Tài chính

Một phần của tài liệu Xây dựng chiến lược kinh doanh công ty cổ phần Bibica đến năm 2020 (Trang 61)

6. Bố cục của luận văn

2.3.3.Tài chính

2.3.3.1 Vốn chủ sở hữu

Vốn là một trong những yếu tố quan trọng bậc nhất đối với bất kỳ doanh nghiệp nào để tiến hành hoạt động sản xuất kinh doanh, phát triển mở rộng quy mô, tạo thế cạnh tranh với các doanh nghiệp khác. Tình hình tài chính của Công ty có vai trò quan trọng trong quá trình chuẩn bị thông tin trong xây dựng các chiến lược, mục tiêu sản xuất kinh doanh của Công ty.

90 108 152.4 154.2 154.2 154.2 154.2 0 20 40 60 80 100 120 140 160 180 2006 2007 2008 2009 2010 2011 2012 Series2 Series3

Nguồn : Báo cáo tài chính Công ty Bibica

Hình 2.4 : Biểu đồ thay đổi vốn chủ sở hữu của Công ty Bibica

Để mở rộng quy mô hoạt động và nâng cao năng lực tài chính, từ năm 2006 tới năm 2009 nguồn vốn chủ sở hữu của Công ty liên tục tăng mạnh từ 90 tỷ lên đến 154.2 tỷ. Vì trong những năm này là thời điểm Việt Nam mới bắt đầu gia nhập WTO nên Công ty cần nhiều vốn để mua sắm máy móc trang thiết bị mới, cải tiến nhà máy, cho phù hợp với sự phát triển. Nhưng từ năm 2009 cho đến nay vốn điều lệ của Công ty ổn định không có thay đổi, rất ổn định. Điều nay thực sự không tốt cho sự phát triển lâu dài của Công ty. Bibica là một công ty cổ phần đại chúng, được nhiều người biết đến nên việc nâng cao nguồn vốn chủ sỡ hữu là yếu tố rất quan trọng để tạo được uy tín, lòng tin với khách hàng và với công chúng, với các đối tác mới, nên trong thời gian tới kiến nghị ban lãnh đạo Công ty nên tiếp tục tăng

thêm vốn điều lệ để nâng cao vị thế của Công ty và là điều kiện tốt nâng cao lợi thế cạnh tranh của Công ty so với các đối thủ cạnh tranh khác.

2.3.3.2 Doanh thu và lợi nhuận công ty Bibica

Bảng 2.10: Báo cáo hoạt động T/C BiBiCa từ 2010– 2012 đvt:1.000 đ

Chỉ Tiêu số 2010 2011 2012 Doanh thu bán hàng 01 792,664,245 1,009,368,247 938,970,158 Các khoản giảm trừ DT 02 4,828,074 9,059,853 9,316,963 DT thuần bán hàng (10 = 01 - 02) 10 787,836,171 1,000,308,394 929,653,195 Giá vốn hàng bán 11 1,072,927 709,972,778 664,229,356 Lợi nhuận gộp bán (20 =10 - 11) 20 209,618,671 290,335,616 265,423,839 DT hoạt động tài chính 21 13,707,410 14,809,153 6,343,211

Tài chính (chi phí lãi vay ) 22 9,357,170 13,463,592 4,206,300

Chi phí bán hàng 23 139,920,749 188,969,964 191,289,446

Chi phí quản lý doanh nghiệp 24 35,003,983 49,105,784 47,319,092 LN thuần hoạt động kinh

doanh 30 = 20 + (21 - 22) - (24 + 25) 25 39,044,179 53,605,429 28,952,212 Thu nhập khác 26 7,153,796 5,623,242 7,668,865 Chi phí khác 30 1,072,927 3,899,545 4,157,077 LN khác(40 = 31 - 32) 40 6,080,869 1,723,697 3,511,788 Tổng KT trước thuế (50 = 30 +40) 50 45,125,048 55,329,126 55,329,126

Chi phí thuế TNDN hiện

hành 51 3,346,833 8,959,789 6,578,415

Nguồn: Báo cáo tài chính BiBiCa

Qua bảng trên có thể thấy được bức tranh tổng quát về hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty cổ phần BiBiCa, với những điểm nổi bật sau:

Năm 2011: Doanh thu và lợi nhuận của Bibica đạt cao nhất, doanh thu hơn 1.009 tỷ đồng, tăng 27.3% so với năm 2010. Có được sự tăng vọt trong doanh thu là do một số nhà máy đưa vào khai thác và đã có nhiều đầu tư vào việc hướng ra thị trường nước ngoài, đó chính là một chính sách đúng đắn mà công ty đã đề ra. Cụ thể, trong năm 2011 công ty Bibica đã thực hiện kim ngạch xuất khẩu hơn 4.500.000 USD sang 20 nước với các loại bánh kẹo phong phú về mẫu mã, phù hợp với các đối tượng tiêu dùng và đạt chất lượng về an toàn vệ sinh thực phẩm. Trong đó có thị trường của các nước phát triển như Nhật Bản, Hoa Kỳ, Canada, Oxtraylia, và liên minh Châu Âu. Điều này đã đem về nguồn lợi nhuận lớn cho Công ty, đời sống của cán bộ, công nhân viên cũng được nâng cao. Lương bình quân của mỗi cán bộ công nhân viên tăng lên từ 4.7 triệu đồng/ người/ tháng năm 2010 tăng lên 6.1 triệu đồng/người/tháng năm 2011.

