Câu hỏi nghiên cứu 3 2-

Một phần của tài liệu một số giải pháp nhằm ổn định và phát triển kinh tế nông hộ bị thu hồi đất trong quá trình phát triển khu công nghiệp tại thị xã sông công, tỉnh thái nguyên (Trang 34)

5. Kết cấu của luận văn 4-

1.7 Câu hỏi nghiên cứu 3 2-

Đời sống của các hộ dân sau khi bị thu hồi đất thay đổi thế nào? Theo hướng tốt lên hay xấu đi? Những giải pháp nào nhằm ổn định phát triển kinh tế nông hộ bị thu hồi đất?

1.8. Phƣơng pháp nghiên cứu.

1.8.1 Chọn điểm nghiên cứu.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

nhất để xây dựng khu công nghiệp, có nhiều nông hộ bị mất đất nhất.

1.8.2 Thu thập số liệu

1.8.2.1 Thu thập số liệu thứ cấp

Sử dụng các nguồn thông tin khác khác nhau để thu thập như: Báo cáo kinh tế - xã hội qua các năm 2006, 2008, 2009,2010 của thị xã Sông Công; các báo cáo về tình hình sử dụng đất, về dân số của địa phương; Báo cáo phát triển các KCN trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên của Ban quản lý các KCN tỉnh Thái Nguyên; trang thông tin điện tử Thái Nguyên.

1.8.2.2 Thu thập số liệu sơ cấp.

Sử dụng phương pháp điều tra nhanh nông thôn (RRA). Điều tra chọn mẫu ngẫu nhiên 70% hộ bị thu hồi đất (99 hộ) cho xây dựng khu công nghiệp tại xã Tân Quang, Thu thập số liệu bằng phương pháp phỏng vấn sâu và câu hỏi mở.

Nội dung phỏng vấn gồm các vấn đề:

- Thông tin về chủ hộ, số diện tích hộ bị thu hồi, số tiền đền bù hộ nhận được, cách sử dụng tiền đền bù của hộ, đánh giá của hộ về ảnh hưởng của quá trình phát triển KCN, thu nhập và chi tiêu của hộ trước và sau khi bị thu hồi đất.

1.8.3. Phân tích số liệu.

- Phương pháp thống kê mô tả

Được sử dụng để thu thập, mô tả số liệu về các nông hộ, các ứng xử của nông hộ trong thời gian nghiên cứu.

- Phương pháp thống kê so sánh

Được sử dụng để so sánh các chỉ tiêu, các yếu tố định lượng và định tính. So sánh giữa các nhóm hộ theo tỷ lệ đất bị thu hồi. Các yếu tố được so sánh với nhau qua các chỉ tiêu tuyệt đối hoặc tương đối, nhằm xác định sự thay đổi về:

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

các ngành nghề khác

- Thu nhập của nông hộ trước và sau khi bị thu hồi đất

- Đánh giá của nông hộ về mức độ tham gia thị trường, đánh giá của nông hộ về khả năng tìm kiếm việc làm, đánh giá của hộ về tính tích cực của quá trình phát triển KCN

1.8.4. Các chỉ tiêu phân tích.

- Tổng số hộ bị thu hồi đất = Bao nhiêu diện tích - Tổng số lao động bị mất việc làm do mất đất

- Tổng số lao động đã kiếm được việc làm mới, trong đó số lao động kiếm được việc làm tại KCN, số lao động

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

CHƢƠNG 2

THỰC TRẠNG ẢNH HƢỞNG CỦA CÁC KHU CÔNG NGHIỆP ĐẾN ĐỜI SỐNG HỘ NÔNG DÂN Ở THỊ XÃ SÔNG CÔNG – THÁI NGUYÊN

2.1. Đặc điểm của thị xã Sông Công.

2.1.1. Đặc điểm tự nhiên.

