Nhóm các yếu tố kinh tế-xã hộ

Một phần của tài liệu Thực trạng và đề xuất giải pháp đẩy nhanh tiến độ dồn điền đổi thửa phục vụ sản xuất nông nghiệp huyện đô lương, tỉnh nghệ an (Trang 42)

a) Các yếu tố kinh tế - kỹ thuật:

Các biện pháp kỹ thuật của con người tác động vào đất đai, cây trồng, vật nuôi nhằm tạo ra các yếu tố của quá trình sản xuất để hình thành, phân bố và tích luỹ năng suất kinh tế. Đây là những tác động có hiểu biết sâu sắc về đối tượng sản xuất, về thời tiết, điều kiện môi trường và thể hiện những dự báo thông minh. Lựa chọn các tác động kỹ thuật, lựa chọn chủng loại và cách sử dụng đầu vào phù hợp với quy luật tự nhiên của sinh vật nhằm đạt được mục tiêu đề ra.

Theo các nhà phân tích trên thế giới, ở các nước phát triển khi có sự tác động tích cực của kỹ thuật, giống mới, thuỷ lợi, phân bón tới hiệu quả thì cũng đặt ra yêu cầu mới đối với tổ chức sử dụng đất. Đến thể kỷ XXI, nông nghiệp nước ta đã ứng dụng các tiến bộ KHKT vào sản xuất, góp phần tăng đến 30% năng suất kinh tế (Viện quy hoạch và thiết kế nông nghiệp, 2003). Như vậy nhóm các yếu tố kỹ thuật có ý nghĩa đặc biệt quan trọng trong quá trình khai thác đất theo chiều sâu và nâng cao hiệu quả sử dụng đất sản xuất nông nghiệp,

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 33 các biện pháp kỹ thuật gồm:

- Biện pháp kinh tế: Hỗ trợ kinh phí, huy động nguồn lực thực hiện công tác DĐĐT; vay vốn, hỗ trợ giá nông sản, đầu tư phát triển sản xuất...

- Biện pháp sinh học: thay đổi giống, bố trí cơ cấu cây trồng phù hợp với điều kiện tự nhiên tạo nên các vùng chuyên canh lớn...

- Biện pháp kỹ thuật: xây dựng hệ thống thuỷ lợi, giao thông nội đồng; quy hoạch đồng ruộng; cải tạo đất, chăm sóc, thu hoạch và bảo quản sản phẩm sau thu hoạch...

- Biện pháp quản lý: Xây dựng phương án DĐĐT phù hợp, dân chủ công khai, thực hiện quyết liệt, triệt để; Bố trí cơ cấu cây trồng, vật nuôi phù hợp với điều kiện đất đai gắn với DĐĐT; Xây dựng, đề xuất, thực hiện các cơ chế chính sách đồng bộ, thúc đẩy sản xuất phát triển...

b) Các yếu tố xã hội:

Các yếu tố xã hội có ảnh hưởng đến công tác DĐĐT và hiệu quả sản xuất nông nghiệp đó là:

- Kinh nghiệm, tập quán sản xuất nông nghiệp, trình độ, năng lực của các chủ thể sản xuất kinh doanh, trình độ đầu tư.

- Sự ổn định chính trị xã hội, các chính sách khuyến khích đầu tư phát triển sản xuất nông nghiệp của Đảng và Nhà nước.

- Hệ thống chính sách: chính sách đất đai, chính sách điều chỉnh cơ cấu đầu tư, chính sách hỗ trợ sản xuất nông nghiệp, chính sách thuế xuất nhập khẩu nông sản, chính sách tín dụng và ngân hàng.

- Hệ thống thị trường: có 3 yếu tố chủ yếu ảnh hưởng là năng suất, chất lượng cây trồng, hệ số quay vòng đất, thị trường đầu vào và đầu ra cho sản phẩm nông nghiệp.

Một phần của tài liệu Thực trạng và đề xuất giải pháp đẩy nhanh tiến độ dồn điền đổi thửa phục vụ sản xuất nông nghiệp huyện đô lương, tỉnh nghệ an (Trang 42)