Điều kiện tự nhiên

Một phần của tài liệu Thực trạng và đề xuất giải pháp đẩy nhanh tiến độ dồn điền đổi thửa phục vụ sản xuất nông nghiệp huyện đô lương, tỉnh nghệ an (Trang 48)

3.1.1.1. Vị trí địa lý

Hình 3.1. Vị trí huyện Đô Lương trong tỉnh Nghệ An

Đô Lương là huyện thuộc khu vực đồng bằng, nằm ở phía Tây của tỉnh Nghệ An, có đặc điểm địa hình bán sơn địa. Diện tích tự nhiên là 35.008,35 ha, chiếm 2,12% diện tích tỉnh Nghệ An.

Vị trí địa lý nằm trong khoảng từ 105015' đến 105045' độ kinh Đông và 18055' đến 19010' độ vĩ Bắc. Địa giới hành chính được xác định như sau:

- Phía Bắc giáp huyện Tân Kỳ;

- Phía Nam giáp huyện Nam Đàn và huyện Thanh Chương; - Phía Đông giáp huyện Yên Thành và huyện Nghi Lộc; - Phía Tây giáp huyện Thanh Chương và huyện Anh Sơn.

Huyện Đô Lương có 33 đơn vị hành chính (32 xã và 1 thị trấn) trong đó, Thị trấn Đô Lương là trung tâm huyện lỵ, là giao điểm của các trục giao thông chính như: Quốc lộ 7, quốc lộ 46 và quốc lộ 15, đường Hồ Chí Minh,...

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 39 nên có điều kiện để giao lưu và mở rộng quan hệ kinh tế, văn hoá, xã hội với các địa phương trong nước và với nước bạn Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào.

3.1.1.2. Địa hình, địa mạo

Huyện Đô Lương được giới hạn bởi vùng núi Tây Bắc (huyện Tân Kỳ), vùng núi Tây Nam (huyện Thanh Chương, Anh Sơn) và vùng đồng bằng (huyện Yên Thành, Nghi Lộc, Nam Đàn). Trên cơ sở những đặc điểm về vị trí, điều kiện địa hình, Đô Lương được phân thành 2 vùng kinh tế, sinh thái đặc trưng như sau:

Hình 3.2: Phân vùng lãnh thổ huyện Đô Lương

a) Vùng miền núi:

Gồm 12 xã: Ngọc Sơn, Lam Sơn, Bồi Sơn, Giang Sơn Đông, Giang Sơn Tây, Hồng Sơn, Bài Sơn, Hiến Sơn, Trù Sơn, Đại sơn, Nhân Sơn và Mỹ Sơn. Diện tích tự nhiên 18.798,40ha, chiếm 53,7% diện tích của huyện, dân số năm 2014 là 66.056 người, chiếm 34,37% dân số toàn huyện.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 40 Vùng miền núi được chia thành 2 tiểu vùng bán sơn địa Tây Bắc và bán sơn địa Đông Nam. Đặc điểm ở vùng này là xen kẽ 2 dạng địa hình đồi và thung lũng. Địa hình đồi chạy theo hướng Đông Bắc (từ xã Giang Sơn Tây đến Ngọc Sơn) và dạng địa hình thung lũng (dạng thung lũng lòng chảo có suối chảy qua gồm các xã Giang Sơn Đông, Hồng Sơn, Bài Sơn; dạng thung lũng dốc nghiêng gồm các xã Bồi Sơn, Lam Sơn). Là vùng có tiềm năng phát triển nông nghiệp toàn diện, đặc biệt là kinh tế vườn đồi, sản xuất nông lâm kết hợp, có lợi thế về giao thông, địa hình, mặt bằng xây dựng, có nguồn nước khoáng nóng ở xã Giang Sơn Đông.

b) Vùng đồng bằng:

Gồm Thị trấn Đô Lương và 20 xã: Tràng Sơn, Đông Sơn, Yên Sơn, Văn Sơn, Thịnh Sơn, Hòa Sơn, Lạc Sơn, Xuân Sơn, Minh Sơn, Tân Sơn, Quang Sơn, Thái Sơn, Thượng Sơn, Nam Sơn, Bắc Sơn, Đặng Sơn, Lưu Sơn, Đà Sơn, Trung Sơn và Thuận Sơn. Diện tích tự nhiên 16.209,60 ha, chiếm 46,30% diện tích của huyện, dân số năm 2014 là 126.143 người, chiếm 65,63% dân số toàn huyện.

