Kết quả thực hiện dồn điền đổi thửa huyện Đô Lương đến

Một phần của tài liệu Thực trạng và đề xuất giải pháp đẩy nhanh tiến độ dồn điền đổi thửa phục vụ sản xuất nông nghiệp huyện đô lương, tỉnh nghệ an (Trang 72)

6 Thu nhập bình quân/người Triệu đồng 10,44 18,

3.2.5. Kết quả thực hiện dồn điền đổi thửa huyện Đô Lương đến

Theo số liệu báo cáo của UBND huyện Đô Lương, kết quả công tác DĐĐT huyện Đô Lương đến 2014 được tổng hợp ở bảng 3.5 sau đây:

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 63

Bảng 3.5. Kết quả dồn điền đổi thửa huyện Đô Lương đến 2014

TT Chỉ tiêu ĐVT

Trước DĐĐT (2010) Sau DĐĐT (2014) So sánh trước và sau DĐĐT

Toàn huyện

Vùng

đồng

bằng miVùng ền núi huyToàn ện

Vùng

đồng

bằng miVùng ền núi huyToàn ện

Vùng đồng bằng Vùng Miền núi 1 Số xã thực hiện xã 32 20 12 32 20 12 2 Số hộ T.gia dồn đổi Hộ 39.753 24.986 14.767 39.830 25.034 14.796 77 48 29 3 Tổng DT dồn đổi Ha 8.894 4.821 4.073 8.311 4.518 3.793 -584 -303 -280 4 Tổng số thửa đất Thửa 236.207 119.825 116.382 76.250 46.012 30.238 -159.957 -73.813 -86.144 5 BQ thửa đất /hộ Thửa 5,94 4,80 7,88 1,92 1,84 2,05 -4,02 -2,96 -5,83 6 Bình quân DT/ thửa m2 376,55 402,35 349,98 1.090,00 981,28 1.254,27 713,45 578,93 904,29 7 BQ DT SXNN/khẩu m2 554,72 490,09 657,32 518,32 459,28 612,05 -36,40 -30,81 -45,27 8 Hệ số sử dụng đất Lần 2,00 2,30 1,70 2,50 3,00 2,00 0,50 0,70 0,30

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 64

3.2.5.1. Tình hình ruộng đất huyện Đô Lương trước DĐĐT

Từ bảng số liệu 3.5 ta thấy: trước DĐĐT lần 2 (2010) trên địa bàn huyện Đô Lương có 8.894 ha đất sản xuất nông nghiệp được dồn đổi, được chia thành 236.207 ô thửa. Bình quân đạt 5,94 thửa/hộ (vùng miền núi 7,88, vùng đồng bằng 4,8 thửa/hộ); diện tích đất sản xuất bình quân/khẩu đạt 554,72 m2 (vùng miền núi 657,32, vùng đồng bằng 490,09 m2/khẩu); quy mô thửa bình quân đạt 376,55m2/thửa (vùng miền núi 402,35 m2, vùng đồng bằng 349,98 m2/thửa).

Điều đó cho thấy, trước DĐĐT lần 2 (2010) chưa hình thành được vùng chuyên canh tập trung quy mô lớn; việc chuyển đổi ruộng đất mới thực hiện chủ yếu trên đất trồng lúa; cơ sở hạ tầng phục vụ sản xuất như giao thông, thủy lợi nội đồng chưa được quy hoạch, thiết kế đồng bộ; quỹ đất công ích còn phân tán, vị trí không phù hợp,…dẫn đến nhiều bất cập trong công tác quản lý đất đai và tổ chức phát triển sản xuất, đặc biệt là chưa đáp ứng được yêu cầu trong việc thực hiện Chương trình mục tiêu Quốc gia về xây dựng Nông thôn mới.

3.2.5.2. Kết quả DĐĐT lần 2 huyện Đô Lương (2014)

Thực hiện Chỉ thị 08-CT/TU ngày 08/5/2012 của BTV Tỉnh ủy Nghệ An, huyện Đô Lương đã chỉ đạo lựa chọn triển khai 3 xã điểm (Thịnh Sơn, Lưu Sơn và Thuận Sơn) thực hiện điểm trong năm 2012 để rút kinh nghiệm. Năm 2013, tiến hành triển khai đồng loạt trên quy mô toàn huyện. Đến tháng 6/2014, toàn huyện (32/32 xã) hoàn thành Đề án DĐĐT và được UBND huyện phê duyệt; việc giao đất trên bản đồ cho Tiểu ban chỉ đạo DĐĐT ở các thôn, xóm đạt 100%; có 9/32 xã đã hoàn thành công tác DĐĐT lần 2, trong đó 8 xã đồng bằng (bao gồm 3 xã điểm) và 01 xã miền núi. Nguyên nhân là vùng đồng bằng điều kiện địa hình thuận lợi, diện tích ruộng tập trung nên công tác dồn đổi thuận lợi, công tác chuẩn bị nhanh gọn hơn ở vùng miền núi, đặc biệt là khâu xác định hệ số chuyển đổi (hệ số K). 23 xã còn lại đã hoàn thành việc bốc thăm giao đất trên bản đồ, sau vụ hè thu (tháng 8/2014) triển khai giao đất ngoài thực địa, kết hợp làm thủy lợi, giao thông nội đồng.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 65 Đến tháng 12/2014, toàn huyện Đô Lương đã hoàn thành công tác DĐĐT lần 2 với các chỉ tiêu bình quân đạt 1,92 thửa/hộ, diện tích trung bình đạt 1.090 m2/thửa. Qua thực tế giao đất ở thực địa cho thấy diện tích, vị trí giao đất cho các hộ ở thực địa và trên bản đồ theo phương án DĐĐT cơ bản phù hợp. Nguyên nhân do các xã vừa hoàn thành công tác đo đạc lập bản đồ địa chính và sử dụng hệ thống bản đồ địa chính để xây dựng phương án DĐĐT. Vì vậy, các chỉ tiêu trong phương án DĐĐT ở các xã và toàn huyện đề ra cơ bản đều đạt và vượt. Đây là tiền đề quan trọng để tổ chức sản xuất nông nghiệp theo hướng tập trung, chuyên canh hàng hóa, từng bước tái cấu trúc ngành nông nghiệp, góp phần đẩy nhanh Chương trình MTQG xây dựng NTM trên địa bàn toàn huyện.

