Khái quát tình hình chung 2 xã nghiên cứu

Một phần của tài liệu Thực trạng và đề xuất giải pháp đẩy nhanh tiến độ dồn điền đổi thửa phục vụ sản xuất nông nghiệp huyện đô lương, tỉnh nghệ an (Trang 77)

6 Thu nhập bình quân/người Triệu đồng 10,44 18,

3.3.1. Khái quát tình hình chung 2 xã nghiên cứu

3.3.1.1. Vị trí địa lý:

Đô Lương là một huyện đồng bằng bán sơn địa, địa hình được phân chia thành 2 vùng: đồng bằng và miền núi, mức độ manh mún ruộng đất khác biệt nhau. Đại diện cho 2 vùng, chúng tôi lựa chọn 2 xã đặc thù của mỗi vùng để nghiên cứu, xã Đà Sơn đại diện cho vùng đồng bằng và xã Lam Sơn đại diện cho vùng miền núi.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 68 a) Xã Đà Sơn:

Đà Sơn là xã thuộc vùng đồng bằng, nằm ở trung tâm của huyện Đô Lương, tổng diện tích tự nhiên là 434,97 ha, dân số năm 2014 là 7.426 người. Ranh giới hành chính của xã tiếp giáp: phía Bắc giáp Thị trấn Đô Lương; Đông giáp xã Lạc Sơn; Nam giáp xã Trung Sơn; Tây giáp xã Cát Văn, huyện Thanh Chương.

Đà Sơn cách thành phố Vinh khoảng 70 km; có sông Lam và các tuyến Quốc lộ 15, Quốc lộ 46 chạy qua, thuận lợi trong việc lưu thông hàng hóa trên địa bàn huyện cũng như khu vực miền Tây Nghệ An. Có nhiều cơ quan, đơn vị đóng và làm việc trên địa bàn, tạo điều kiện thuận lợi để phát triển kinh tế xã hội toàn diện. Đà Sơn có địa hình bằng phẳng, có Sông Lam chảy qua bù đắp phù sa màu mỡ, nằm trong vùng lúa trọng điểm của tỉnh Nghệ An, diện tích đất sản xuất nông nghiệp chủ yếu là đất trồng lúa, điều kiện địa hình, giao thông thủy lợi thuận lợi, sản xuất nông nghiệp tương đối phát triển, đặc biệt là sản xuất lúa nước và rau màu.

b) Xã Lam sơn:

Lam Sơn là xã thuộc vùng miền núi, nằm ở phía Tây của huyện Đô Lương, cách thị trấn Đô Lương khoảng 7 km, diện tích tự nhiên là 1.906,08 ha, dân số năm 2014 là 6.475 người. Ranh giới hành chính của xã tiếp giáp: phía Bắc giáp xã Giang Sơn Tây; Đông giáp xã Bồi Sơn; Nam giáp Sông Lam và xã Bắc Sơn; Tây giáp huyện Anh Sơn.

Lam Sơn có địa hình tương đối đa dạng, địa hình, chất đất không đồng nhất, bị chia cắt nhiều do đồi núi và sông suối, vùng cao có ruộng bậc thang, vùng thấp có ruộng sâu trũng, cho nên đất nông nghiệp được phân bố manh mún, nhiều ô thửa nhỏ.

3.3.1.2. Tình hình kinh tế-xã hội:

Một số chỉ tiêu cơ bản năm 2014 của 2 xã nghiên cứu được tổng hợp ở bảng 3.7 sau đây:

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 69 Bảng 3.6. Một số chỉ tiêu cơ bản năm 2014 của 2 xã nghiên cứu TT Chỉ tiêu ĐVT Xã Đà Sơn Xã Lam Sơn I Đất đai 1 Tổng diện tích đất tự nhiên ha 434,97 1.906,08 2 Đất nông nghiệp ha 243,17 1.554,23

