phải làm việc nhiều hơn, bên cạnh đó việc xây dựng KCN cũng tạo cho họ nhiều việc làm và nhiều cơ hội kiếm tiền hơn.
Một trong những tác động rõ rệt của CNH đến nông hộ, đó là số lao động làm nông nghiệp của thị xã giảm đi trung bình là 9,76% trong giai đoạn 2006- 2010, bởi vì ngày càng có nhiều việc làm hơn cho lao động nông nghiệp lựa chọn, từ đi làm thuê, chạy xe ôm, bán chà đá,…(xem hộp 2.1)
Hộp 2.1: Cơ hội việc làm
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
nữa mà cho người khác mượn hết, các con thì đi học, sáng đưa vợ ra cổng khu công nghiệp bán nước chè, rồi em đi chạy xe ôm, thu nhập cũng khá hơn làm ruộng”.
(Anh Thành, xã Vinh Sơn, chạy xe ôm ở ngã ba KCN cho biết).
Nhận xét: Việc xây dựng KCN đã tạo cho nông hộ nhiều cơ hội việc làm và tạo ra nhu nhập cao hơn cho nông hộ qua bảng phân tích trên chúng ta thấy rõ điều này, tuy nhiên bên cạnh đó có phần góp thêm của lạm phát do giá cả thị trường tăng lên trong thời gian vừa rồi. Qua bảng phân tích ta cũng thấy đây là một dấu hiệu tốt cho sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế của thị xã vì số hộ cũng như lao động làm nông nghiệp giảm xuống nhưng giá trị tuyệt đối thì tăng lên.
2.3.2. Một số đặc điểm của nông hộ bị thu hồi đất của quá trình phát triển KCN KCN
Để tiện nghiên cứu, tác giả đã chia thành hai nhóm hộ bị thu hồi đất: nhóm 1 là những hộ sau khi bị thu hồi diện tích đất sản xuất còn lại nhỏ hơn 1200m2 và nhóm 2 là các hộ có diện tích đất sản xuất còn lại sau thu hồi lớn hơn 1200m2. Như vậy với 99 mẫu điều tra ( 70% nông hộ bị thu hồi đất) thì có 20 hộ còn diện tích đất sau thu hồi lớn hơn 1200m2 và 34 hộ bị thu hồi hoàn toàn, 45 hộ có diện tích đất sản xuất còn lại nhỏ hơn 1200m2.
Qua bảng số 2.8 cho chúng ta thấy, diện tích đất bị thu hồi của nhóm 1 xấp xỉ với diện tích đất sản xuất trung bình một nông hộ của thị xã và diện tích còn lại chỉ còn trung bình 340,54m2 tức là chưa được một sào Bắc Bộ còn nhóm 2 có diện tích bị thu hồi hồi nhỏ hơn, trung bình là 779,29m2 và diện tích còn lại trung bình của mỗi hộ là 1.883,4m2 tương đương với 5,23 sào Bắc Bộ như vậy nguồn lực sinh kế chính là đất đai của các thuộc nhóm 1 đã gần như đã không còn nhiều, có những hộ thì đã bị thu hồi hết đất sản xuất nông nghiệp. Diện tích đất bị thu hồi lớn nhất và nhỏ nhất của nhóm 1 và nhóm 2 là tương đương nhau,
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
cụ thể diện tích thu hồi lớn nhất của nhóm 1 là 3.567,2m2 và nhỏ nhất là 65,0m2 trong khi đó diện tích thu hồi lớn nhất của nhóm 2 là 2350,0m2
và nhỏ nhất là 100,0m2, thế nhưng diện tích đất lớn nhất và nhỏ nhất còn lại của hai nhóm lại có sự khác nhau rõ rệt, trong khi diện tích đất còn lại nhỏ nhất của hộ thuộc nhóm 1 là 0,00m2 thì diện tích còn lại nhỏ nhất của hộ thuộc nhóm 2 là 1.290,0m2 (tức là gần bằng 3,6 sào Bắc Bộ); diện tích đất còn lại lớn nhất của nhóm 1 là 1.123,4m2 trong khi của nhóm 2 là 3.421,0m2 và đây là cơ sở để các nhà hoạch định chính sách đưa ra các chính sách phát triển kinh tế phù hợp cho các nhóm hộ.
