Thực trạng rủi ro tín dụng tại Vietcombank

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao chất lượng quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng TMCP ngoại thương việt nam (Trang 34)

2.2.1.1. Rủi ro từ cơ cấu cho vay

- Cơ cấu dư nợ phân theo ngành kinh tế

Biểu đồ 2.3. Cơ cấu dư nợ tín dụng phân theo ngành kinh tế tính đên 31/12/2012

(Nguồn: Báo cáo tài chính hợp nhất Vietcombank năm 2012)

Từ phụ lục 01 và biểu đồ 2.3, ta thấy, cơ cấu dư nợ cho vay theo ngành của VCB không có sự thay đổi nhiều qua các năm, chủ yếu tập trung vào nhóm ngành hàng sản xuất và gia công chế biến và thương mại, dịch vụ (chiếm gần 60% dư nợ cho vay). Những nhóm ngành này chịu nhiều tác động trong bối cảnh kinh tế đang gặp khó khăn nên đây có thể là nguyên nhân dẫn đến tỷ lệ nợ xấu của VCB tăng.

Bên cạnh đó, các ngành nông lâm thủy hải sản, sản xuất và phân phối điện, khắ đốt và nước,... có tốc độ tăng trưởng rất cao cho thấy đồng vốn đang được chuyển dịch tắch cực cho các lĩnh vực ưu tiên như sản xuất kinh doanh, xuất khẩu, nông nghiệpẦ

- Cơ cấu dư nợ theo thời hạn

Biểu đồ 2.4: Cơ cấu dư nợ theo thời hạn giai đoạn 2010 Ờ quý III/2013

Báo cáo tài chính hợp nhất đã kiếm toán VCB

Theo kỳ hạn: Dư nợ ngắn hạn có sự bứt phá mạnh mẽ, năm 2011 tăng 30,2% so với cuối năm 2010 trong khi dư nợ trung dài hạn chỉ tăng 4,9%.

Năm 2012, tắn dụng ngắn hạn đạt 149.537 tỷ đồng, tăng 21,3% so với cuối năm 2011; trong khi đó tắn dụng trung-dài hạn đạt 91.626 tỷ đồng, tăng 6,4% so với cuối năm 2011.

Bảng 2.4. Dư nợ tín dụng theo thời hạn quý 3/2012 và quý 3/2013 (Đv: Triệu đồng)

Cơ cấu dư nợ 30/9/2013 30/9/2012 % tăng trưởn g Số tiền Ty trọng Số tiền Ty trọng Tổng dư nợ 250.687.130 100 227.330.49 7 100 10,27 Ngắn hạn 156.437.578 62,40 137.163.58 2 60,34 14,05 Trung hạn 27.212.344 10,86 25.477.216 11,21 6,81 Dài hạn 67.037.208 26,74 64.689.699 28,46 3,63

Nguồn: Báo cáo tài chính hợp nhất đã kiểm toán Vietcombank

Quý 3/2013: Tăng trưởng tắn dụng của VCB đã có sự phục hồi. Dư nợ tắn dụng quý 3/2013 đạt 250.687 tỷ đồng, tăng 10,27% so với cùng kỳ năm 2012.

Giống như nhiều ngân hàng khác tại Việt Nam, dư nợ cho vay của VCB tập trung cho vay ngắn hạn, chủ yếu để phù hợp với cơ cấu tiền gửi của ngân hàng hiện nay tập trung chủ yếu vào các kỳ hạn ngắn. Tắnh đến 30/9/2013, dư nợ ngắn hán chiếm 62,4%

tổng dư nợ trong khi dư nợ trung hạn và dài hạn chỉ chiếm tỉ lệ tương ứng là 10,86% và 26,74%.

- Cơ cấu dư nợ theo thành phần kinh tế

Biểu đồ2.5. Cơ cấu dư nợ tín dụng phân theo thành phần kinh tế năm 2010-2012.

Theo thứ tự từ trái qua phái: Doanh nghiệp Nhà nước, Công ty TNHH, DN có vốn đầu tư nước ngoài, Hợp tác xã và công ty tư nhân, Cá nhân và Khác.