* Vị trí địa lý, địa hình

Thị xã Sông Công nằm ở phía nam tỉnh Thái Nguyên, trên vùng đồi thấp xen kẽ vùng đồng bằng, dốc theo hướng tây bắc – đông nam, phía đông, tây và nam giáp huyện Phổ Yên, phía bắc giáp thành phố Thái Nguyên. Dòng sông Công huyền thoại chảy giữa thị xã theo hướng bắc – nam, chia thị xã thành hai vùng đông và tây. Sông Công có hệ thống giao thông tương đối thuận tiện với quốc lộ 3 đi qua phía đông thị xã; tỉnh lộ 262 nối thị xã với xã Thịnh Đức của thành phố Thái Nguyên, đường liên huyện nối với xã Phúc Thuận và Phúc Tân của huyện Phổ Yên. Thị xã Sông Công có 5 phường: Phố Cò, Cải Đan, Thắng Lợi, Mỏ Chè, Lương Châu và 4 xã Tân Quang, Bá Xuyên, Bình Sơn, Vinh Sơn.

* Tình hình về đất đai

Đất đai là tài nguyên vô cùng quý giá, nó là tư liệu sản xuất quan trọng tham gia vào tất cả các ngành sản xuất vật chất của xã hội. Đặc biệt trong sản xuất nông nghiệp thì đất đai là một tư liệu sản xuất không thể thay thế được. Nó là tiền đề để thực hiện các chương trình, kế hoạch của công nghiệp hóa hiện đại hóa. Trong khi đất đai thì hạn chế mà nhu cầu sử dụng ngày càng tăng lên, nên để đảm bảo về phát triển kinh tế cấp Ủy, Chính quyền thị xã đã bố trí sử dụng tối đa nguồn lực này, vận dụng nó vào mục đích có lợi nhất để vấn đề sản xuất kinh doanh luôn được đảm bảo, phục vụ tốt cho nhịp độ phát triển chung của xã hội.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Để hiểu rõ hơn cơ cấu đất đai của thị xã chúng ta xem bảng 2.1

Bảng 2.1: Cơ cấu sử dụng đất đai của thị xã Sông Công qua các năm

Đơn vị tính: ha Chỉ tiêu 2006 2008 2010 So sánh 2008/2006 2010/2008 BQ Tổng diện tích đất tự nhiên 8.364,00 8.364,00 8.364,00 100,00 100,00 100,00 I. Đất nông nghiệp 4.588,21 4.396,00 4.294,00 95,81 97,68 96,75 1. Đất trồng cây hàng năm 2.654,42 2.544,00 2.500,00 95,84 98,27 97,06 2. Đất vườn tạp 1.423,49 1.376,52 1.370,00 96,70 99,53 98,11

3. Đất trồng cây lâu năm 327,90 326,30 325,10 99,51 99,63 99,57

4. Đất trồng cỏ chăn nuôi 62,33 64,33 68,20 103,21 106,02 104,61

5. Đất mặt nước 120,07 84,85 30,70 70,67 36,18 53,42

II. Đất lâm nghiệp 1.717,89 1.801,40 1.825,00 104,86 101,31 103,09

III. Đất khu dân cƣ nông

thôn 162,99 159,30 158,30 97,74 99,37 98,55 IV. Đất đô thị 120,37 124,06 125,06 103,07 100,81 101,94 V. Đất chuyên dùng 1.178,04 1.370,25 1.472,25 116,32 107,44 111,88 1. Đất xây dựng 165,98 174,30 178,00 105,01 102,12 103,57 2. Đất giao thông 628,61 641,98 663,00 102,27 103,27 102,27 3. Đất thủy lợi 306,53 308,00 309,11 100,48 100,36 100,42 4. Đất khác 76,92 245,97 322,14 319,77 130,97 225,37 VI. Đất chƣa sử dụng 596,50 512,99 489,39 86,00 95,40 90,70

(Nguồn: Phòng tài nguyên môi trường thị xã)

Tổng diện tích tự nhiên của thị xã là 8.346ha, trong đó cơ cấu diện tích các loại đất như sau:

