KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ 1 K ết luận

Một phần của tài liệu Thực trạng và đề xuất giải pháp đẩy nhanh tiến độ dồn điền đổi thửa phục vụ sản xuất nông nghiệp huyện đô lương, tỉnh nghệ an (Trang 105)

B ảng 3.13 Tổng hợp kết quả phỏng vấn nông hộ ở2 xã nghiên cứu TT Nội dung phỏng vấn Hộđiều

KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ 1 K ết luận

Từ kết quả nghiên cứu ở trên, chúng tôi rút ra một số kết luận như sau: 1) Đô Lương là một huyện đồng bằng bán sơn địa, với tổng diện tích tự nhiên 35.008,35 ha; có 12.641,42 ha đất sản xuất nông nghiệp trồng cây hàng năm, trong đó diện tích thực hiện DĐĐT lần 2 là 8.894,24 ha (70,35%);

2) Trước dồn điền đổi thửa lần 2 (2010) mức độ manh mún về đất đai vẫn còn ở mức cao, cụ thể: bình quân thửa đất/hộ là 5,94 thửa; bình quân diện tích/thửa là 376,55m2; bình quân diện tích đất sản xuất nông nghiệp/khẩu là 554,72 m2; hệ số sử dụng đất bình quân đạt 2 lần. Sau dồn điền đổi thửa lần 2 (2014) bình quân thửa đất/hộ giảm 4,02 thửa đạt mức 1,92 thửa/hộ; bình quân diện tích/thửa tăng 713,45 m2, đạt mức 1.090 m2/thửa; bình quân diện tích đất sản xuất nông nghiệp/khẩu giảm 36,39 m2, còn mức 518,32 m2/khẩu; hệ số sử dụng đất tăng 0,5 lần, bình quân toàn huyện đạt 2,5 lần.

Sau DĐĐT lần 2 đồng ruộng được quy hoạch tập trung, khoa học. Hạ tầng giao thông, thủy lợi từng bước được đầu tư xây dựng, hình thành các vùng sản xuất chuyên canh tập trung quy mô hàng hóa như: vùng sản xuất lúa ứng dụng công nghệ cao 3.000 ha, vùng sản xuất lạc ứng dụng công nghệ cao 800 ha, vùng sắn nguyên liệu 1.000 ha, vùng trồng dâu nuôi tằm 350 ha, làm thay đổi bộ mặt nông thôn, tạo tiền đề để phát triển sản xuất nông nghiệp hàng hóa, đáp ứng yêu cầu xây dựng Nông thôn mới.

3) Kết quả nghiên cứu tại 2 xã đại diện cho 2 vùng đồng bằng và miền núi sự manh mún đất đai đã giảm đáng kể so với lần 1 đáp ứng yêu cầu quản lý và sử dụng đất ngày càng tốt hơn, cụ thể:

- Bình quân diện tích/thửa tăng từ 553,17 m2 lên 723,47 m2 (xã Đà Sơn) và 282,81m2 lên 1.603,57 m2 (xã Lam Sơn).

- Bình quân số thửa/hộ đã giảm từ 2,94 thửa/hộ xuống còn 2,04 thửa/hộ (xã Đà Sơn) và từ 11,6 xuống còn 1,94 thửa/hộ (xã Lam Sơn).

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 96 4) Dồn điền đổi thửa đã làm thay đổi toàn bộ cơ cấu sử dụng đất, cụ thể ở 2 xã nghiên cứu :

- Đất sản xuất nông nghiệp giảm 8,64 ha ở xã Đà Sơn và giảm 52,03 ha ở xã Lam Sơn; Đất giao thông tăng 6,72 ha (tăng 211%) ở xã Đà Sơn và tăng 27,52 ha (576%) ở xã Lam Sơn; Đất thủy lợi tăng 0,44 ha (tăng 222%) ở xã Đà Sơn và tăng 1,57 ha (tăng 399%) ở xã Lam Sơn.

- Không còn hiện tượng tranh chấp, lấn chiếm và khiếu nại tố cáo về đất sản xuất nông nghiệp trên phạm vi 2 xã nghiên cứu.

- Sau DĐĐT lần 2 cả 2 xã đều đã tổ chức lại sản xuất theo mô hình cánh đồng lớn, phân vùng sản xuất chuyên canh: vùng sản xuất lúa nước, vùng sản xuất rau màu, vùng nuôi trồng thủy sản, vùng phát triển trang trại,... theo điều kiện thích ngi của từng vùng đất, từng địa phương. Người dân phấn khởi, đầu tư sản xuất theo hướng thâm canh, hàng hóa, tạo nền tảng thu nhập ổn định, phát triển bền vững.

5) Từ các kết quả nghiên cứu chúng tôi đã đề xuất được 4 nhóm giải pháp để đẩy nhanh tiến độ DĐDT đó là: giải pháp tăng cường kiểm tra, giám sát và công khai hóa đến từng người dân về DĐĐT; giải pháp kỹ thuật; giải pháp tài chính và giải pháp tăng cường công tác tuyên truyền về DĐĐT cho người dân thấy rõ lợi ích của công tác DĐĐT, tạo động lực phát triển sản xuất, tạo đà xây dựng Nông thôn mới.

2. Kiến nghị

1) Hỗ trợ kinh phí thực hiện cấp đổi giấy chứng nhận QSDĐ cho người sử dụng đất sau khi đã hoàn thành DĐĐT để đảm bảo quyền lợi của người sử dụng đất, yên tâm đầu tư phát triển sản xuất.

2) Sau DĐĐT phải tổ chức sản xuất theo hướng hàng hóa, tập trung, quy mô lớn; tạo cơ chế, chính sách phù hợp để thu hút đầu tư; liên kết với doanh nghiệp xây dựng các cơ sở chế biến sản phẩm nông sản, tạo nên chuỗi giá trị từ sản xuất-thu hoạch-chế biến-tiêu thụ. Sản xuất gắn với chất lượng sản phẩm, thị trường tiêu thụ, phát triển bền vững./.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 97

CÁC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC ĐÃ CÔNG BỐ

A. Bài báo

1) Đánh giá công tác thu hồi đất, giao đất, cho thuê đất trên địa bàn Thị xã Cử Lò, tỉnh Nghệ An (2014) – Tạp chí Khoa học Đất (đồng tác giả).

Một phần của tài liệu Thực trạng và đề xuất giải pháp đẩy nhanh tiến độ dồn điền đổi thửa phục vụ sản xuất nông nghiệp huyện đô lương, tỉnh nghệ an (Trang 105)