(Báo cáo tài chính VCB)

Đối tượng khách hàng vay vốn của VCB chủ yếu tập trung vào nhóm khách hàng doanh nghiệp (chiếm trên 60% danh mục cho vay), trong đó doanh nghiệp Nhà nước chiếm đến gần 1/3 tổng dư nợ cho vay. Đây là nhóm khách hàng có độ rủi ro tắn dụng cao, vòng đời dự án dài và khả năng thu hồi vốn chậm. Tuy nhiên, VCB đang co xu hướng giảm dần tỷ trọng cho vay các doanh nghiệp Nhà nước, từ 35% năm 2010 xuống còn 24,28% năm 2012.

Tỷ trọng dư nợ cho vay hợp tác xã và công ty tư nhân cũng có xu hướng giảm từ 3,68% năm 2010 xuống còn 2,22% năm 2012.

VCB đang có xu hướng đa dạng hóa cơ cấu cho vay, giảm dần tỷ trọng dư nợ cho vay trong các ngành có mức độ rủi ro cao sang các ngành khác. Trong năm 2012, VCB đã giảm tỷ trọng cho vay vào các DNNN, hợp tác xã và công ty tư nhân để chuyển sang tăng tỷ trọng cho vay vào các đối tượng khác nhằm giảm thiểu rủi ro (từ 27,01% năm 2010 tăng lên 35,87% năm 2012).

- Cơ cấu dư nợ theo loại tiền

Tắnh đến 31/12/2011, dư nợ ngoại tệ tăng 7,4%, dư nợ VND tăng 18,7%.

Tắnh đến 31/12/2012, dư nợ tắn dụng VND đạt 166.040 tỷ đồng; tăng 21,1% so với cuối năm 2011; trong khi dư nợ tắn dụng ngoại tệ đạt 75.123 tỷ đồng, tương ứng tăng 3,9% so

với cuối năm 2011. Sở dĩ tắn dụng VND tăng trưởng cao là do VCB nắm bắt kịp thời xu hướng của nền kinh tế thông qua việc cung cấp nhiều gói tắn dụng với lãi suất ưu đãi.

Như vậy, dù tăng trưởng tắn dụng thấp nhưng cơ cấu tắn dụng của VCB đã chuyển

dịch theo hướng tắch cực. Cụ thể: tắn dụng bằng VND năm 2012 tăng 21,1% trong khi tắn dụng bằng ngoại tệ chỉ tăng 3,9% so với năm 2011; tắn dụng đối với xuất khẩu, nông nghiệp - nông thôn tăng cao hơn mức tăng trưởng tắn dụng chung; tỷ trọng dư nợ cho vay đối với lĩnh vực không khuyến khắch giảm so với cuối năm 2011.

Tuy nhiên, tắn dụng trung và dài hạn tuy chiếm tỷ trọng ắt hơn nhưng lại có xu hướng tăng dần qua các năm. Trong khi đó, cơ cấu vốn huy động tại ngân hàng lại chủ yếu là nguồn vốn ngắn hạn.

Tắn dụng tập trung vào một số các khách hàng lớn là các doanh nghiệp nhà nước và tập trung vào 2 lĩnh vực chắnh là sản xuất chế biến và thương mại dịch vụ

2.2.1.2. Nợ quá hạn

Tỷ lệ nợ quá hạn là chỉ tiêu quan trọng đánh giá mức độ rủi ro tắn dụng của ngân hàng. Nợ quá hạn được hiểu là những khoản nợ khách hàng vay ngân hàng đến hạn (cả nợ gốc và lãi) mà không trả được, nếu không được ngân hàng gia hạn thì sẽ chuyển sang nợ quá hạn, phải chịu mức lãi suất cao hơn lãi suất thông thường.

Theo quyết định 493/2005/QĐ-NHNN, nợ được phân thành 5 nhóm theo thời gian quá hạn và khả năng thu hồi nợ. Thời gian quá hạn càng lâu thì khả năng thu hồi nợ càng khó và rủi ro xảy ra càng lớn. Xem xét tình hình NQH theo thời gian quá hạn có thể giúp ta biết được các mức thiệt hại do NQH gây ra đối với ngân hàng.

