Tình hình quản lý sử dụng đất huyện Đô Lương

Một phần của tài liệu Thực trạng và đề xuất giải pháp đẩy nhanh tiến độ dồn điền đổi thửa phục vụ sản xuất nông nghiệp huyện đô lương, tỉnh nghệ an (Trang 60)

6 Thu nhập bình quân/người Triệu đồng 10,44 18,

3.1.3.Tình hình quản lý sử dụng đất huyện Đô Lương

3.1.3.1. Tình hình quản lý đất đai

3.1.3.1.1. Ban hành các văn bản về quản lý, sử dụng đất và tổ chức thực hiện

Việc ban hành và tổ chức thực hiện các văn bản về quản lý, sử dụng đất đã được UBND huyện quan tâm, ban hành nhiều quyết định, văn bản chỉ đạo để thực hiện Luật Đất đai năm 1993, Luật sửa đổi một số điều của Luật Đất đai năm 1998, 2001 cũng như các văn bản dưới Luật, góp phần quan trọng

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 51 trong công tác quản lý đất đai trên địa bàn. Sau khi Luật Đất đai năm 2003 có hiệu lực, UBND huyện đã thực hiện và ban hành nhiều văn bản để thực hiện Luật Đất đai năm 2003 và Nghị định 181/2004/NĐ-CP ngày 29/10/2004 của Chính phủ. Vì vậy việc quản lý đất đai ngày càng chặt chẽ hơn, đất đai được giao cho các tổ chức, hộ gia đình, cá nhân sử dụng ổn định lâu dài, đem lại hiệu quả cao.

3.1.3.1.2. Xác định địa giới hành chính, lập và quản lý hồ sơđịa giới hành chính

UBND huyện đã tiến hành xác định lại ranh giới hành chính trên cơ sở hồ sơ tài liệu 364/CT cũng như tài liệu đo đạc 299/TTg và đo đạc chỉnh lý bổ sung. Đến 2010 địa giới hành chính giữa huyện với các huyện giáp ranh đã được xác định bởi các yếu tố địa vật cố định hoặc mốc giới trên thực địa và được chuyển vẽ lên bản đồ. Bên cạnh đó, việc lập và quản lý hồ sơ địa giới hành chính cấp huyện và các xã, thị trấn cũng được UBND huyện thực hiện theo đúng quy định của pháp luật, đáp ứng việc quản lý địa giới hành chính cũng như phục vụ các yêu cầu chung của ngành.

3.1.3.1.3. Công tác khảo sát, đo đạc, đánh giá, phân hạng đất; lập bản đồđịa chính, bản đồ hiện trạng sử dụng đất, bản đồ quy hoạch sử dụng đất.

Công tác đo đạc lập bản đồ địa chính đã được thực hiện ở 33 xã, thị trấn; bản đồ hiện trạng sử dụng đất và bản đồ quy hoạch sử dụng đất cũng đã được thực hiện cùng với điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất giai đoạn 2007 - 2010 được UBND tỉnh phê duyệt. Việc lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất của cấp huyện và cấp xã cùng với công tác kiểm kê đất đai 01/01/2010 đã thực hiện; đồng thời đã tiến hành lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất năm 2010 và định hướng đến năm 2020 của huyện.

3.1.3.1.4. Công tác quy hoạch sử dụng đất, kế hoạch sử dụng đất hàng năm.

Huyện đã tiến hành lập quy hoạch sử dụng đất dài hạn và lập kế hoạch sử dụng đất hàng năm, lập quy hoạch chi tiết (đã điều chỉnh) đô thị của thị trấn Đô Lương. Kỳ điều chỉnh quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất gần đây nhất

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 52 là quy hoạch giai đoạn 2010-2020, kế hoạch sử dụng đất 2010 - 2015 huyện làm cơ sở cho việc xây dựng các công trình kinh tế - xã hội.

3.1.3.1.5. Công tác giao đất, cho thuê đất, thu hồi đất, chuyển mục đích sử

dụng đất.

Việc giao đất ổn định, lâu dài cho các đối tượng sử dụng là một bước tiến mới trong nhận thức về quản lý đất đai, một giải pháp quan trọng nhằm khắc phục tình trạng vô chủ, sử dụng kém hiệu quả, đồng thời tạo điều kiện cho các đối tượng yên tâm đầu tư phát triển sản xuất và kinh doanh, bước đầu thu hút vốn đầu tư của nhân dân và các thành phần kinh tế, tạo bước phát triển mới cho các ngành. Công tác thu hồi đất của các cá nhân, tổ chức sử dụng đất không đúng mục đích, không đúng thẩm quyền được tiến hành thường xuyên.

3.1.3.1.6. Việc đăng ký quyền sử dụng đất, lập và quản lý hồ sơđịa chính, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.