Việc cấp đổi giấy chứng nhận quyền sử dụng đất nông nghiệp đang tiếp tục tiến hành đo đạc cấp đổi đồng thời cùng với công tác kiêm kê đất đai, lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất năm 2014 theo Chỉ thị số 21/CT-TTg ngày 1/8/2014 của Thủ tướng Chính phủ.

Từ số liệu tổng hợp tại bảng 3.5 cho thấy: - Số xã thực hiện DĐĐT: 32/32 đạt 100%;

- Số hộ được giao đất nông nghiệp và tham gia thực hiện DĐĐT là 39.830 hộ, chiếm 83,79% số hộ trên toàn huyện;

- Diện tích đất nông nghiệp thực hiện dồn đổi lần 2 còn lại là 8.310,7 ha, chiếm 65,75% đất sản xuất nông nghiệp trồng cây hàng năm của huyện;

- Tổng số thửa đất còn lại 76.250 thửa, bình quân đạt 1,92 thửa/hộ (đồng bằng 1,84, miền núi 2,05 thửa/hộ);

- Quy mô thửa đất được tăng lên, diện tích bình quân/ thửa đạt 1.090m2 (đồng bằng 981,28 m2, miền núi 1.254,27 m2).

- Bình quân diện tích đất sản xuất nông nghiệp/khẩu đạt 518,32 m2

(đồng bằng 459,28 m2, miền núi 612,05 m2).

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 66 - Trong quá trình triển khai, các địa phương đã lồng ghép xây dựng phương án DĐĐT kết hợp với quy hoạch giao thông, thủy lợi nội đồng, phương án bố trí sản xuất trên cơ sở quy hoạch xây dựng NTM; Hệ thống giao thông, thủy lợi nội đồng được quy hoạch và xây dựng đồng bộ, với tổng khối lượng đào đắp đạt 3.294.024 m3, trong đó giao thông 3.010.744 m3, thủy lợi 283.280 m3.

- Đồng ruộng được chỉnh trang, bố trí hợp lý, thuận lợi và hiệu quả, tăng cường công tác quản lý nhà nước về đất đai, không còn hiện tượng chiếm dụng đất nông nghiệp, sử dụng sai mục đích, tranh chấp, lấn chiếm,... Đặc biệt, đã thay đổi tập quán canh tác sản xuất cũ, người dân đã mạnh dạn đầu tư sản xuất, chuyển từ hình thức sản xuất nhỏ lẻ sang tập trung, chuyên canh, quy mô lớn (Tổng cục thống kê-2011). Sau chuyển đổi đã hình thành các vùng sản xuất chuyên canh tập trung; hình thành các trang trại chăn nuôi kết hợp trồng trọt, nuôi trồng thủy sản; xuất hiện nhiều mô hình sản xuất có giá trị kinh tế cao như sản xuất lúa giống, lúa chất lượng cao, trồng dâu nuôi tằm,...

3.2.5.3. So sánh kết quả trước và sau DĐĐT huyện Đô Lương

Từ kết quả DĐĐT đạt được, chúng tôi đã tổng hợp và so sánh một số chỉ tiêu và kết quả thể hiện ở bảng 3.5, cho thấy:

- Số hộ được giao đất sản xuất nông nghiệp trước và sau dồn điền đổi thửa có sự thay đổi, từ 39.756 hộ (2010) đã tăng lên 39.830 hộ (2014) toàn huyện tăng 77 hộ. Nguyên nhân là do tách hộ.

- Diện tích đất sản xuất nông nghiệp toàn huyện sau DĐĐT đã giảm từ 8.894,24 ha (2010) xuống còn 8.310,70 ha (2014), giảm 583,54 ha. Nguyên nhân do quy hoạch lại đồng ruộng, quỹ đất chuyển sang làm đường giao thông, thuỷ lợi nội đồng theo tiêu chí xây dựng NTM và các mục đích phi nông nghiệp khác,...

- Số thửa đất trồng cây hàng năm toàn huyện giảm từ 236.207 thửa (2010) xuống còn 76.250 thửa (2014), giảm 159.957 thửa (67,72%).

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 67 (2014). Trong đó, thửa có diện tích nhỏ nhất là 25 m2 (xã Lam Sơn) đã tăng lên 377,5 m2, thửa có diện tích lớn nhất đạt 6.917 m2 (xã Yên Sơn);

- Bình quân số thửa đất/ hộ giảm từ 5,94 thửa (2010) xuống còn 1,92 thửa/ hộ (2014), giảm 4,02 thửa.

- Hệ số sử dụng đất bình quân tăng từ 2 lần (2010) lên 2,5 lần (2014). Nguyên nhân là đồng ruộng được cải tạo, giao thông, thủy lợi được đầu tư, tạo điều kiện thâm canh tăng vụ, đặc biệt diện tích trồng rau màu và diện tích trồng ngô vụ đông trên đất lúa.

Một phần của tài liệu Thực trạng và đề xuất giải pháp đẩy nhanh tiến độ dồn điền đổi thửa phục vụ sản xuất nông nghiệp huyện đô lương, tỉnh nghệ an (Trang 72)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(112 trang)