Đất nông nghiệp: Diện tích đất nông nghiệp chiếm một tỷ lệ tương đối lớn luôn lớn hơn 50% quỹ đất tự nhiên của thị xã. Trong cơ cấu đất nông nghiệp ta thấy đất trồng cây hàng năm chiếm một tỷ lệ khá cao năm 2006 tỷ lệ đất trồng cây hàng năm của thị xã là 57,85% trong tổng diện tích đất nông nghiệp, đến năm 2010 tỷ lệ này tăng lên đến 58,22% nhưng về số tuyệt đối thì diện tích giảm

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

xuống 154,42 ha do tốc độ công nghiệp hóa và đô thị hóa của thị xã đang diễn ra mạnh mẽ.

Đất lâm nghiệp: Với hơn 20% diện tích là đất lâm nghiệp, trong những năm gần đây, do chính sách giao đất giao rừng cho hộ nông dân trực tiếp quản lý mà diện tích rừng của thị xã trồng mới và khai thác có hiệu quả, đang khuyến khích phát triển các mô hình trang trại, mô hình nông lâm kết hợp VACR, trồng cây ăn quả tập tạo vùng chuyên canh, mở ra một hướng mới trong khai thác tiềm năng đồi rừng có hiệu quả cao, chống xói mòn rửa trôi và bạc màu đất, nâng cao tỷ lệ che phủ của thảm thực vật, nâng cao đời sống nông hộ.

Đất khu dân cư nông thôn: Đất thổ cư của thị xã chiếm một tỷ lệ khá nhỏ. Năm 2006 diện tích đất khu dân cư nông thôn của thị xã là 162.99 ha (chiếm 1.95% diện tích đất tự nhiên của thị xã). Đến năm 2010 giảm xuống còn 158,3 ha (chiếm 1.89% diện tích đất tự nhiên của thị xã) qua đây chúng ta thấy diện tích đất khu dân cư nông thôn đang chuyển dần thành đất đô thị do kết quả của quá trình phát triển KCN trên địa bàn thị xã.

Đất đô thị: Đất đô thị của thị xã chiếm một tỷ lệ tương đối nhỏ, qua bảng 2.1 chúng ta thấy đến hết năm 2010 diện tích đất đô thị của thị xã là 125,06 ha chiếm 1,5% trong tổng diện tích đất tự nhiên. Cũng từ năm 2006 đến năm 2010 chúng ta thấy được tỷ lệ tăng bình quân của đất đô thị là 1,94%. Đây là dấu hiệu đáng mừng trong quá trình phát triển và chuyển dịch cơ cấu kinh tế của thị xã đồng thời nó cũng là bài toán khó giải trong ngắn hạn và dài hạn trong sinh kế của nông hộ.

Đất chuyên dùng: Diện tích đất chuyên dùng của thị xã chiếm 17,6% tổng diện tích đất tự nhiên tương đương 1.472,25 ha (tính đến hết năm 2010). Đây là diện tích dùng cho xây dựng các cơ sở hạ tầng kinh tế - xã hội như: Đường giao thông, cầu cống, kênh mương, chợ, các trụ sở… trong các năm qua diện tích đất chuyên dùng của thị xã tăng được 294,21 ha bình quân mỗi năm

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

tăng được là 11,88%.

Trong đó đất giao thông chiếm diện tích rất lớn, năm 2006 là 628,61 ha chiếm 53,36% tổng diện tích đất chuyên dùng của thị xã. Năm 2010 diện tích đất giao thông là 663 ha chiếm 45,033%. Bình quân mỗi năm đất giao thông của thị xã tăng 2,7%.

Diện tích đất thủy lợi là 309,11ha (tính đến cuối năm 2010) chiếm 20,99% trong tổng diện tích đất chuyên dùng.

Đất xây dựng năm 2006 là 165.98 ha chiếm 14.09% diện tích đất chuyên dùng của thị xã. Năm 2010 diện tích này tăng lên 178 ha chiếm 12,09%. Bình quân trong các năm qua tăng lên 3,57%/năm.