Bảng 2.5. Nợ quá hạn theo thời gian quá hạn Đơn vị: Tỷ đồng CHỈ TIÊU 2010 2011 2012 Quý 3-2013 ST TT (%) ST TT (%) ST TT (%) ST TT (%) NQH < 90 ngày 17,515 77.77 30,809 87.86 33,573 85.29 18,143 70.83 NQH từ 90-180N 1,022 4.54 1,257 3.59 3,126 7.94 3,152 12.31 NQH từ 180-360 300 1.33 653 1.86 1,214 3.08 1,636 6.39 NQH >360 ngày 3,683 16.35 2,347 6.69 1,451 3.69 2,683 10.48 Tổng số NQH 22,521 100 35,067 100 39,364 100 25,614 100

(Nguồn: Báo cáo tài chính VCB)

Dựa vào bảng số liệu 2.5 và xét theo từng mốc thời gian quá hạn có thể thấy: NQH trong giai đoạn 2010 Ờ 2012 đều tăng về số lượng tuyệt đối lẫn số tương đối. Cụ thể: - Tổng NQH năm 2011 đạt 35.067 tỷ đồng, tăng 12.546 tỷ đồng so với năm 2010 ( tương ứng tăng 55.71%).

- Tổng NQH năm 2012 đạt 39.364 tỷ đồng, tăng 4.297 tỷ đồng so với năm 2011 (tương ứng tăng 12.25%).

Tổng NQH tăng qua các năm là dấu hiệu không tốt về chất lượng quản trị rủi ro tắn dụng của ngân hàng.

2.2.1.3. Tình hình nợ xấu

Nợ xấu của Vietcombank là các khoản nợ thuộc các nhóm 3, nhóm 4 và nhóm 5 được quy định tại Điều 7 quyết định số 493/2005/QĐ-NHNN ngày 22 tháng 4 năm 2005 của thống đốc NHNN về phân loại nợ, trắch lập và sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro tắn dụng trong hoạt động ngân hàng của tổ chức tắn dụng và Điều 6 quyết định số 18/2007/QĐ-NHNN ngày 25 tháng 4 năm 2007 về việc sửa đổi bổ sung một số điều của quyết định 493/2005/QĐ-NHNN.

Tình hình nợ xấu của Vietcombank trong thời gian gần đây được thể hiện qua bảng sau:

Bảng 2.6. Nợ xấu Vietcombank giai đoạn 2010 - 2012

Đơn vị: Triệu đồng

CHỈ TIÊU Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012

So sánh 2011/2010 2012/2011 ST (%) ST (%) Nợ xấu 5,005,547 4,257,959 5,791,307 -747,588 -14.94 1,533,348 36.01 Dư nợ 176,813,906 209,417,633 241,162,675 Tỷ lệ nợ xấu 2.83 2.03 2.40

(Nguồn: Báo cáo tài chính VCB)

Nợ xấu vẫn không ngừng tăng lên, không chỉ với khoản vay cũ, mà ngay cả với những khoản vay mới giải ngân. Năm 2012 con số này là 5.791 tỷ, tăng 1.533 tỷ so với năm 2011 tương ứng tăng 36,01%. Nguyên nhân chắnh là hàng hóa sản xuất ra không tiêu thụ được, trong khi tài sản thế chấp vay chắnh là dòng tiền bán hàng của DN. Thêm vào đó là do các khoản nợ cũ quá hạn đang tăng lên trong khi huy động mà không cho vay ra được. Các khoản vay nhiều rủi ro nhất, khiến cho nợ có khả năng mất vốn của ngân hàng tăng lên chủ yếu của doanh nghiệp. Hiện nợ xấu trong các doanh nghiệp thủy hải sản, xây dựng đang tăng do kinh tế chung suy thoái, xuất khẩu không có đầu ra.

Biểu đồ 2.6: Tỷ lệ nợ xấu VCB giai đoạn 2010 Ờ quý 3/2013(% )

(Nguồn: Báo cáo tài chính Vietcombank )

Tỷ lệ nợ xấu của VCB biến động liên tục trong những năm gần đây và thấp hơn so với mức trung bình ngành, nhưng vẫn ở mức cao nhất trong số các ngân hàng niêm yết. Tắnh đến 30/9/2013, nợ xấu của VCB gia tăng đáng kể, từ 2,03% năm 2011 lên 2,98%.

2.2.1.4. Phân loại nợ và trích lập dự phòng rủi ro

Dự phòng rủi ro là khoản tiền được trắch lập để dự phòng cho những tổn thất có thể xảy ra do khách hàng của tổ chức tắn dụng không thực hiện nghĩa vụ theo cam kết. Dự phòng rủi ro được tắnh theo dư nợ gốc và hạch toán vào chi phắ hoạt động của tổ chức tắn dụng.