Đặc điểm của vùng này là địa hình tương đối bằng phẳng, độ cao từ 9m đến 20m, xung quanh có nhiều vùng đồi chia cắt, có hệ thống ngòi lạch của sông Rào Gang nên dễ thoát nước. Đây là vùng trung tâm chính trị - kinh tế - văn hoá - xã hội và cũng là vùng trọng điểm lúa của tỉnh, có ưu thế sản xuất lương thực, thực phẩm, trồng dâu nuôi tằm, phát triển nghề thủ công mỹ nghệ, khai thác vật liệu xây dựng. Có lợi thế về giao lưu kinh tế gắn với trung tâm huyện và các vùng trong huyện.

3.1.1.3. Khí hậu

Đô Lương có chế độ khí hậu phức tạp, mang tính chất khí hậu nhiệt đới nóng ẩm, mưa nhiều, song phân bố không đều giữa các tháng trong năm, khí hậu được chia làm 2 mùa, mùa Đông và mùa Hè rõ rệt; ngoài ra còn chịu ảnh hưởng của gió Tây Nam (gió Lào). Theo số liệu tổng hợp từ 2005-2014 của

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 41 Trạm khí tượng Đô Lương, cho thấy:

- Nhiệt độ: Nhiệt độ bình quân hàng năm từ 230- 240C; nhiệt độ cao nhất trong năm là 400C - 410C (tháng 7) nhiệt độ thấp nhất trong năm là 120C (tháng 1). - Nắng: Số giờ nắng trung bình trong năm khoảng 1.500 - 1.700 giờ, bình quân trong tháng khoảng 1.668 giờ. Các tháng có nắng nhiều là tháng 5, tháng 6 và tháng 7, bình quân tới 7 đến 8 giờ/ngày. Tháng ít nắng nhất là tháng 2 bình quân có 1,6 giờ/ngày.

- Lượng mưa: Lượng mưa bình quân hàng năm là 1.879 mm, tập trung chủ yếu vào tháng 3; thời gian từ tháng 8 đến tháng 10 lượng mưa bình quân trên 1.000mm, chiếm 60% lượng mưa cả năm.

Trong những tháng mùa khô (từ tháng 11 đến tháng 7 năm sau) thì lượng mưa thấp (khoảng 750mm) trong khi đó lượng nước bốc hơi lại lớn do nhiệt độ những tháng này cao vì vậy thường gây hạn hán cho vụ đông xuân.

- Độ ẩm không khí: Độ ẩm không khí bình quân 85%; tháng có độ ẩm thấp nhất là 50% (tháng 6, tháng 7) và tháng có độ ẩm cao nhất là 95% (tháng 10, tháng 11).

- Gió, bão: Hàng năm huyện thường phải chịu ảnh hưởng của 2 hướng gió chính là gió Tây Nam và gió mùa Đông Bắc.

Gió Tây Nam thổi từ tháng 4 đến tháng 9, mạnh nhất từ tháng 6 đến tháng 7. Gió Tây Nam ảnh hưởng rất lớn đến sản xuất vụ Đông Xuân (thời kỳ ra hoa, thu hoạch), gieo cấy hè thu và vụ mùa.

Gió mùa Đông Bắc thổi từ tháng 10 năm trước đến tháng 2 năm sau, do nhiệt độ không khí xuống thấp, giá rét kéo dài ảnh hưởng đến gieo trồng vụ Đông Xuân.

3.1.1.4. Thuỷ văn

Chế độ thuỷ văn của huyện phụ thuộc lớn nhất từ 2 con sông chính là sông Lam chảy qua địa phận huyện Đô Lương khoảng 20 km, sông Đào khoảng 9 km. Đây là những con sông có vai trò quan trọng để phát triển kinh

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 42 tế như cung cấp nước chính cho sản xuất nông nghiệp, đồng thời cũng là nơi tiêu thoát nước, phát triển giao thông đường thuỷ, ngoài ra còn tạo môi trường sinh thái, phát triển du lịch,... trên địa bàn huyện và tỉnh Nghệ An.