Quỹ đất chưa sử dụng: Diện tích đất chưa sử dụng của thị xã năm 2006 là 596,5 ha chiếm 7,13% trong tổng diện tích tự nhiên của thị xã trong đó có khả năng khai thác có thể đưa vào sử dụng là 260 ha còn lại là đất núi đá, đất ven sông suối…trong các năm qua đã đưa vào khai thác thêm được 101,17 ha chủ yếu là khai hoang đất trống đồi trọc đưa vào làm vườn trồng cây ăn quả.

* Về thủy lợi

Trên địa bàn thị xã hiện nay có nhiều công trình thủy lợi lớn nhỏ, điển hình có:

- Hệ thống kênh hồ Núi Cốc có tổng chiều dài 40,9km với 15 tuyến kênh chính và 7 tuyến kênh phụ đã được bê tông hóa nhằm cung cấp nước tưới cho địa bàn thị xã và các khu vực lân cận.

- Hệ thống các hồ nhỏ bao gồm 9 hồ chứa nước và 2 đập cứng với mạng lưới kênh dẫn nước từ hồ đến các cánh đồng.

- Hệ thống mương tiêu: có 8 tuyến chính và một số tuyến phụ với tổng chiều dài 35,7km.

- Thị xã có hai trạm bơm điện là Ao Cang và Đông Tiến với tổng chiều dài mương của hai trạm bơm là 4,53km. Ngoài 2 trạm bơm trên còn có trạm

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

bơm Vinh Quang với chiều dài là 1km.

Các công trình thủy lợi nói trên hầu hết đã và đang được khôi phục và xây dựng mới nhằm đáp ứng tưới tiêu cho khoảng 1150 ha lúa, màu và một số diện tích cây ăn quả và cây công nghiệp trên địa bàn thị xã.

*Về khí hậu

Thị xã Sông Công nói riêng và tỉnh Thái Nguyên nói chung mang đặc điểm của khí hậu nhiệt đới gió mùa, mỗi năm có 4 mùa riêng biệt. Nhiệt độ không khí trung bình 23°C, nhiệt độ tháng cao nhất là 28°C, nhiệt độ tháng thấp nhất là 16,1°C, nhiệt độ cao tuyệt đối là 39,4°C và nhiệt độ thấp tuyệt đối là 3°C. Độ ẩm trung bình năm (%): 82%, độ ẩm trung bình tháng cao nhất là 86%, độ ẩm trung bình tháng thấp nhất là 78%, độ ẩm thấp tuyệt đối là 16%. Lượng mưa trung bình hàng năm là 2168 mm, số ngày mưa hàng năm là 142 ngày, lượng mưa tháng lớn nhất là 443 mm, lượng mưa tháng nhỏ nhất 22 mm, số ngày mưa trên 50 mm là 12 ngày, số ngày mưa trên 100 mm là 2-3 ngày, lượng mưa ngày lớn nhất là 353 mm, lượng mưa tháng lớn nhất là 1103 mm, lượng mưa tăng dần từ đầu mùa đến cuối mùa và đạt tới mức lớn nhất vào tháng 8.

2.1.2. Đặc điểm kinh tế-xã hội.

Thành lập năm 1985, thị xã Sông Công được Chính Phủ xác định là một trong số ít các trung tâm công nghiệp nặng ở miền Bắc, đặc biệt là về cơ khí chế tạo máy. Trong đồ án quy hoạch thị xã đến năm 2010, Ủy ban nhân dân tỉnh Thái Nguyên cũng phê duyệt thị xã là trung tâm kinh tế, khoa học – kỹ thuật của tỉnh, đô thị bản lề, trung chuyển kinh tế giữa vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ và vùng núi Việt Bắc. Phát huy thế mạnh và tiềm năng sẵn có, thị xã Sông Công đang từng bước khẳng định vai trò, vị trí bằng những “kỳ tích” trong phát triển công nghiệp.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