Hàng quý, VCB thực hiện phân loại nợ gốc và trắch lập dự phòng rủi ro theo quy định của NHNN. Các loại nợ sẽ được phân làm 5 nhóm theo các mức độ rủi ro khác nhau. Theo đó, VCB sẽ trắch lập dự phòng rủi ro theo tỷ lệ phần trăm được quy định tương ứng với mỗi nhóm nợ.

Phân loại nợ

Bảng 2.7. Phân loại nợ Vietcombank giai đoạn 2010 Ờ quý 3/2013

Đơn vị: Tỷ đồng Chỉ tiêu 2010 2011 2012 Quý 3-2013 ST ổ2010(%) ST ổ 2011(%) ST ổ2012(%) Nhóm1 154.293 174.351 13,00 201.799 15,74 225.073 11,53 Nhóm2 17.515 30.809 75,90 33.573 8,97 18.143 -45,96 Nhóm3 1.022 1.257 23,00 3.126 148,61 3.152 0,83 Nhóm4 300 653 117,41 1.214 85,85 1.636 34,76 Nhóm5 3.683 2.347 -36,26 1.451 -38,17 2.683 84,88

Báo cáo tài chính hợp nhất đã kiểm toán VCB

Trong cơ cấu nợ xấu của VCB qua các năm, tỷ trọng nợ nhóm 3 (nợ dưới tiêu chuẩn) trong tổng nợ xấu có xu hướng tăng dần qua các năm, từ 1.022 tỷ đồng năm 2010 lên 3.152 tỷ đồng tại 30/9/2013. Đặc biệt, trong quý 3/2013, tỷ trọng nợ nhóm 2 giảm trong khi nợ nhóm 3,4,5 lại tăng cho thấy tiềm ẩn gia tăng nợ xấu của Ngân hàng khá lớn.

Tắnh theo số tuyệt đối, các nhóm nợ xấu của VCB quý 3/2013 vẫn gia tăng mạnh mẽ so với năm 2012, nợ có khả năng mất vốn gia tăng nhiều nhất 84,88%, nợ nghi ngờ tăng 34,76%. Tỷ lệ nợ xấu tăng cao nên VCB phải tăng trắch lập dự phòng rủi ro tắn dụng, từ 5.293 tỷ đồng cuối năm 2012 lên 7.157 tỷ đồng, khiến cho hiệu quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng giảm.

Trắch lập và sử dụng dự phòng rủi ro

Vietcombank đã trắch đủ dự phòng chung và dự phòng cụ thể theo kết quả phân loại nợ theo quy định hiện hành của NHNN.

Bảng 2.8. Trích lập và sử dụng dự phòng rủi ro Vietcombank (2010-9T/2013)

Đơn vị: Tỷ đồng

Chỉ tiêu Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 9T/2013

Dự phòng cụ thể 4.293 3.864 3.558 5.315 Dự phòng chung 1.279 1.464 1.735 1.842 Dư nợ 176.814 209.418 241.163 250.687 Tỷ lệ DP RRTD 3,15 2,54 2,19 2,85 Nợ xấu 5.006 4.258 5.791 7.471 Hệ số khả năng bù đắp rủi ro 111,31 125,13 91,40 95,80

Xử lý các khoản nợ bằng

nguồn dự phòng cụ thể 306 3.840 3.583 1.134

Nguồn: Báo cáo tài chính hợp nhất đã kiểm toán Vietcombank

Đến thời điểm 31/12/2011, số dư Quỹ dự phòng rủi ro theo Báo cáo kiểm toán hợp nhất là 5.328 tỷ đồng, dự phòng cụ thể là 3.864 tỷ đồng.

Đến thời điểm 31/12/2012, số dư Quỹ dự phòng rủi ro là 5.293 tỷ đồng, trong đó 1.735 tỷ đồng dành cho dự phòng chung, 3.558 tỷ đồng cho dự phòng cụ thể.

Đến thời điểm 30/9/2013, số dư Quỹ dự phòng rủi ro là 7.157 tỷ đồng, trong đó 5.315 tỷ đồng dành cho dự phòng cụ thể, 1.842 tỷ đồng cho dự phòng chung.