Ngoài ra chế độ thuỷ văn của huyện còn chịu ảnh hưởng bởi sông Khuôn và các khe suối nhỏ như khe ngầm Lam Sơn, Hói Quai (Bồi Sơn), Hói Cấm (Tân Sơn) và các ao hồ trong khu dân cư.

3.1.1.5. Các nguồn tài nguyên 3.1.1.5.1. Tài nguyên đất

Huyện Đô Lương có 5 nhóm đất chính, 13 loại đất như sau:

- Nhóm đất phù sa: Nhóm đất phù sa được phân bố ở những vùng đồng bằng và thung lũng của các xã vùng bán sơn địa Tây Bắc và Đông Nam của huyện, có diện tích khoảng 15.770 ha, chiếm 44,47% diện tích tự nhiên; trong nhóm đất phù sa có các loại:

+ Đất phù sa được bồi hàng năm có diện tích khoảng 910 ha, chiếm 5,70%, được phân bố ở các xã dọc theo sông Lam. Đặc điểm của loại đất này là hàm lượng chất dinh dưỡng khá, trung tính, ít chua, thành phần cơ giới nhẹ, thích hợp với cây màu và cây công nghiệp ngắn ngày.

+ Đất phù sa không được bồi có diện tích khoảng 13.405 ha, chiếm 37,80% được phân bố ở các dạng địa hình khác nhau;

+ Đất phù sa không được bồi, không glây, không kết von, phân bố ở địa hình vàn, đất có màu xám sẫm hoặc vàng nhạt.

+ Đất phù sa không được bồi có sản phẩm Feralitic phân bố ở địa hình vùng cao và các xã bán sơn địa, loại đất này thích hợp cho trồng lúa, lúa màu và cây công nghiệp ngắn ngày.

+ Đất phù sa không được bồi bị glây phân bố ở địa hình vùng thấp, loại đất này hàng năm thường bị ngập nước, quá trình glây trong đất xảy ra mạnh, đất có màu xám xanh, thành phần cơ giới nặng vì vậy trước khi canh tác cần tháo nước, cày ải đồng thời bón vôi và lân.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 43 + Đất bạc màu có diện tích khoảng 145 ha, chiếm 0,40%; được phân bố ở địa hình vùng cao của các xã tiếp giáp với đồi núi.

- Nhóm đất dốc tụ: Nhóm đất này có khoảng 266 ha, chiếm 0,75% diện tích tự nhiên của huyện; được phân bố ở thung lũng của các xã vùng Tây Bắc, thành phần cơ giới thường trung bình hoặc nhẹ, do sự hình thành của chúng phụ thuộc vào sản phẩm dốc tụ, đất có phản ứng chua, loại đất này thích hợp với trồng lúa.

- Nhóm đất nâu vàng: Nhóm đất này có diện tích khoảng 145 ha, chiếm 0,40% diện tích tự nhiên của huyện; được phát triển trên phù sa cổ và lũy tích, phân bố rải rác thành các giải đồi thấp, lượn sóng thuộc các xã Bồi Sơn, Hồng Sơn, Giang Sơn... loại đất này thích hợp trồng cây dài ngày như chè, trẩu, cam chanh, bưởi,...

- Nhóm đất Feralít đỏ vàng vùng đồi: Nhóm này có diện tích khoảng 10.420 ha, chiếm 29,39% diện tích tự nhiên của huyện; gồm các loại sau:

+ Đất Feralít đỏ vàng phát triển trên đá vôi: diện tích khoảng 25 ha, tập trung chủ yếu xung quanh lèn đá vôi thuộc các xã Bồi Sơn.

+ Đất Feralít đỏ vàng phát triển trên phiến sét: diện tích khoảng 9.500 ha, chiếm 26,79% được phân bố ở các xã vùng miền núi Tây Bắc và các xã bán sơn địa; đặc điểm là thành phần cơ giới thịt trung bình đến thịt nặng, có khả năng giữ nước tốt, thích hợp trồng các loại hoa màu và cây lâu năm.