Đến 2014 toàn huyện đã cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho 39.519/42.774 hộ sử dụng đất nông nghiệp; 38.651/43.134 hộ cấp đất ở nông thôn và 1.700/1.868 hộ đã cấp đất ở đô thị. Tiến độ cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất còn chậm.

3.1.3.1.7. Công tác thống kê, kiểm kê đất đai.

Được sự chỉ đạo, hướng dẫn về chuyên môn của Sở Tài nguyên và Môi trường, công tác thống kê, kiểm kê đất đai trên địa bàn huyện được triển khai khá tốt. Đất đai đã được thống kê hàng năm theo quy định của ngành.

3.1.3.1.8. Công tác quản lý tài chính vềđất đai.

Nhìn chung công tác quản lý tài chính về đất đai của huyện được thực hiện theo đúng quy định của pháp luật. Để thực hiện việc thu, chi liên quan đến đất đai, UBND huyện đã tổ chức việc thu thuế sử dụng đất nông nghiệp, thuế nhà đất, thuế chuyển quyền sử dụng đất, thu tiền sử dụng đất và tiền thuê đất trên cơ sở hệ thống các văn bản đã ban hành.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 53

3.1.3.1.9. Việc quản lý và phát triển thị trường quyền sử dụng đất trong thị

trường bất động sản.

Những năm trước, công tác quản lý Nhà nước về giá đất còn nhiều vấn đề bất cập, chưa hiệu quả do phụ thuộc chủ yếu vào khả năng cung - cầu trên thị trường. Đến nay, các tổ chức tư vấn về giá đất, bất động sản trên địa bàn huyện chưa được thành lập; cơ chế vận hành, quản lý và phát triển thị trường quyền sử dụng đất trong thị trường bất động sản với vai trò quản lý Nhà nước về giá đất và thị trường bất động sản còn gặp nhiều khó khăn. Những năm gần đây, công tác này đã thực hiện khá tốt trên cơ sở quản lý chặt chẽ việc chuyển nhượng, cho thuê quyền sở hữu nhà và quyền sử dụng đất.

3.1.3.1.10. Quản lý, giám sát việc thực hiện quyền và nghĩa vụ của người sử

dụng đất.

Công tác quản lý, giám sát việc thực hiện quyền và nghĩa vụ của người sử dụng đất đã được UBND huyện quan tâm thông qua việc quản lý, giám sát các hoạt động chuyển nhượng, cho thuê đất, thu thuế, thu tiền sử dụng đất..., góp phần đảm bảo quyền lợi cho người sử dụng đất và nguồn thu ngân sách. Tuy nhiên do còn những hạn chế nhất định trong việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cũng như công tác lập quy hoạch sử dụng đất nên phần nào đã ảnh hưởng không nhỏ đến hiệu quả của công tác này.

3.1.3.1.11. Công tác thanh tra, kiểm tra việc chấp hành các quy định của pháp luật vềđất đai và xử lý vi phạm pháp luật vềđất đai.

Công tác thanh tra, kiểm tra việc chấp hành các quy định của pháp luật về đất đai và xử lý vi phạm pháp luật về đất đai đã được thực hiện thường xuyên dưới nhiều hình thức như thanh tra, kiểm tra theo kế hoạch hoặc đột xuất... như kiểm tra cơ sở khai thác đá, cát sạn, vệ sinh môi trường... Điều này góp phần nâng cao ý thức chấp hành pháp luật đất đai cho người sử dụng đất, đưa đất đai vào sử dụng đúng mục đích, hiệu quả.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 54

3.1.3.1.12. Công tác giải quyết tranh chấp vềđất đai; giải quyết khiếu nại, tố

cáo các vi phạm trong quản lý và sử dụng đất đai.

Công tác giải quyết tranh chấp, khiếu nại, tố cáo về đất đai được thực hiện, xử lý kịp thời, dứt điểm các trường hợp vi phạm Luật Đất đai. Việc cải tiến quy trình tiếp nhận, xử lý đơn, đặc biệt là lãnh đạo huyện và các phòng ban chức năng đã tiếp công dân định kỳ, đột xuất để giải quyết các vấn đề khiếu nại, khiếu tố của tổ chức và công dân cũng như tổ chức thi hành các quyết định nên đã hạn chế được những vi phạm trong sử dụng đất như sử dụng đất không đúng mục đích, tranh chấp, lấn chiếm đất đai, giải quyết cơ bản tình trạng khiếu nại kéo dài.

3.1.3.1.13. Việc quản lý các hoạt động dịch vụ công vềđất đai.

Thời kỳ trước Luật Đất đai năm 2003 thì việc quản lý các hoạt động dịch vụ công về đất đai gặp rất nhiều khó khăn do chưa có bộ phận chuyên trách trong tổ chức bộ máy quản lý Nhà nước về đất đai. Những năm gần đây công tác này đã có những chuyển biến tích cực khi triển khai thực hiện cơ chế “Một cửa” và điều chỉnh thực hiện công khai các thủ tục về nhà đất.

