5. Kết cấu của luận văn 4-
3.2.1 Giải pháp chung 7 2-
3.2.1.1 Đối với các chính sách hỗ trợ nông dân sau khi bị thu hồi đất để xây dựng các khu, cụm công nghiệp.
Qua các phân tích trên cho thấy, một trong những vấn đề nổi lên sau khi thu hồi đất của nông hộ đó là tình trạng có nhiều người lao động mất việc làm và không ổn định cuộc sống, như không có việc để làm, việc làm không phù hợp (có việc làm nhưng trình độ, sức khỏe, tuổi tác, tính kỷ luật… của người lao động chưa đáp ứng được được yêu cầu của công việc), có việc làm nhưng người lao động không chấp nhận làm do lao động vất vả, thu nhập thấp…Song, nguyên nhân chủ yếu đều do chưa có sự chuẩn bị tốt về khả năng tìm kiếm việc làm trước khi Nhà nước thu hồi đất.
Chúng ta đều biết rằng, thu hồi đất để chuyển đổi mục đích sử dụng như trên là là rất cần thiết, nhưng Nhà nước phải đảm bảo cuộc sống lâu dài của người có đất bị thu hồi. Phải giải quyết tốt lợi ích của người dân và coi đó là gốc rễ cho sự thành công của chủ trương thu hồi đất chuyển đổi mục đích, thúc đẩy phát triển. Nếu cuộc sống của họ kém hơn hoặc gặp nhiều khó khăn thì sự nghiệp CNH, HĐH của chúng ta sẽ không thành công và không đạt được được mục tiêu phát triển bền vững. Cần phải có sự chuẩn bị tốt khả năng tìm kiếm việc làm cho họ.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
Các cấp chính quyền địa phương cần phải chú trọng công tác đào tạo dạy nghề cho người lao động theo tinh thần quyết định 1956/2009/QĐ-TTg ngày 27- 11-2009 của Thủ tướng chính phủ phê duyệt Đề án “Đào tạo nghề cho lao động nông thôn đến năm 2020”, nhất là ở những địa phương bị thu hồi đất để phát triển công nghiệp. Để các hoạt động đào tạo nghề cho lao động nông thôn thật sự đi vào cuộc sống, tạo được sự đồng thuận cao của người dân, cần lưu ý một số vấn đề:
- Thứ nhất, đào tạo nghề cho lao động nông thôn phải xuất phát từ nhu cầu sử dụng lao động thật sự của các doanh nghiệp trên địa bàn; đồng thời dựa trên nhu cầu thực tế về nghề nghiệp của người dân, chứ không phải là các hoạt động có tính phong trào, nhất thời. Vì vậy, cần nắm chắc được các nhu cầu (theo từng nghề, nhóm nghề, vị trí công việc...) của người dân ở từng địa phương (xã, huyện) và của doanh nghiệp, thông qua điều tra khảo sát nhu cầu.
- Thứ hai, cần phải có sự “vào cuộc” của cả hệ thống chính quyền ở địa phương. Thực tế thời gian vừa qua cho thấy, ở địa phương nào có sự quan tâm của cấp ủy đảng, sự chỉ đạo quyết liệt của chính quyền và sự tham gia tích cực của các tổ chức chính trị - xã hội... thì ở địa phương đó, công tác dạy nghề cho lao động nông thôn đạt được kết quả mong muốn.
- Thứ ba, do tính đa dạng vùng miền và tính đặc thù của người nông dân và lao động nông thôn (trình độ học vấn không đều, lao động theo mùa vụ, thói quen canh tác...) nên việc tổ chức các khóa đào tạo phải rất linh hoạt về chương trình đào tạo, hình thức đào tạo, phương thức đào tạo, phương pháp truyền đạt... - Thứ tư, đào tạo nghề cho lao động nông thôn phải gắn với giải quyết việc làm, chuyển dịch cơ cấu lao động, gắn với xóa đói, giảm nghèo và góp phần bảo đảm an sinh xã hội ở nông thôn; gắn với xây dựng nông thôn mới.
Trong quá trình thực hiện, cần có sự phối hợp chặt chẽ giữa chính quyền địa phương, các cơ sở đào tạo và doanh nghiệp. Thực tế thời gian qua cho thấy,
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
ở nơi nào có sự phối hợp tốt giữa các đối tác này thì đào tạo nghề đạt được kết quả rất tích cực, người dân có việc làm, năng suất lao động và thu nhập của người dân được nâng lên, giảm nghèo bền vững.
b. Chính sách quy hoạch sử dụng đất, đền bù và giải phóng mặt bằng
Các cấp chính quyền địa phương cần thực tốt việc quy hoạch sử dụng đất, các chính sách về đền bù và giải phóng mặt bằng của nhà nước, nhất quán từ trong việc giải tỏa và bồi thường cũng như các phương án tái sản xuất cho nông hộ bởi vì nông hộ là đối tượng dễ bị tổn thương cả về mặt vật chất và mặt tinh thần. Tổ chức thông tin, tuyên truyền về chủ trương thu hồi đất để người dân chủ động học nghề, chuyển nghề và tự tạo việc làm cho mình.
