2.1.2.1. Tình hình huy động vốn
Vốn huy động là những giá trị tiền tệ do Ngân hàng huy động được từ các tổ chức kinh tế và cá nhân trong xã hội thông qua quá trình thực hiện các nghiệp vụ tắn dụng, thanh toán và các nghiệp vụ kinh doanh khác. (Xem phụ lục 01)
Tắnh đến 31/12/2011, huy động vốn từ nền kinh tế đạt 241.700 tỷ đồng, tăng 16% - cao hơn so với mức tăng trưởng trung bình của toàn ngành, song, con số này mới chỉ đạt được 96,7% kế hoạch đề ra.
Tắnh đến 31/12/2012, huy động vốn từ nền kinh tế của Vietcombank đạt 303.942 tỷ đồng, tăng 25,76% so với cuối năm 2011, bằng 106,57% kế hoạch.
Biểu đồ2.1: Nguồn vốn huy động từ nền kinh tế giai đoạn 2010 Ờ 2012
Đơn vị: Tỷ đồng
Bảng2.1. Cơ cấu huy động vốn từ nền kinh tế giai đoạn 2010 Ờ 2012
Đơn vị: Tỷ đồng
Đối tượng
Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012
2011/2010 (+/- %) 2012/2011 (+/- %) ST TT(%) ST TT(% ) ST TT(%) Cá nhân 98,851 47.45 121,587 50.30 162,080 53.33 23.00 33.30 TCKT 109,469 52.55 120,113 49.70 141,862 46.67 9.72 18.11 Tổng HDV từ NKT 208,320 100 241,700 100 303,942 100 16.02 25.75
Nguồn: Báo cáo thường niên Vietcombank
+ Theo đối tượng:
Năm 2011, huy động vốn từ dân cư đạt 121.587 tỷ đồng, tăng 23,0%, chiếm tỷ trọng 50,30% huy động vốn từ nền kinh tế. Huy động vốn từ TCKT đạt 120,113 tỷ đồng, tăng 9,72% và đạt 90,3% kế hoạch năm.
Năm 2012: Huy động vốn từ dân cư có tắnh bền vững cao đạt 162.080 tỷ đồng, tăng 33,30%, chiếm tỷ trọng 53,33% huy động vốn từ nền kinh tế; trong khi huy động vốn từ TCKT đạt 141.862 tỷ đồng, tăng 18,11% so với cuối năm 2011.
Trước đây vốn huy động từ các tổ chức kinh tế thường chiếm tỷ trọng từ 70% Ờ 80% nhưng nay huy động vốn từ dân cư đã tăng trưởng cao hơn và chiếm tỷ trọng lớn hơn thể hiện sự nhìn nhận của xã hội đối với uy tắn và thương hiệu của Vietcombank, cũng như khẳng định Vietcombank đã đi đúng định hướng của chiến lược phát triển bán lẻ nhằm duy trì nguồn vốn ổn định, bền vững. Mặt khác, cơ cấu như vậy được đánh giá là ổn định và ắt rủi ro, bởi nếu vốn từ các tổ chức kinh tế chi phối dễ dẫn tới sự thiếu bền vững do có tắnh linh hoạt cao hơn
+ Loại tiền huy động: Phân theo loại ngoại tệ, huy động vốn bằng VND năm 2012 tăng 34% so với cuối năm 2011; trong khi huy động vốn bằng ngoại tệ tăng 4,3%.
Huy động nguồn vốn bằng ngoại tệ là một trong những thế mạnh nổi bật của VCB, luôn chiếm tỷ trọng khoảng 20 Ờ 25% tổng huy động vốn ngoại tệ của toàn ngành ngân hàng. Chắnh vì vậy, tỷ trọng vốn huy động bằng ngoại tệ của VCB luôn duy trì ở mức 30 Ờ 35% tổng nguồn vốn huy động và ở mức cao so với các ngân hàng lớn trong ngành. Tuy nhiên, với diễn biến lãi suất có xu hướng giảm mạnh và sự cạnh tranh giữa các ngân hàng ngày càng gay gắt, VCB cần phải có những chắnh sách quản lý để nhằm giữ vững thị phần huy động vốn ngoại tệ nói riêng cũng như huy động vốn nói chung.