Bảng số 2.8: Một số đặc điểm của nông hộ
Trung bình Giá trị nhỏ nhất Giá trị lớn nhất Tổng Nhóm 1 Nhóm 2 Nhóm 1 Nhóm 2 Nhóm 1 Nhóm 2 Nhóm 1 Nhóm 2 Diện tích thu hồi (m2) 1.222,4 779,2 65,0 100,0 3.567,2 2.350,0 95.354 15.585,9 Tuổi (năm) 44,3 49,9 21,0 29,0 72,0 67,0 3.462 998 Nhân khẩu (ngƣời) 4.5 5,2 2,0 3,0 8,0 8,0 352 104 Số năm đi học của chủ hộ (năm) 7,9 7,0 0,0 4,0 12,0 12,0 623 140 Diện tích còn lại (m2) 340,5 1.883,4 0,0 1.290,0 1.123,4 3.421,0 26.562 37.669
(Nguồn: Tổng hợp từ số liệu điều tra)
Cũng qua bảng 2.8 ta thấy các hộ thuộc nhóm 1 có độ tuổi trung bình là 44,3 trong khi đó độ tuổi trung bình của các hộ thuộc nhóm 2 là 49,9 và số nhân khẩu trung bình của nhóm 1 cũng nhỏ hơn số nhân khẩu trung bình của nhóm 2, như vậy chúng ta thấy tuy rằng ở nhóm 1 có diện tích đất còn lại ít hơn nhóm hai nhưng các hộ ở nhóm 1 độ tuổi trung bình trẻ hơn và số năm đi học trung bình nhiều hơn nhóm 2, điều này được giải thích là các gia đình ít ruộng và số năm đi học nhiều hơn sẽ sinh ít con hơn. Để thấy rõ hơn các nguồn lực của các nhóm hộ chúng ta xem bảng 2.9
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
Bảng 2.9: Một số đặc điểm của nông hộ (tiếp)
Trung bình Giá trị nhỏ nhất Giá trị lớn nhất Tổng
Nhóm 1 Nhóm 2 Nhóm 1 Nhóm 2 Nhóm 1 Nhóm 2 Nhóm 1 Nhóm 2 Số tiền đền bù và hỗ trợ (tr.đ) 107,40 69,61 4,48 10,72 311,60 196,74 8377,21 1392,20 Thu nhập trung bình của hộ/năm (tr.đ) 15,24 17,23 6,72 10,60 22,70 25,70 1189,06 344,56 Số tiền hộ dành mua sắm, xây dựng khi được đền bù(tr.đ) 73,24 50,60 0,00 0,00 300,00 250,00 5713,00 1012,00
(Nguồn: Tổng hợp từ số liệu điều tra)
Qua bảng chúng ta thấy số tiền đền bù và hỗ trợ trung bình của nhóm 1 là 107,4 triệu đồng với giá trị nhỏ nhất là 4,48tr.đ và giá trị lớn nhất là 311,6tr.đ so sánh với con số thu nhập trung bình/1 năm của hộ là 15,24tr.đ thì đây là số tiền không nhỏ, các đối tượng thuộc nhóm nhóm 1 có mức thu nhập/1 năm thấp nhất là 6,72tr.đ và cao nhất là 22,7tr.đ trong khi đó số tiền đền bù của nhóm 2 thấp hơn, tiền đền bù trung bình của nhóm là 69,61tr.đ. tuy nhiên thu nhập của nhóm 2 lại cao hơn của nhóm 1 và cách sử dụng tiền đến bù của nhóm 2 vào việc chi mua sắm, sửa sang nhà cửa khi nhận được tiền đến bù cũng lớn hơn, nếu như số đó ở nhóm 1 là 73,24tr.đ chiếm 68,19% thì ở nhóm 2 số tiền dành cho mục đích này là 56,6tr.đ chiếm 72,69 số tiền đền bù hộ nhận được, như vậy có thể thấy các nguyên nhân trên là do các hộ thuộc nhóm 2 có đông thành viên hơn và số năm đi học ít hơn.
Qua bảng 2.8 và 2.9 trên ta có nhận xét như sau: hai nhóm có sự khác biệt nhau rõ rệt về nguồn lực và độ tuổi, đây là cơ sở để ra các chính sách phù hợp. Trong khi nhóm 1 nhận được tiền đền bù nhiều hơn và độ tuổi trung bình còn trẻ hơn và diện tích đất còn lại cũng ít hơn thì nhóm 2 có số tiền đền bù ít hơn nhưng tỷ lệ chi tiêu vào việc mua sắm là cao hơn, bên cạnh đó họ có độ tuổi trung bình và số nhân khẩu cũng cao hơn, do vậy ta thấy sự ảnh hưởng của quá
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
trình phát triển KCN đến nhóm 1 là lớn hơn và nhóm 1 là nhóm có khả năng nhạy bén tiếp cận cũng như thích nghi nhanh hơn với quá trình phát triển KCN.