+ Đất Feralít đỏ vàng phát triển trên đá cát kết: diện tích khoảng 270 ha, chiếm 0,76% được phân bố ở các xã Đại Sơn, Mỹ Sơn và Minh Sơn; đặc điểm là đất có màu vàng, kết cấu tương đối rời rạc, thấm nước nhanh và dễ bị rửa trôi, đất chua và thành phần cơ giới nhẹ, nghèo mùn, khả năng trao đổi thấp, nghèo chất dinh dưỡng.

+ Đất Feralít đỏ vàng phát triển trên Macma axit: diện tích khoảng 690 ha, chiếm 1,95%; phân bố ở các xã vùng miền núi Tây Nam; đặc điểm là đất có màu đỏ đến vàng nâu, tầng đất mỏng, có thể khai thác trồng cây công

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 44 nghiệp dài ngày, cây ăn quả và cây công nghiệp ngắn ngày.

- Nhóm Đất Feralít xói mòn trơ sỏi đá: diện tích khoảng 7.540 ha, chiếm 21,26%; được phân bố ở các xã vùng miền núi Đông Nam và Tây Bắc; đặc điểm là tầng đất dày không quá 30cm, lẫn nhiều sỏi đá, có nơi đá mẹ trơ trên bề mặt; phù hợp trồng rừng nguyên liệu, phát triển lâm nghiệp. (UBND huyện Đô Lương, 2015).

3.1.1.5.2. Tài nguyên nước

- Nguồn nước mặt: Hệ thống sông suối, mặt nước trên địa bàn huyện có diện tích 1.708,69 ha, chiếm 4,8% diện tích tự nhiên. Nguồn nước mặt dồi dào, phong phú từ các sông như sông Lam, sông Đào, sông Khuôn, các khe suối, các ao hồ trong khu dân cư và lượng mưa hàng năm nhiều nên đủ để đáp ứng nhu cầu sản xuất như trồng lúa, màu, trồng cây hàng năm khác và phục vụ đời sống của nhân dân.

- Nguồn nước ngầm: đa dạng và phong phú, nhân dân vẫn đang khai thác để sử dụng. Ngoài ra còn có nguồn nước khoáng nóng ở xã Giang Sơn Đông, hiện đã lập quy hoạch, kế hoạch đưa vào khai thác và sử dụng. Để đảm bảo khai thác, sử dụng nguồn nước ngầm bền vững, cần được quản lý, đánh giá trữ lượng và chất lượng cũng như yêu cầu bảo vệ môi trường.

3.1.1.5.3. Tài nguyên rừng

So với các huyện đồng bằng trong tỉnh thì Đô Lương là huyện có diện tích rừng khá lớn. Phần lớn là rừng trồng (thông) đã vào giai đoạn khép tán và phát triển tốt. Đây là vùng nguyên liệu lớn cho sản xuất chế biến nhựa thông, đem lại giá trị kinh tế cao cho huyện trong tương lai. Rừng tự nhiên phần lớn là rừng nghèo do hậu quả chặt phá rừng trong những năm trước đây, hiện nay đang được giao, khoanh nuôi, bảo vệ, phục hồi có hiệu quả. Khai thác gỗ, kể cả cho nguyên liệu giấy đạt 22.500 tấn/năm; khai thác nhựa thông đạt 250 tấn/năm. Tài nguyên rừng có vai trò quan trọng không chỉ về kinh tế mà còn đảm bảo phòng hộ, cải tạo môi trường sinh thái, an ninh quốc phòng, góp

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 45 phần hạn chế lũ lụt, hạn hán xảy ra ở hạ lưu, vì vậy cần có biện pháp bảo vệ, khai thác hợp lý, đảm bảo phát triển bền vững.

Một phần của tài liệu Thực trạng và đề xuất giải pháp đẩy nhanh tiến độ dồn điền đổi thửa phục vụ sản xuất nông nghiệp huyện đô lương, tỉnh nghệ an (Trang 48)