+ Thời gian huy động: Năm 2012, huy động vốn kỳ hạn dưới 12 tháng chiếm tỷ trọng lớn nhất (61%), tiếp sau đó là huy động vốn không kỳ hạn (23%), huy động vốn kỳ hạn trên 12 tháng chỉ chiếm 16%. Như vậy, nguồn vốn huy động từ nền kinh tế của
Vietcombank chủ yếu là nguồn vốn ngắn hạn, có tắnh linh hoạt cao nhưng thiếu sự ổn định.
2.1.2.2. Hoạt động tín dụng
Trong bối cảnh của nền kinh tế trong nước cũng như quốc tế đang có nhiều biến động phức tạp, môi trường đẩu tư khó khăn cùng với chắnh sách thắt chặt tắn dụng để kiềm chế lạm phát, Vietcombank đã tắch cực triển khai nhiều biện pháp nhằm duy trì khách hàng truyền thống, cho vay có chọn lọc khách hàng mới. Chất lượng tắn dụng được xác định là mục tiêu hàng đầu, vì vậy ngân hàng đã rất nỗ lực trong việc nâng cao chất lượng các khoản cho vay, không ngừng hoàn thiện quy trình nghiệp vụ tắn dụng kết hợp với nâng cao trình độ chuyên môn, chú trọng công tác thẩm định, bảo đảm hiệu quả các dự án đẩu tư. Tình hình tắn dụng của Vietcombank thể hiện ở bảng số liệu dưới đây:
- Cho vay và ứng trước khách hàng
Từ biểu đồ 2.2, ta thấy dư nợ tắn dụng liên tục tăng trưởng về số tuyệt đối, tuy nhiên tỷ lệ tăng trưởng có xu hướng giảm trong giai đoạn 2010 Ờ 2012.
Năm 2011, dư nợ tắn dụng đạt 209.418 tỷ đồng, tăng 32.604 tỷ đồng so với năm 2010, tương ứng tăng 18,44%.
Năm 2012, dư nợ tắn dụng đạt 241.163 tỷ đồng, tăng 31.745 tỷ đồng so với năm 2011, tương ứng tăng 15,16%, cao hơn nhiều so với tốc độ tăng trưởng của toàn ngành (8,91%), chiếm ~ 8,8% thị phần và đứng thứ 4 toàn hệ thống.
Cho vay khách hàng tới cuối tháng 9/2013 đạt 250.687 tỷ đồng, tương ứng tăng trưởng tắn dụng 3,95% sau 9 tháng.
Biểu đồ 2.2: Tốc độ tăng trưởng dư nợ tín dụng(Cho vay và ứng trước khách hàng)
Nguồn: Báo cáo thường niên Vietcombank
Nguyên nhân: Giai đoạn 2011-2012, ngành Ngân hàng gặp nhiều khó khăn, thách thức do những tác động bất lợi của kinh tế vĩ mô trong nước và ngoài nước. Hệ thống các TCTD bước vào giai đoạn này trong điều kiện thanh khoản căng thẳng, rủi ro tiềm ẩn lớn, một bộ phận các TCTD có nguy cơ mất khả năng chi trả, mặt bằng lãi suất ở mức cao, cạnh tranh huy động vốn trên thị trường gay gắt do nhu cầu thanh khoản lớn dẫn đến tình trạng vi phạm trần lãi suất khá phổ biến, nợ xấu có chiều hướng gia tăng.
Tắn dụng tăng trưởng thấp do nhu cầu sử dụng vốn phục vụ sản xuất kinh doanh chưa được cải thiện bởi lượng tồn kho của doanh nghiệp rất lớn, chỉ số tồn kho cao, xuất hiện một số ngành có tồn kho tăng gấp 2- 3 lần. Vì thế, các doanh nghiệp chủ yếu tập trung bán tháo hàng tồn. Đi kèm với hàng tồn kho cao là nhu cầu tiêu dùng giảm rất mạnh, người dân tăng cường thắt chặt chi tiêu.
