Về đất quy hoạch phát triển khu công nghiệp, khu chế xuất 2 5-

Một phần của tài liệu một số giải pháp nhằm ổn định và phát triển kinh tế nông hộ bị thu hồi đất trong quá trình phát triển khu công nghiệp tại thị xã sông công, tỉnh thái nguyên (Trang 27)

5. Kết cấu của luận văn 4-

1.5.3. Về đất quy hoạch phát triển khu công nghiệp, khu chế xuất 2 5-

Tổng diện tích đất KCN đã thành lập và dự kiến thành lập mới và mở rộng theo quy hoạch đến năm 2015 là gần 90.000 ha. Theo quy hoạch sử dụng đất đến năm 2010 là của các địa phương, tổng diện tích đất dành cho phát triển KCN đến 2010 trên 142.000 ha. Như vậy, tổng diện tích đất KCN đã thành lập và quy hoạch đến năm 2015 mới đạt hơn 63% so với tổng diện tích đất KCN theo quy hoạch sử dụng đất đến năm 2010. [ 1 ]

Kết quả kiểm tra công tác quy hoạch phát triển KCN ở các địa phương trên cả nước cho thấy việc xây dựng quy hoạch KCN của các địa phương nhìn chung đều phù hợp với quy hoạch sử dụng đất, quy hoạch phát triển kinh tế-xã hội của địa phương theo từng thời kỳ được phê duyệt. Nhìn chung, việc thành lập KCN phù hợp với quy hoạch tổng thể phát triển KCN trên cả nước được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt theo từng thời kỳ. Chỉ có một số ít KCN đã quy hoạch nhưng chưa triển khai được vì đền bù, giải phóng mặt bằng

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

1.5.4. Về sử dụng đất nông nghiệp và an ninh lương thực trong quy hoạch phát triển khu công nghiệp

Thực tế ở một số địa phương, đặc biệt là vùng đồng bằng sông Hồng và đồng bằng sông Cửu Long có sử dụng đất nông nghiệp, đất trồng lúa nước trong phát triển KCN. Đây là vấn đề khó tránh khỏi khi thực hiện CNH, HĐH. Theo thống kê sơ bộ, diện tích đất trồng lúa được chuyển đổi trong các KCN đã thành lập khoảng trên 10.000 ha, chiếm trên 20% tổng diện tích đất tự nhiên của KCN. Diện tích đất trồng lúa trong các KCN quy hoạch phát triển đến năm 2015 ước tính từ 8000-10.000 ha. Tổng diện tích đất trồng lúa được chuyển đổi để phát triển các KCN đến năm 2015 từ 18.000 – 20.000 ha. Mặt khác, các địa phương phát triển nhiều KCN thời gian qua như ở Đông Nam Bộ, đồng bằng sông Cửu Long thì diện tích đất trồng lúa so với diện tích đất tự nhiên của KCN chiếm tỷ lệ 7-8%, thấp hơn so với tỷ lệ này ở vùng đồng bằng sông Hồng và một số tỉnh miền Bắc.

Việc phát triển KCN đã có những tác động tích cực đến nông dân, nông nghiệp và nông thôn, góp phần hiện đại hóa hệ thống kết cấu hạ tầng nông thôn; thu hút nhiều lao động ở nông thôn; tăng thu nhập, nâng cao trình độ, kỹ năng của người lao động khu vực nông thôn … Qua đó, KCN đã góp phần cải thiện đời sống của người dân khu vực nông thôn.

Bên cạnh đó, các địa phương còn sử dụng đất nông nghiệp cho các công trình như đường giao thông, phát triển đô thị, khu dân cư, các khu kinh doanh tập trung khác. Việc sử dụng đất trồng lúa vào mục đích phát triển công nghiệp, dịch vụ, hạ tầng kinh tế… đã được địa phương cân nhắc kỹ khi lập quy hoạch.

Các địa phương chủ yếu sử dụng đất trồng lúa có năng suất thấp, 1 vụ và không ổn định để phát triển KCN, đa số các KCN ở miền Trung và miền Nam nếu có sử dụng đất lúa thì đều là đất có năng suất thấp hơn nhiều so với năng suất lúa trung bình trên cả nước. Chỉ có một số tỉnh ở đồng bằng sông Hồng như

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Hưng Yên, Hải Dương, Hà Nam sử dụng đất lúa có năng suất cao hơn năng suất trung bình để phát triển KCN. Tuy nhiên, đối với các địa phương này thì việc sử dụng một phần diện tích đất nông nghiệp để phát triển KCN là thực sự cần thiết để đẩy nhanh tốc độ tăng giá trị sản xuất CN, tạo động lực thúc đẩy sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế địa phương theo hướng công nghiệp hóa và đảm bảo an ninh lương thực.

Thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ tại công văn số 2031/VPCP- CN ngày 31/3/2008 về không phát triển KCN trên đất nông nghiệp có năng suất ổn định và Quyết định số 391/QĐ-TTg ngày 18/4/2008, Bộ Kế hoạch và Đầu tư cũng đã có văn bản hướng dẫn các địa phương trong xây dựng quy hoạch phát triển KCN; tổ chức thẩm định các đề án quy hoạch phát triển KCN của địa phương; rà soát, xây dựng phương án điều chỉnh quy hoạch KCN trên cơ sở tuân thủ chặt chẽ việc bảo đảm không xây dựng KCN trên đất lúa có năng suất ổn định và bảo đảm an ninh lượng thực, đồng thời tổ chức các đoàn kiểm tra tình hình triển khai quy hoạch KCN, trong đó có vấn đề sử dụng đất phát triển KCN ở các địa phương.

Một phần của tài liệu một số giải pháp nhằm ổn định và phát triển kinh tế nông hộ bị thu hồi đất trong quá trình phát triển khu công nghiệp tại thị xã sông công, tỉnh thái nguyên (Trang 27)