6 Thu nhập bình quân/người Triệu đồng 10,44 18,
3.3.5. So sánh kết quả trước DĐĐT (2010) và sau DĐĐT (2014) tại 2 xã nghiên cứu
đều hoàn thành công tác DĐDT đạt mục tiêu, vượt kế hoạch đề ra. Tuy nhiên, một số chỉ tiêu cơ bản ở mỗi xã thì rất khác biệt, số liệu này cũng thể hiện sự đặc thù giữa 2 vùng đồng bằng và miền núi trong quá trình thực hiện và kết quả đạt được trong công tác DĐĐT lần 2 ở huyện Đô Lương.
3.3.5. So sánh kết quả trước DĐĐT (2010) và sau DĐĐT (2014) tại 2 xã nghiên cứu nghiên cứu
Từ các kết quả điều tra trước DĐĐT (2010) và sau DĐĐT lần 2 (2014) tại 2 xã nghiên cứu, chúng tôi tiến hành so sánh việc DĐĐT và kết quả được tổng hợp ở bảng 3.7.
Từ số liệu ở bảng 3.7 cho thấy:
- Về số hộ nông nghiệp: xã Đà Sơn ổn định 1.293 hộ, xã Lam Sơn từ 1.286 (2010) còn 1.239 hộ (2014) giảm 47 hộ. Trong đó có 25 hộ giảm do trước đây làm thủ tục tách hộ cho con nhưng thực chất vẫn ở trong một nhà, đến nay bố mẹ già yếu (hoặc qua đời) nên không tách nữa; có 15 hộ chuyển đi nơi khác sinh sống; 7 hộ thoát li không làm nông nghiệp. Về số khẩu xã Đà Sơn (đồng bằng) giảm 101 khẩu, xã Lam Sơn (miền núi) giảm 19 khẩu. Điều này chứng tỏ sự dịch chuyển khẩu nông nghiệp sang phi nông nghiệp ở các xã đồng bằng mạnh hơn ở vùng miền núi.
- Về diện tích đất nông nghiệp dồn đổi: cả 2 xã đều giảm, nhưng mức độ giảm ở xã Đà Sơn ít hơn (19 ha), xã Lam Sơn giảm nhiều hơn (35 ha). Điều này chứng tỏ xã Lam Sơn (miền núi) do địa hình phức tạp nên diện tích phải chuyển đổi sang làm giao thông, thủy lợi, cải tạo đồng ruộng lớn hơn xã Đà Sơn (đồng bằng).
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 76 mạnh, xã Đà Sơn giảm từ 3.805 thửa (2010) xuống còn 2.642 thửa (2014), giảm 1.163 thửa; xã Lam Sơn từ 14.914 thửa (2010) xuống còn 2.409 thửa (2014), giảm 12.505 thửa. Cùng với đó, bình quân số thửa/hộ ở xã Đà Sơn giảm từ 2,94 thửa/hộ (2010) xuống còn 2,04 thửa/hộ (2014); đặc biệt xã Lam Sơn từ 11,6 thửa/hộ (2010) giảm xuống chỉ còn 1,94 thửa/hộ bình quân (2014). Đây là một thành tích nổi bật của xã Lam Sơn nói riêng và của vùng miền núi huyện Đô Lương nói chung trong công tác DĐĐT lần 2 này. Đã làm thay đổi hẳn tư duy của người nông dân miền núi, tạo nên bước đột phá trong cách nghĩ, cách làm, mạnh dạn dồn đổi ruộng đất, khoanh vùng tập trung để đầu tư sản xuất quy mô lớn.
- Diện tích thửa đất bình quân cả 2 xã đều tăng mạnh, xã Đà Sơn từ 553,17m2 (2010) tăng lên 723,47m2 (2014), xã Lam Sơn từ 282,81m2 (2010) tăng lên 1.320,76m2 (2014).
- Bình quân diện tích đất sản xuất nông nghiệp/khẩu cả 2 xã đều giảm, xã Đà Sơn từ 407,59m2/ khẩu (2010) còn 377,52m2/ khẩu, giảm 30,07m2/ khẩu; xã Lam Sơn từ 785,75m2/ khẩu (2010) còn 722,19m2/khẩu (2014), giảm 63,56m2/khẩu.
- Hệ số sử dụng đất sản xuất nông nghiệp cả 2 xã đều tăng so với 2010, xã Đà Sơn (đồng bằng) tăng 0,5 lần, đạt hệ số 3,0 (2014); xã Lam Sơn (miền núi) tăng 0,2 lần, đạt hệ số 2,0 (2014).
Từ những kết quả và các số liệu so sánh trên cho thấy: trước DĐĐT lần 2 (2014) đồng ruộng của 2 xã nghiên cứu vùng đồng bằng và vùng miền núi có mức độ manh mún khác nhau, địa hình, chân đất khác nhau. Do vậy, trong quá trình triển khai thực hiện phải có các phương pháp tiếp cận, mục tiêu khác nhau, để có giải pháp phù hợp với điều kiện của từng địa phương, từng vùng. Kết quả DĐĐT lần 2 của 2 xã nghiên cứu đã đạt được mục tiêu chung của huyện cũng như mục tiêu của từng địa phương đề ra, cụ thể:
- Tất cả các hộ đều đồng thuận, thống nhất cao, tích cực tham gia DĐĐT; - Diện tích đất thực hiện DĐĐT là toàn bộ diện tích đất sản xuất nông
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 77 nghiệp, có đủ điều kiện tham gia DĐĐT; sau DĐĐT số diện tích đất sản xuất nông nghiệp đều giảm do nhu cầu mở rộng quỹ đất để đầu tư xây dựng hạ tầng giao thông, thủy lợi nội đồng phục vụ sản xuất và các mục đích công cộng khác; thông qua DĐĐT, bố trí quy hoạch lại đồng ruộng, giao thông, thủy lợi nội đồng, đất công ích, tạo điều kiện thuận lợi, nâng cao hiệu quả trong sản xuất, chỉ đạo sản xuất và quản lý đất đai trên địa bàn.
- Số thửa, số vùng của cả hai xã sau chuyển đổi đều giảm vượt chỉ tiêu đề ra, số thửa giảm xuống chỉ còn 1-3 thửa/hộ (trước DĐĐT bình quân 3-11 thửa/hộ). Những đồng đất do địa hình phức tạp khi DĐĐT không thể giảm thửa được, Ban chỉ đạo DĐĐT vận động các hộ gia đình chuyển đổi cho nhau để gần kề, liền vùng, liền khoảnh, thuận lợi cho đầu tư sản xuất và canh tác.