Tình hình nghiên cứu trong và ngoài nước

Một phần của tài liệu Vai trò chụp cắt lớp vi tính trong hộichứng đau hố chậu phải cấp (Trang 39)

- Thủng túi mật: túi mật có thể thủng vào trong ổ phúc mạc hoặc vào

1.7. Tình hình nghiên cứu trong và ngoài nước

Cho đến nay chúng tôi thấy rằng, các nghiên cứu trong nước thường đi sâu vào từng chuyên đề của từng chuyên ngành như viêm ruột thừa, viêm túi thừa Merkel, viêm góc hồi manh tràng…Chưa có nghiên cứu nào bao quát toàn bộ nguyên nhân dẫn đến đau hố chậu phải.

Trên thế giới một số tác giả đã báo cáo về giá trị của chụp cắt lớp vi tính trong chẩn đoán đau HCP cấp tính, nguyên nhân chủ yếu của đau HCP cấp tính là VRT cấp [1], [13], [8], [54]. Mục đích của các nguyên cứu đế chẩn đoán phân biệt với VRT, làm giảm tỉ lệ cắt ruột thừa âm tính, chẩn đoán các nguyên nhân nội khoa (sỏi niệu quản, viêm manh tràng…) mà không phải phẫu thuật [13], [8], [7], [54].

Từ 1999 đến năm 2003, có nhiều nghiên cứu về giá trị của chụp CLVT về đặc điểm hình ảnh của VRT cấp trên CLVT cũng như giá trị của các phương tiện này trong chẩn đoán VRT cấp đã được báo cáo [21][13][22][23]. Kemel (2001) đã báo cáo hai dấu hiệu thường gặp nhất của VRT cấp là ruột thừa to (96%) và phù nề mô mỡ quanh ruột thừa (91%). Nhiều tác giả chọn ngưỡng đường kính ruột thừa trên CLVT là 6mm để chẩn đoán VRT cấp, Sivit [70] và Macari [37] (2003) đã đề xuất ngưỡng ruột thừa 7mm để chẩn đoán VRT cấp. Tuy nhiên, Sivit nhận thấy có nhiều sai sót trong chẩn đoán VRT cấp nên đã khuyến cáo cần phối hợp với các dấu hiệu thứ phát để chẩn đoán[70].

Từ năm 2003, Các tác giả tập trung báo các trường hợp biểu hiện không điển hình của VRT cấp trên CLVT. Moteki [68] đã cho rằng độ rộng lòng ruột thừa là dấu hiệu không điển hình để chẩn đoán VRT cấp trên CLVT. Trước đây các tác giả thường lấy đường kính ruột thừa ≥ 6mm là tiêu chuẩn chẩn đoán VRT cấp trên CLVT. Ives (2008) đã cho rằng đường kính ruột thừa trên 8,5mm và ngấm thuốc mạnh thành ruột thừa là hai dấu hiệu quan trọng để chẩn đoán. Lai (2012) cũng đánh giá vai trò độ mạnh của các dấu hiệu chẩn đoán VRT cấp trên CLVT[72]. Kim (2012) đã tập trung nghiên cứu đến các dấu hiệu không viêm ruột thừa không điển hình và đã xác định rằng thành ruột thừa ngấm thuốc mạnh và dày thành ruột thừa là hai dấu hiệu chính để giúp chẩn đoán xác định[73].

Ở Việt Nam, cũng đã có nhiều nghiên cứu để chẩn đoán VRT và phân biệt với các nguyên nhân khác. Năm 2008 Phạm Công Khánh và cộng sự tiến hành nghiên cứu “Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, giá trị của chẩn đoán hình ảnh và phẫu thuật u nhầy ruột thừa” cho rằng siêu âm và chụp CLVT có giá trị rất cao trong chẩn đoán u nhầy ruột thừa[16].

Trong công trình nghiên cứu đăng trên Tạp chí Việt Đức năm 2007, Trần Bình Giang đưa ra nhận xét chụp CLVT có giá trị chẩn đoán trong hơn 95% [17].

Năm 2010, với đề tài “Nghiên cứu giá trị của chụp cắt lớp vi tính trong chẩn đoán viêm ruột thừa cấp” của Doãn Văn Ngọc CLVT có độ nhạy 94,5%, độ chính xác 93,5 %, giá trị dương tính 98,8% giá trị của CLVT trong chẩn đoán vị trí, đường kính ruột thừa... [46].

Chương 2

ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Một phần của tài liệu Vai trò chụp cắt lớp vi tính trong hộichứng đau hố chậu phải cấp (Trang 39)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(124 trang)
w