Rà soát lại quy hoạch sử dụng đất nông nghiệp, điều chỉnh quy hoạch đất nông nghiệp gắn với kế hoạch dạy nghề, tạo việc làm; gắn kế hoạch phát triển doanh nghiệp công nghiệp và dịch vụ với kế hoạch tuyển lao động tại chỗ, trước hết cho thanh niên để có kế hoạch đào tọa họ phù hợp với ngành nghề và cơ cấu lao động của doanh nghiệp.
Khắc phục tình trạng “quy hoạch treo”, đất đã bị thu hồi nhưng không triển khai dự án theo đúng tiến độ, hoặc chủ đầu tư nhận đất nhưng không triển khai xây dựng dẫn đến dân mất đất không có việc làm, trong khi đó đất canh tác thì bỏ trống. Kiên quyết loại bỏ tình trạng một số người lợi dụng quy hoạch để lấy đất của nông dân để đầu cơ bất động sản hoặc bố trí các dự án không khả thi.
c. Chính sách hỗ trợ cho nông hộ vay vốn ưu đãi
Qua phân tích ta thấy số nông hộ tiếp cận và được vay vốn từ các nguồn ưu đãi là khá thấp, do đó chính quyền cần tạo điều kiện để họ tiếp cận với các nguồn vốn này, đồng thời hướng họ vào cách làm có hiệu quả và đồng vốn thực sự sinh lời.
Địa phương phải coi trọng giải quyết việc làm và ổn định cho các nông hộ mất đất một cách cụ thể và đặc biệt phải tạo điều kiện khởi nghiệp cho các nông
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
hộ vay vốn ưu đãi đặc biệt thông qua ngân hàng chính sách, kèm theo tư vấn và sử dụng vốn một cách phù hợp. Nếu chỉ dừng ở trách nhiệm Nhà nước hỗ trợ tiền thì chưa đủ. Không phải bất cứ người nông dân nào bị thu hồi đất, nhờ vào tiền hỗ trợ cũng có thể học được nghề mới và tìm được việc làm mới. Do trình độ văn hóa thấp, không có kế hoạch chi tiêu, thiếu thông tin về thị trường lao động và nhiều lý do khác nên mặc dù nhận được tiền hỗ trợ để chuyển đổi công việc, nhưng ít người có cơ hội tìm việc làm mới.
Tăng cường công tác thông tin tuyên truyền, giáo dục, công tác cán bộ và tăng cường vai trò của chính quyền các cấp trong việc tạo việc làm và ổn định đời sống cho người dân bị thu hồi đất. Cần làm cho người dân hiểu rõ sự cần thiết và ý nghĩa quan trọng của việc thu hồi đất đối với sự phát triển kinh tế - xã hội để họ hưởng ứng tích cực chủ trương của Đảng và Nhà nước
Chính quyền địa phương nên tạo điều kiện thuận lợi để nông hộ tự chuyển đổi ngành nghề trước khi chuyển đổi sử dụng đất nông nghiệp nhằm ổn định cuộc sống nông hộ.
Các cơ quan chính quyền đoàn thể ở địa phương cần tổ chức các lớp đào tạo nông dân về kỹ năng làm việc, kỹ năng ứng phó với rủi ro và tìm việc làm ngay tại địa phương.
3.2.1.2. Đối với nông hộ bị mất đất.
a. Sử dụng tiền đền bù sao cho hợp lý và hiệu quả
- Dùng một phần nhỏ để đầu tư, sửa sang, mua sắm vật dụng, tiện nghi tối thiểu cho cuộc sống
- Tăng thêm một phần đầu tư cho học hành của con cái và phải thường xuyên kiểm tra, giám sát việc học hành của con cái mình.
- Toàn bộ số tiền còn lại gửi ngân hàng (nếu không có khả năng kinh doanh chắc chắn cho lợi nhuận), không nên dùng vào đầu tư bất động sản. Có thể dùng phần lãi để nâng cao mức sống.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
b. Nhanh chóng thích nghi với điều kiện mất đất và việc làm mới
- Tìm ngay việc làm ổn định (chấp nhận mức thu nhập không cao) để tránh trường hợp “nhàn cư vi bất thiện”. Khi con cái trưởng thành cũng tìm việc hoặc hướng dẫn tìm việc ngay, tránh để ở nhà quá lâu
- Qua phân tích trên ta thấy nữ giới của cả hai nhóm thường có xu hướng cất giữ tiền mà ít quan tâm đến đầu tư cho phát triển kinh tế, đây là một lợi thế nhưng bên cạnh đó cũng là một nguy cơ mà các cấp chính quyền cần quan tâm kẻo dễ bị dụ dỗ vào các trò lừa đảo như các trò chơi đầu tư tài chính mà thời gian vừa qua nổi lên rất nhiều vụ cùng với người tham gia là nông dân nguyên nhân là trình độ hiểu biết hạn chế.