3.1.3.2. Hiện trạng sử dụng đất năm 2014

Theo số liệu thống kê của Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất huyện Đô Lương, tổng diện tích tự nhiên năm 2014 toàn huyện là 35.008,35 ha (chiếm 2,12% diện tích toàn tỉnh), cụ thể được tổng hợp ở bảng 3.3.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 55

Bảng 3.4. Hiện trạng sử dụng đất huyện Đô Lương năm 2014

TT Chỉ tiêu Diện tích

(ha) Cơ cấu (%)

Tổng diện tích tự nhiên 35.008,35 100,00

1 Đất nông nghiệp 26.527,88 75,78

1.1 Đất sản xuất nông nghiệp 17.211,96 49,17

1.1.1 Đất trồng cây hằng năm 12.827,15 36,64

Trong đó: đất trồng lúa 9.527,89 27,22

1.1.2 Đất trồng cây lâu năm 4.384,81 12,53

1.2 Đất lâm nghiệp 8.875,06 25,35

1.3 Đất nuôi trồng thủy sản 408,42 1,17

1.4 Đất nông nghiệp khác 32,44 0,09

2 Đất phi nông nghiệp 7.412,06 21,17

2.1 Đất ở 1.475,49 4,21

2.1.1 Đất ở tại nông thôn 1.439,67 4,11

2.1.2 Đất ở tại đô thị 35,82 0,10

2.2 Đất chuyên dùng 4.428,54 12,65

2.3 Đất tôn giáo, tín ngưỡng 36,71 0,10 2.4 Đất nghĩa trang, nghĩa địa 385,45 1,10 2.5 Đất sông suối và mặt nước CD 1.085,87 3,10

3 Đất chưa sử dụng 1.068,41 3,05

Đất đô thị 231 0,66

Nguồn: Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất huyện Đô Lương-2014 3.1.3.2.1. Đất nông nghiệp:

Diện tích 26.527,88 ha chiếm 75,78% diện tích tự nhiên, trong đó: - Đất trồng lúa: 9.527,89 ha, chiếm 27,22% diện tích tự nhiên. Đất trồng lúa chủ yếu là đất chuyên trồng lúa nước 2 vụ trở lên, tập trung ở các xã thuộc khu vực đồng bằng, các xã miền núi chiếm tỷ lệ không nhiều và chủ

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 56 yếu là một vụ lúa, một vụ màu.

- Đất trồng cây hàng năm khác: 3.299,26 ha, chiếm 9,42% diện tích tự nhiên, đây là diện tích trồng các loại cây hàng năm mà không phải đất trồng lúa, chủ yếu là trồng màu.

- Đất trồng cây lâu năm: 4.384,81 ha, chiếm 12,53% diện tích tự nhiên. Loại đất này chủ yếu là diện tích vườn tạp trong khu dân cư nông thôn, gồm: đất trồng cây ăn quả 81,49 ha, chiếm 0,23% diện tích tự nhiên; Đất trồng cây lâu năm khác 4.303,32 ha, chiếm 12,29% diện tích tự nhiên;

- Đất lâm nghiệp: 8.875,06 ha, chiếm 25,35%. Trong đó đất có rừng phòng hộ 1.187,60 ha; Đất có rừng sản xuất 7.687,46 ha,

- Đất nuôi trông thuỷ sản: 408,42 ha, chiếm 1,17% diện tích đất tự nhiên, là diện tích đất dành cho nuôi trồng thủy sản không bao gồm phần hồ, đập thủy lợi kết hợp nuôi cá.

3.1.3.2.2. Đất phi nông nghiệp:

Diện tích 7.412,06 ha, chiếm 21,17% diện tích tự nhiên, trong đó: - Đất ở: 1.475,49 ha, chiếm 4,21% diện tích tự nhiên, trong đó đất ở tại nông thôn là 1.439,67 ha, đất ở tại đô thị 35,82 ha.

- Đất chuyên dùng: 4.428,54 ha, chiếm 12,65% diện tích tự nhiên. - Đất tôn giáo tín ngưỡng: 36,71 ha, chiếm 0,10% diện tích đất tự nhiên. - Đất nghĩa trang nghĩa địa: 385,45 ha, chiếm 1,10% diện tích tự nhiên. - Đất sông suối và mặt nước chuyên dùng: 1.085,87 ha, chiếm 3,1% diện tích tự nhiên.

3.1.3.2.3. Đất chưa sử dụng:

Diện tích 1.068,41 ha, chiếm 3,05% diện tích tự nhiên, trong đó: Đất bằng chưa sử dụng 870,15 ha, đất đồi núi chưa sử dụng 55,09 ha, núi đá không có rừng cây là 143,17 ha.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 57

Một phần của tài liệu Thực trạng và đề xuất giải pháp đẩy nhanh tiến độ dồn điền đổi thửa phục vụ sản xuất nông nghiệp huyện đô lương, tỉnh nghệ an (Trang 60)