công nghiệp – thương mại, dịch vụ tương ứng là 45% - 40% - 15%. Với vị trí là trung tâm công nghiệp lớn, cơ cấu kinh tế như vậy là chưa xứng tầm. Thế nhưng sau hơn 20 năm xây dựng (1985 – 2010), nhất là từ khi thực hiện 9 chương trình, đề án phát triển kinh tế xã hội mà thị ủy Sông Công đề ra năm 1999, đến năm 2008 thị xã Sông Công đã trở thành địa phương dẫn đầu toàn tỉnh trong chuyển dịch cơ cấu kinh tế: công nghiệp – xây dựng chiếm 76,83%; thương mại, dịch vụ 17,57%; nông lâm nghiệp và thủy sản 5,6%. Tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân giai đoạn 2001 – 2005 đạt 29,42%; giai đoạn 2006 – 2010 ước đạt 18,24%.

Đặc biệt, ngày 1-9-1999, Thủ tướng Chính Phủ đã ban hành Quyết định số 181/1999/QĐ-TTg về việc thành lập và phê duyệt dự án đầu tư xây dựng và kinh doanh kết cấu hạ tầng Khu công nghiệp tập trung Sông Công, với tổng diện tích quy hoạch 320 ha, trong đó giai đoạn I (Khu công nghiệp Sông Công I) là 69,37 ha, tổng mức đầu tư kết cấu hạ tầng là 76,985 tỷ đồng. Quyết định này đã khẳng định vị trí trung tâm công nghiệp của thị xã Sông Công. Với những chính sách ưu đãi về thuế, mặt bằng đất đai, xây dựng hạ tầng nhằm thu hút đầu tư của địa phương.

2.1.2.1. Một số chỉ tiêu kinh tế của thị xã Sông Công.

Trong những năm gần đây, thực hiện các chính sách và chương trình mục tiêu phát triển kinh tế-xã hội theo hướng CNH-HĐH của Đảng và Nhà nước. Bộ mặt kinh tế xã hội nông thôn thị xã Sông Công đã có những đổi thay đáng kể theo chiều hướng tích cực. Giá trị sản xuất ngày một nâng lên, cơ cấu kinh tế ngày càng chuyển dịch theo hướng hợp lý.

Qua bảng 2.2 ta thấy rằng GDP theo giá thực tế của thị xã Sông Công tăng bình quân là 50,04% trong giai đoạn 2006-2010 kéo theo đó là GDP bình quân đầu người tăng 47,34% trong giai đoạn này, nếu như năm 2006 GDP bình quân đầu người một năm đạt 12 triệu đồng thì đến năm 2010 con số này đã

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

lên tới 25,88 triệu đồng tính theo giá thực tế. Mức tăng này là khá cao so với các đơn vị trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên, và cao hơn mặt bằng chung của tỉnh. Xuất nhập khẩu của thị xã trong giai đoạn này tăng bình quân 17,66% chủ yếu là giá trị của các nhà máy sản xuất hàng xuất khẩu có trong khu công nghiệp, nếu năm 2006 giá trị mới đạt 2,23 triệu USD thì đến năm 2010 con số này lên tới 3,06 triệu USD.

Bảng 2.2: Một số chỉ tiêu kinh tế xã hội của thị xã Sông Công

(Nguồn: Ủy ban nhân dân thị xã Sông Công)

Thị xã Sông Công được coi là trọng điểm phát triển kinh tế trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên sau thành phố Thái Nguyên, nên chúng ta thấy năm 2006 mức tổng đầu tư trên địa bàn thị xã đạt 246,48 tỷ đồng thì năm 2010 tăng lên 855,84

Một phần của tài liệu một số giải pháp nhằm ổn định và phát triển kinh tế nông hộ bị thu hồi đất trong quá trình phát triển khu công nghiệp tại thị xã sông công, tỉnh thái nguyên (Trang 34)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(94 trang)