Khái quát về quá trình phát triển KCN ở thị xã Sông Công 4 5-

Một phần của tài liệu một số giải pháp nhằm ổn định và phát triển kinh tế nông hộ bị thu hồi đất trong quá trình phát triển khu công nghiệp tại thị xã sông công, tỉnh thái nguyên (Trang 47)

5. Kết cấu của luận văn 4-

2.2.1Khái quát về quá trình phát triển KCN ở thị xã Sông Công 4 5-

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

này đã được Nhà nước lựa chọn xây dựng Khu công nghiệp cơ khí Gò Đầm – khu công nghiệp cơ khí lớn nhất miền Bắc lúc bấy giờ. Các công trình hạ tầng như: đường giao thông, trạm biến áp 110kV, nhà máy nước, khu tập thể 4 tầng, trường học, bệnh viện,.. đã được xây dựng. Dáng dấp của một trung tâm công nghiệp đã được định hình với những nhà máy lớn của Trung Ương như: Nhà máy diesel Sông Công – nhà máy lớn nhất Đông Nam Á thời kỳ đó (nay là Công ty diesel Sông Công), nhà máy phụ tùng số I (nay là Công ty phụ tùng số I); nhà máy y cụ II (nay là công ty cổ phần Meinfa). Đây chính là nền tảng cơ bản, lợi thế cho nền công nghiệp Sông Công phát triển. Đặc biệt, ngày 1-9-1999, Thủ tướng Chính Phủ đã ban hành Quyết định số 181/1999/QĐ-TTg về việc thành lập và phê duyệt dự án đầu tư xây dựng và kinh doanh kết cấu hạ tầng Khu công nghiệp tập trung Sông Công, với tổng diện tích quy hoạch 320ha, trong đó giai đoạn I (khu công nghiệp Sông Công I) là 69,37ha, tổng mức đầu tư là 76,985 tỷ đồng, đến 2010 hoàn thiện khu công nghiệp Sông Công II với diện tích 80-100 ha, bảng 2.5 sẽ nêu rõ sự phát triển các khu công nghiệp trên địa bàn thị xã.

Bảng 2.5: Thực trạng phát triển các khu công nghiệp giai đoạn 2006-2010

Chỉ tiêu Đơn vị 2006 2008 2010

Số dự án đăng ký Dự án 10,00 29,00 31,00

Vốn đầu tư đăng ký

- Nội tệ Tỷ đồng 357,00 900,00 1602,00 - Ngoại tệ Tr.USD 3,80 4,40 5,40 Vốn thực hiện - Nội tệ Tỷ đồng 620,00 1200,00 - Ngoại tệ Tr.USD 2,30 3,10 Diện tích thuê đất ha 22,00 70,00 94,00

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Số dự án đi vào sản xuất Dự án 1,00 15,00 23,00

Tổng số lao động thu hút Người 170,00 5000 6000

- Lao động địa phương Người 115,00 350,00 650,00

Doanh thu từ hoạt động công nghiệp Tỷ đồng 40,00 1300,00 2100,00

(Nguồn: Ban quản lý các khu công nghiệp tỉnh Thái Nguyên)

Qua bảng 2.5 cho chúng ta thấy tốc độ CNH trên địa bàn thị xã là khá nhanh, nhưng số lao động địa phương được thu hút vào làm việc trong các KCN chậm hơn rất nhiều. Điều này được lý giải là do tốc độ phát triển KCN tăng cao nên lao động địa phương chưa đáp ứng được kịp thời, lao động làm việc trong KCN đến từ các huyện, thị lân cận, thậm chí còn có các tỉnh lân cận như Bắc Giang, Bắc Cạn, Cao Bằng. Theo số liệu khảo sát thu được thì chỉ có 8% số lao động bị thu hồi đất được vào làm các công việc trong KCN với các ngành nghề như: công nhân, bảo vệ, bốc vác… nhưng sau sáu tháng thì 72,5% trong số đó không còn làm trong KCN nữa vì nhiều nguyên nhân trong đó có nguyên nhân chính là số lao động đó chưa qua đào tạo và khả năng tập trung công việc kém. Điều này được lý giải là do lao động của nông hộ kỳ vọng có một công việc làm tốt hơn làm nông nghiệp, ở gần nhà và có một khoản tiền đền bù đất không nhỏ nên tâm lý làm việc thất thường do đó dẫn đến bị người sử dụng lao động sa thải.

Việc xây dựng KCN và thu hút các nhà máy, xí nghiệp vào sản xuất đã đem lại sự biến đổi kinh tế sâu sắc của thị xã, qua bảng 2.5 cho ta thấy nếu như doanh thu của các đơn vị trong khu công nghiệp năm 2006 chỉ là 40 tỷ đồng thì đến năm 2010 con số này đã lên tới 2100 tỷ đồng và tương ứng với nó là số dự án đăng ký năm 2006 là 10 thì đến năm 2010 là 31 với số vốn thực hiện năm 2010 là 1200 tỷ đồng và 3,1 triệu USD. Tuy nhiên cũng qua bảng 2.5 ta thấy việc thu hút lao động của địa phương vào làm việc tại KCN còn quá thấp, nếu như năm 2010 tổng số lao động làm việc trong KCN là 6000 người thì lao động

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

địa phương chỉ mới có 650 người điều này cũng được lý giải do lao động địa phương chưa có nhiều người đáp ứng được yêu cầu công việc, cũng do họ ngại làm việc và có thể họ di cư đến các khu vực làm việc khác hấp dẫn hơn vì làm việc trong các khu công nghiệp tại địa phương không hấp dẫn về thu nhập và thời gian.

Cũng không nằm ngoài thực trạng chung của cả nước, tại KCN Sông Công qua bảng 2.5 cho ta thấy tuy rằng số vốn đăng ký năm 2010 đạt 1602 tỷ và 5,4 triệu USD nhưng thực hiện chỉ đạt 1200 tỷ và 3,1 triệu USD; diện tích thuê đất mới thực hiện là 94 ha như vậy con số thực hiện đầu tư và diện tích thuê đất mới đạt ở mức trung bình, điều này nhắc nhở địa phương cần quan tâm hơn nữa đến việc thu hút đầu tư và lấp đầy diện tích thuê đất tại KCN của thị xã.

Nhận xét: qua phân tích về thực trạng phát triển các KCN trên địa bàn thị xã chúng ta thấy nổi lên vấn đề nổi cộm đó là tốc độ công nghiệp hóa của thị xã và mức độ thu hút đầu tư khá tốt so với các khu vực khác trong tỉnh nhưng so với tiềm năng của thị xã thì còn ở mức trung bình. Và chúng ta thấy rõ sự mất cân đối ở đây, đó là thị xã đang tạo ra được giá trị sản lượng khá lớn nhưng việc tăng giá trị đó của lao động hay các hộ trên địa bàn thị xã lại nhỏ, bằng việc các lao động tham gia vào các KCN thấp điều này gây nên mất cân đối về mặt kinh tế và xã hội.

Một phần của tài liệu một số giải pháp nhằm ổn định và phát triển kinh tế nông hộ bị thu hồi đất trong quá trình phát triển khu công nghiệp tại thị xã sông công, tỉnh thái nguyên (Trang 47)