2.3.3. Thực trạng kinh tế nông hộ.
2.3.3.1 Mục đích sử dụng tiền đền bù
Để hiểu rõ hơn các sử dụng tiền đền bù của hộ, chúng ta qua biểu đồ 2.1
Biểu đồ 2.1 Tỷ lệ hộ sử dụng tiền đề bù cho chi tiêu theo tiêu chí
fds
(Nguồn: Tổng hợp từ số liệu điều tra)
Qua biểu này chúng ta thấy các hộ sử dụng tiền đền bù cho chi tiêu là khá đa dạng với tổng số 14 mục. Qua đây, giấc mơ về đổi đời cuộc sống vật chất của hộ thể hiện rất rõ bằng tỷ lệ 40-55% tiền đền bù được dùng để xây sửa nhà cửa, mua xe máy, các vật dụng gia đình như tivi, tủ lạnh, bàn ghế và gửi tiết kiệm tại ngân hàng. Trong cách chọn lựa này của hộ cũng khá hợp lý giúp hộ ổn định
Tỷ lệ hộ sử dụng tiền đền bù cho chi tiêu
Đ i c hơ i C h ia c h o c ác c o n Ch ữa b ệnh Đ ầu tư là m d ịc h v ụ Tr ả n ợ C h o v ay M ua đ ất , x ây n h à tr ọ Đ ầu tư họ c n g h ề N uô i c on đ i h ọc X ây , sử a n h à G ửi N g ân h àn g M u a x e m áy , v ật d ụn g gi a đì n h 0 10 20 30 40 50 60 % số h ộ 40-55% 8-19% 2-7%
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
hơn về phương tiện, tâm lý và cuộc sống vật chất. Tuy nhiên đây cũng là điều khá lo ngại bởi vì khi dùng hết số tiền đó thì tài sản sinh kế của hộ sẽ bị giảm đi và làm cho thu nhập thực tế từ đó mà cũng giảm theo. Số tiền của hộ dành cho con đi học, học nghề, xây nhà trọ, cho vay nằm trong khoảng từ 8-19% số tiền đền bù. Các khoản mục khác chiếm từ 2-7%. Tuy nhiên số tiền trong tổng số tiền đền bù của hộ chi tiêu cho các khoản mục cũng rất khác nhau, tỷ lệ để xây nhà chiếm khoảng 55% tổng số tiền đền bù. Đây chính là một hình thức chuyển đổi nguồn lực tài chính thành các dạng nguồn lực khác trong mưu sinh: thành nhà để ở, đầu tư cho con cái có tương lai hơn, xây nhà trọ cho thuê, mua xe máy để lấy phương tiện làm ăn, sắm sửa các dụng cụ để tạo nghề nghiệp mới, tại hai bên đường cạnh cầu Sắt thôn An Dương tác giả thống kê được 17 quán treo biển Sửa chữa xe máy-rửa xe xì khô. (xem hộp 2.2)
Hộp 2.2: Sử dụng tiền đền bù
Chú Hoa, nhà ở đầu cầu sắt cho hay:
“KCN lấy hết đất ruộng, bây giờ chỉ còn mấy mảnh trồng rau. Tiền đền bù xây được cái nhà và trả tiền tái định cư chẳng còn bao nhiêu, vừa sắm được bộ đồ sửa chữa xe máy và rửa xe cho hai bố con làm, thu nhập cũng chẳng khá hơn mấy so với trước nhưng nhàn, đánh cờ suốt”
Như vậy xu hướng chi tiêu, mua sắm cho tiêu dùng của hộ cũng thể hiện rõ trong biểu tổng hợp tỷ lệ sử dụng tiền đền bù chi tiêu theo tiêu chí. Các hộ gia đình còn trẻ thì và nằm nhiều trong nhóm 1 thì quan tâm đến các hoạt động đầu tư mang tính sinh lời nhiều hơn như: xây nhà trọ, mua dụng cụ sửa chữa xe máy,