Biều đồ 2.7. Dự phòng rủi ro Vietcombank (2010 Ờ quý 3/2013)

Báo cáo tài chính hợp nhất đã kiểm toán Vietcombank

Nhìn vào biểu đồ 2.7 và bảng 2.8 ta thấy, tỷ lệ dự phòng RRTD đã được trắch lập của VCB năm 2010 và 2011 đều cao hơn tỷ lệ nợ xấu. Điều này có thể cho thấy trong hai năm 2010 và 2011 VCB đã thực hiện tốt và luôn chú trọng trong việc quản lý các khoản nợ xấu và trắch lập dự phòng đối với từng trường hợp cụ thể. Tuy nhiên, tỷ lệ này vào năm 2012 và 9T/2013 thấp hơn tỷ lệ nợ xấu, điều này có thể do VCB chưa đánh giá được hết mức độ rủi ro tắn dụng của ngân hàng.

Tương tự, hệ số khả năng bù đắp rủi ro trong hai năm 2010 và 2011 đều lớn hơn 100% cho thấy khả năng bao phủ nợ xấu của VCB tốt. Tuy nhiên, sang đến năm 2012

và 9T/2013 thì tỉ lệ này giảm (nhỏ hơn 100%) có thể cho thấy chắnh sách trắch lập dự phòng nợ xấu của VCB không còn chặt chẽ như trước.

2.2.2. Thực trạng công tác quản trị rủi ro tín dụng tại Vietcombank

2.2.2.1. Hệ thống chấm điểm xếp hạng tín dụng nội bộ

Vietcombank tuân thủ theo Điều 7, Quy định 493/2005/QĐ-NHNN của NHNN, hiện tại ở Vietcombank, hệ thống chấm điểm xếp hạng tắn dụng nội bộ được xây dựng theo phương pháp chuyên gia. Đối với phương pháp thống kê dựa trên dữ liệu lịch sử đang được thực hiện triển khai với một nhóm khách hàng.

Định kỳ 06 tháng ngân hàng thực hiện chấm điểm 1 lần. BCTC chấm điểm là BCTC năm, sau khi được NHNT rà soát và chỉnh sửa (nếu cần). Trong trường hợp có nghi vấn về độ tin cậy của các BCTC, NHNT sẽ yêu cầu cụm kiểm tra xác minh thông tin theo khu vực tiến hành thẩm định lại BCTC.

+ Kết quả chấm điểm và XHTD khách hàng được sử dụng để: (i) Làm căn cứ ra quyết định cấp GHTD/cấp tắn dụng đối với khách hàng; (ii) Làm căn cứ phân loại nợ của NH theo quy định của NHNN; (iii) Hỗ trợ xây dựng chắnh sách khách hàng và ứng xử tắn dụng với khách hàng; (iv) Hỗ trợ định giá khoản tắn dụng.

- Quy trình

+ B1: Chấm điểm xếp hạng tắn dụng: Cán bộ khách hàng tại chi nhánh thực hiện

nhập dữ liệu vào phần mềm chấm điểm xếp hạng tắn dụng, phù hợp với dữ liệu khách hàng. Chú ý: Phải phù hợp với ngành, lĩnh vực kinh doanh, quy mô khách hàng, loại hình doanh nghiệp. BCTC cần đýợc kiểm tra độ tin cậy, tắnh trung thực, hợp lý của BCTC, chất lýợng các thông tin tài chắnh.

+ B2: Quyết định kết quả chấm điểm và xếp hạng tắn dụng khách hàng: Lãnh đạo chi nhánh rà soát và phê duyệt hạng tắn dụng chuyển lên Trụ sở chắnh (phòng ĐGXH&PDGHTD)

+ B3: Rà soát, chỉnh sửa thông tin chấm điểm và XHTD khách hàng: Cán bộ phòng ĐGXH&PDGHTD thực hiện rà soát/tái thẩm định các thông tin đầu vào; thực hiện trao đổi chuyển trả lại chi nhánh nếu thấy không phù hợp.

+ B4: Phê duyệt kết quả chấm điểm và xếp hạng tắn dụng khách hàng: Lãnh đạo phòng ĐGXH&PDGHTD

- Bộ chỉ tiêu áp dụng:

Vietcombank xây dựng cụ thể đối với từng ngành nhất định.

+ Khách hàng doanh nghiệp: KHDN thông thường, KHDN mới thành lập + Dự án đầu tư; KHDN vi mô; KHDN siêu nhỏ

+ Khách hàng cá nhân: Cá nhân kinh doanh; cá nhân tiêu dùng

+ Khách hàng định chế tài chắnh: NHTMCP; Cty chứng khoán; Cty cho thuê tài

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao chất lượng quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng TMCP ngoại thương việt nam (Trang 34)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(70 trang)
w