- Cho vay trên thị trường liên ngân hàng :
Dư nợ cho vay/gửi tại các TCTD đến cuối năm 2012 đạt 65.713 tỷ đồng, giảm 39.292 tỷ đồng (~37,4%) so với cuối năm 2011. Tắn dụng trên thị trường liên ngân hàng giảm một phần do thanh khoản của các ngân hàng tốt hơn trong năm 2012, một phần do VCB kiểm soát chặt chẽ hơn trong cho vay để hạn chế rủi ro.
2.1.2.3. Các hoạt động khác
Ớ Hoạt động thanh toán xuất nhập khẩu
Năm 2012, doanh số thanh toán XNK của VCB chỉ tăng nhẹ 0,09% so với cùng kì năm trước, chiếm thị phần 17,0% trong tổng kim ngạch XNK cả nước. Sự tăng trưởng thấp trong doanh số XNK và sự sụt giảm trong thị phần của VCB do các nguyên nhân sau: (i) Thứ nhất, cạnh tranh khốc liệt từ các ngân hàng nước ngoài mạnh về tiềm lực ngoại tệ, chắnh sách linh hoạt mềm dẻo, lãi suất và phắ thấp, (ii) Thứ hai, xuất nhập khẩu tăng mạnh năm 2012 chủ yếu ở khu vực FDI Ờ đây không phải là nhóm khách hàng chủ lực của VCB (iii) Thứ ba, chắnh sách chăm sóc khách hàng, chắnh sách giá, sự phối hợp bán chéo sản phẩm của VCB chưa linh hoạt theo diễn biến thị trường.
Ớ Hoạt động kinh doanh ngoại tệ
Năm 2012, để kiểm soát lạm phát và ổn định kinh tế vĩ mô, ngay từ đầu năm NHNN đã đưa ra mục tiêu tỉ giá dao động tối đa không quá 3%. Sự cam kết trong điều hành chắnh sách tỷ giá đã giúp các ngân hàng có giải pháp phù hợp trong hoạt động kinh doanh ngoại tệ. Với lợi thế nhất định về mảng hoạt động kinh doanh ngoại tệ, Vietcombank đã tư vấn cho khách hàng các gói tắn dụng - thanh toán XNK - kinh
doanh ngoại tệ. Nhờ vậy, dù hoạt động kinh doanh ngoại tệ bị cạnh tranh gay gắt bởi các ngân hàng, doanh số mua bán ngoại tệ đạt 24,1 tỷ USD, giảm 32,56% so với năm 2011.
Ớ Các lĩnh vực hoạt động kinh doanh khác có mức tăng trưởng khá
2.1.2.4. Tình hình kết quả hoạt động kinh doanh
Ngân hàng Vietcombank trong 3 năm qua đã đạt được kết quả kinh doanh rất đáng khắch lệ, điều này được thể hiện thông qua số liệu dưới đây:
Bảng 2.2. Tình hình kết quả hoạt động kinh doanh của VCB
(Đơn vị: Tỷ đồng)
CÁC CHỈ TIÊU 2009 2010 2011 2012
Tăng trường (%) 2010/ 2009 2011/ 2010 2012/ 2011 Tổng tài sản 255,496 307,621 366,722 414,475 20.40 19.21 13.02 Vốn chủ sở hữu 16,710 20,737 28,639 41,553 24.10 38.11 45.09
Tổng dư nợ TD/TTS 55,43% 57,50% 57,11% 58,19%
Thu nhập lãi thuần 6,499 8,195 12,422 10,954 26.10 51.58 -11.82
Thu nhập ngoài lãi
thuần 2,788 3,336 2,449 4,154 19.66 -26.59 69.62
Tổng thu nhập HDKD 9,287 11,531 14,871 15,108 24.16 28.97 1.59
Tổng chi phắ HD -3,494 -4,578 -5,700 -6,016 31.02 24.51 5.54
Lợi nhuận thuần từ HDKD trước CP DP RRTD
5,793 6,953 9,171 9,093 20.02 31.90 -0.85
Chi phắ dự phòng
RRTD -789 -1,384 -3,474 -3,329 75.41 151.01 -4.17
Lợi nhuận trước thuế 5,004 5,569 5,697 5,764 11.29 2.30 1.18
Thuế TNDN -1,060 -1,266 -1,480 -1,337 19.43 16.90 -9.66
LNST 3,945 4,303 4,217 4,427 9.07 -2.00 4.98
Lợi nhuận thuần ST 3,921 4,282 4,197 4,404 9.21 -1.99 4.93
(Nguồn: Báo cáo tài chính hợp nhất đã kiểm toán VCB)
Năm 2012:
+ Tổng tài sản tại thời điểm 31/12/2012 đạt 414,5 nghìn tỷ đồng, tăng 13,02% so với 31/12/2011, đạt 95,78% kế hoạch, trong đó chủ yếu tăng do: Bán cổ phiếu cho cổ đông chiến lược tương đương 11.818 tỷ đồng; tăng trưởng chứng khoán đầu tư 166,6% (tương đương 49.064 tỷ đồng) và tăng trưởng tắn dụng 15,2% (tương đương 31.745 tỷ đồng).