3 Đất phi nông nghiệp ha 187,71 324,86

4 Đất chưa sử dụng ha 13,09 26,99

II Dân số

1 Tổng số hộ Hộ 1.959 1.610

- Hộ sản xuất nông nghiệp Hộ 1.293 1.239

- Hộ phi nông nghiệp Hộ 666 371

2 Tổng số khẩu Khẩu 7.426 6.475

- Khẩu nông nghiệp ,, 5.063 5.349

- Khẩu phi nông nghiệp ,, 2.363 1.126

III Thu nhập

1 Tổng giá trị sản xuất (giá HH) Tỷđồng 264,76 137,76

2 Tổng giá trị gia tăng (giá HH) ,, 172,26 78,92

3 Thu nhập BQ đầu người/năm Triệu đồng 23,20 12,19

IV Một số chỉ tiêu BQ

1 BQ đất nông nghiệp/hộ ha 0,19 1,25

2 BQ đất nông nghiệp/khẩu m2 480,29 2.905,65

Nguồn: Báo cáo Kinh tế-xã hội xã Đà Sơn và xã Lam Sơn - 2014

Từ số liệu ở bảng 3.6. ta thấy:

- Xã Đà Sơn: có tổng diện tích tự nhiên là 434,97 ha (chiếm 1,24% diện tích tự nhiên của huyện), trong đó đất nông nghiệp 243,17 ha, đất phi nông nghiệp 187,71 ha, đất chưa sử dụng 13,09 ha. Có 1.959 hộ với 7.426 nhân khẩu (chiếm 3,86% dân số huyện), phân bố trên 12 xóm. Trong đó, số hộ sản xuất nông nghiệp là 1.293 hộ, với 5.063 nhân khẩu (chiếm 68,18% dân số

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 70 toàn xã). Bình quân đất nông nghiệp đạt 0,19 ha/ hộ nông nghiệp, đạt 480,29 m2/khẩu nông nghiệp bình quân. Ngoài sản xuất nông nghiệp, các hộ gia đình đều tham gia buôn bán nhỏ và ngành nghề truyền thống, lao động phổ thông đa nghề, nên lao động trong xã đều có việc làm ổn định.

Tổng giá trị sản xuất năm 2014 đạt 264,76 tỷ đồng (giá HH), giá trị tăng thêm đạt 172,26 tỷ đồng (giá HH); Tốc độ tăng trưởng kinh tế đạt 11,5%; Cơ cấu kinh tế chuyển dịch tích cực: Nông lâm thủy sản chiếm 19,5%, công nghiệp xây dựng 35,0%, dịch vụ thương mại 45,5%. Thu nhập bình quân đầu người đạt 23,2 triệu đồng/người. Đời sống nhân dân ngày được nâng cao. Đến 2014 toàn xã đã hoàn thành được 9/19 tiêu chí về Xây dựng Nông thôn mới, công tác DĐĐT đã hoàn thành trong năm 2014.

- Xã Lam sơn: Tổng diện tích tự nhiên là 1.906,08 ha (chiếm 5,44% diện tích tự nhiên của huyện), trong đó đất nông nghiệp 1.554,23 ha, đất phi nông nghiệp 324,86 ha, đất chưa sử dụng 26,99 ha; Có 1.610 hộ với 6.475 nhân khẩu (chiếm 3,37% dân số huyện), phân bố trên 14 xóm (thôn). Trong đó, hộ sản xuất nông nghiệp là 1.239 hộ, với 5.349 nhân khẩu (chiếm 82,61% dân số toàn xã). Bình quân đất nông nghiệp đạt 1,25 ha/ hộ nông nghiệp, đạt 2.905,65m2/ khẩu nông nghiệp bình quân.

Tổng giá trị sản xuất năm 2014 đạt 156,36 tỷ đồng (giá HH), giá trị tăng thêm đạt 86,41 tỷ đồng (giá HH); Tốc độ tăng trưởng kinh tế đạt 9,85%; Cơ cấu kinh tế chuyển dịch tích cực: Nông lâm thủy sản chiếm 37,18%, công nghiệp xây dựng 13,94%, dịch vụ thương mại 48,88%. Thu nhập bình quân đầu người đạt 13,35 triệu đồng/người/năm (bình quân của huyện 18,85 triệu đồng). Đời sống nhân dân tuy được cải thiện, nhưng do xuất phát điểm thấp nên còn gặp nhiều khó khăn. Đến 2014 toàn xã mới hoàn thành được 7/19 tiêu chí về Xây dựng NTM, công tác DĐĐT được triển khai tích cực, hoàn thành trong năm 2014.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 71

Một phần của tài liệu Thực trạng và đề xuất giải pháp đẩy nhanh tiến độ dồn điền đổi thửa phục vụ sản xuất nông nghiệp huyện đô lương, tỉnh nghệ an (Trang 77)