Thực trạng chung 50-

Một phần của tài liệu một số giải pháp nhằm ổn định và phát triển kinh tế nông hộ bị thu hồi đất trong quá trình phát triển khu công nghiệp tại thị xã sông công, tỉnh thái nguyên (Trang 52)

5. Kết cấu của luận văn 4-

2.3.1 Thực trạng chung 50-

Qua bảng số 2.7 ta thấy rằng số nông hộ của thị xã tăng lên trong giai đoạn 2006-2010 bình quân là 5,35%, điều này là một nghịch lý khi mà thị xã đang trong quá trình phát triển KCN mạnh mẽ, số diện tích đất nông nghiệp bị thu hồi tăng lên nhưng đó là thực tế bởi vì cùng với sự gia tăng dân số chung thì các gia đình trẻ mới xây dựng thường muốn ra riêng và phần lớn các nông hộ của thị xã nằm ở các xã nằm tách biệt với thị xã qua con sông Công, trong khu vực đó không có KCN mà đa số là các hộ thuần nông. Đây cũng vừa là cơ hội nhưng cũng là thách thức đối với việc phát triển mạnh mẽ kinh tế nông hộ của thị xã, bởi vì diện tích đất canh tác của hộ ngày càng giảm, giai đoạn 2006-2010 giảm trung bình là 5,72%.

Bảng số 2.7: Một số chỉ tiêu chung của nông hộ trên địa bàn thị xã

Chỉ tiêu Đơn vị 2006 2008 2010 So sánh 2008/2006 (%) 2010/2008 (%) BQ (%) Số nông hộ Hộ 6.540 6.850 7.258 104,74 105,96 105,35 Lao động nông nghiệp Người 11.664 11.456 9.424 98,22 82,26 90,24

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Diện tích đất canh

tác của nông hộ m2 1.350 1.266 1.200 93,78 94,79 94,28

Tỷ lệ thời gian lao

động của hộ % 75 78 79 104,00 101,28 102,64

Thu nhập bình quân của nông hộ

Tr.đ/hộ

/năm 4,14 8,66 11,46 209,07 132,24 170,66

(Nguồn: Ủy ban nhân dân thị xã Sông Công)

Cùng với sự tăng trưởng kinh tế mạnh mẽ của thị xã thì thu nhập trung bình/năm của hộ cũng tăng lên, mức tăng khá cao trong giai đoạn 2006-2008, trong giai đoạn này thu nhập của hộ tăng lên 109,07% (năm 2006 là 4,14 triệu đồng, năm 2008 là 8,66 triệu đồng) nhưng đến giai đoạn 2008-2010 (năm 2010 là 11,46 triệu đồng) thì con số này lại giảm đi, có nhiều nguyên nhân để giải thích vấn đề này nhưng nguyên nhân chính vẫn là do khủng hoảng kinh tế và mùa màng và chăn nuôi gặp nhiều khó khăn, nếu như giai đoạn 2008-2010 thu nhập của hộ tăng lên 32,24% thì gần như thu nhập thực tế cũng không tăng lên đáng kể bởi vì khi đó lạm phát của nước ta là khá cao. Dường như với tốc độ tăng trưởng cao của kinh tế thì áp lực lên kinh tế hộ cũng rõ rệt qua tỷ lệ thời gian lao động của nông dân tăng trung bình là 2,64% trong giai đoạn này do hộ phải có nhiều khoản chi tiêu hơn cho nên họ phải làm việc nhiều hơn, bên cạnh đó việc xây dựng KCN cũng tạo cho họ nhiều việc làm và nhiều cơ hội kiếm tiền hơn.

Một trong những tác động rõ rệt của CNH đến nông hộ, đó là số lao động làm nông nghiệp của thị xã giảm đi trung bình là 9,76% trong giai đoạn 2006- 2010, bởi vì ngày càng có nhiều việc làm hơn cho lao động nông nghiệp lựa chọn, từ đi làm thuê, chạy xe ôm, bán chà đá,…(xem hộp 2.1)

Hộp 2.1: Cơ hội việc làm

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

nữa mà cho người khác mượn hết, các con thì đi học, sáng đưa vợ ra cổng khu công nghiệp bán nước chè, rồi em đi chạy xe ôm, thu nhập cũng khá hơn làm ruộng”.

Một phần của tài liệu một số giải pháp nhằm ổn định và phát triển kinh tế nông hộ bị thu hồi đất trong quá trình phát triển khu công nghiệp tại thị xã sông công, tỉnh thái nguyên (Trang 52)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(94 trang)