+ Lợi nhuận hợp nhất đạt 5.764 tỷ đồng, bằng 88% kế hoạch được giao, tăng 1,17% so với năm 2011. Cơ cấu thu nhập vẫn thể hiện sự đa dạng trong hoạt động, Thu nhập lãi thuần của Vietcombank năm 2012 đạt hơn 10.700 tỷ đồng, giảm 12% so với năm 2011, thu nhập ngoài lãi chiếm tỷ trọng 27,5%.
Việc không đạt kế hoạch lợi nhuận đặt ra từ đầu năm là do những khó khăn chung của nền kinh tế, DN gặp khó khăn trong sản xuất kinh doanh, tốc độ tăng trưởng tắn dụng chậm những tháng đầu năm, dẫn đến lãi thuần đã giảm mạnh.
Bảng 2.3. Tình hình kết quả kinh doanh quý III/3013
Quý 3/2013: Các mảng hoạt động của Vietcombank trong quý 3 đều mang lại lợi nhuận tăng mạnh so với quý 2/2013. Cụ thể, thu nhập lãi thuần tăng 166 tỷ đồng lên 2.914 tỷ đồng; Lãi hoạt động dịch vụ tăng 23%; ngoại hối tăng 29%. Đáng chú ý, lăi hoạt động khác gấp 5 lần cùng kỳ. Chi phắ hoạt động tăng không đáng kể, ở mức 1.575 tỷ đồng. Vì vậy, lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh trước khi trắch lập dự phòng rủi ro quý 3 năm nay tăng 22% so với cùng kỳ năm ngoái, đạt 2.459 tỷ đồng.
Tuy nhiên, chi phắ dự phòng rủi ro tắn dụng quý 3/2013 gấp đôi năm ngoái, lên 1.071 tỷ đồng. Vì vậy, lợi nhuận sau thuế của Vietcombank còn 1.043 tỷ đồng, giảm 6% so với năm ngoái.
Tóm lại, trong giai đoạn 2010 Ờ 2013 khi mà bối cảnh nền kinh tế còn nhiều khó khăn (kinh tế thế giới tiếp tục có những diễn biến phức tạp, trong nước: tăng trưởng tắn dụng của ngành ngân hàng ở mức rất thấp (cả năm ~ 8,91%), tình hình nợ xấu của các ngân hàng vẫn đang ở mức cao do sức khỏe của nền kinh tế, khả năng cạnh tranh của các doanh nghiệp; lĩnh vực bất động sản thì cũng chưa có dấu hiệu khả quan; NHNN tiếp tục các giải pháp chống đô la hóa và xiết chặt quản lý vảng và thực hiện tái cơ cấu hệ thống ngân hàng), Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam với bề dày truyền thống hoạt động, tiềm lực và uy tắn không chỉ trong nước mà cả trên trường quốc tế và khu vực cùng đội ngũ Ban lãnh đạo, cán bộ nhân viên giàu kinh nghiệm, giỏi về chuyên môn nghiệp vụ và có đạo đức nghề nghiệp tốt, đã cùng chèo lái, đưa ngân hàng
vượt qua khó khăn, tuy nhìn, nhìn chung bức tranh hoạt động kinh doanh của ngân hàng vẫn chưa thật sự tốt khi nợ xấu tăng và lợi nhuận có xu hướng giảm.