Năm 2012: Trong định hướng phát triển năm 2012 của Bibica, công ty đã đặt ra chỉ tiêu là: “Tốc độ tăng trưởng bình quân doanh thu hàng năm 20% và lợi nhuận 30% so với năm trước”. Trái lại với định hướng đó là doanh thu của Bibica năm 2012 đã giảm 14.33% và lợi nhuận ròng giảm 4.64% so với năm 2011. Do một số nguyên nhân:

Kinh tế khủng hoảng ngày càng sâu rộng, nhiều thị trường xuất khẩu chậm, chi phí nguyên vật liệu chiếm khoảng 55-60% doanh thu nên giá cả nguyên vật liệu tăng có tác động rất lớn đến Công ty. Khi giá nguyên vật liệu tăng, Công ty có thể tăng giá bán đảm bảo thu nhập. Nhưng bánh kẹo là sản phẩm dễ bị thay thế nên khi giá tăng, người tiêu dùng có thể chuyển qua các sản phẩm khác. Điều này có thể làm giảm doanh thu bán hàng của Công ty. Do đó, BBC cần có những biện pháp hữu hiệu để quản lý giá cả nguyên vật liệu.

Dây chuyền sản xuất bánh Lottepie ở nhà máy Bibica Miền Đông gặp sự cố hỏa hoạn phải ngưng sản xuất để sửa chửa đến tháng 2 /2012 đã hoạt động lại. Tổng

chi phí phục hồi là 155 tỷ đồng đã được bảo hiểm bởi Công ty Bảo hiểm Dầu khí. Hiện nay hai bên vẫn chưa thống nhất giá trị đền bù và đang chờ các cơ quan chức năng phân giải,và 1 lý do nữa do 2 bên không thống nhất được giá sản xuất sản phẩm Chocopie với Lotte, mà phải xây dựng sản phẩm mới nên chi phí quảng cáo rất lớn. Điều này cũng tăng chi phí hoạt động của Công ty.

Bảng 2.11: Tổng hợp các chỉ tiêu phân tích tài chính của Công ty Bibica

Chỉ tiêu ĐVT 2010 2011 2012

1. Hiệu suất sử dụng tổng tài sản lần 1,08 1,32 1,23

2. Tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu % 5,58% 5,42% 3,44%

3. Tỷ suất sinh lời tài sản ( ROA ) % 13,37% 14,65% 7,14%

4. Tỷ suất sinh lời kinh tế của tài sản ( RE ) % 14,89% 16,43% 15.15%

5. Tỷ suất sinh lời VCSH (ROE ) % 7,83% 8,28% 4,52%

6. Khả năng thanh toán hiện hành 1,8 2 3,74 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Nguồn: Tổng hợp từ Báo cáo tài chính Công ty Hiệu suất sử dụng tổng tài sản

Đến năm 2012 hiệu suất sử dụng tổng tài sản của doanh nghiệp là 1,23 giảm xuống 0,09 so với năm 2011. Nghĩa là khả năng tạo ra doanh thu của một đồng tài sản năm 2012 giảm 0,09 đồng so với năm 2011. Do doanh thu thuần của năm 2012 giảm hơn so với năm 2011 và chỉ tiêu tổng tài sản bình quân năm 2012 cũng có xu hướng giảm nhưng với tốc độ chậm hơn

Hiệu suất sử dụng tổng tài sản năm 2011 là 1,32 tăng hơn so với năm 2010 là 0,24 đồng. Nghĩa là khả năng tạo ra doanh thu của một đồng tài sản năm 2011 tăng hơn 2010 là 0,24 đồng. Do doanh thu thuần năm 2011 tăng mạnh so với năm 2010 và chỉ tiêu tổng tài sản bình quân năm 2011 cũng có tăng nhưng tăng chậm là do bối cảnh nền kinh tế khó khăn chung của nước ta hiện nay nên sức mua của xã hội giảm, đồng thời các khoản đẩu tư tài chính của công ty cũng có xu hướng giảm.

Tỷ suất lơi nhuận trên doanh thu

Ta thấy tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu năm 2010 là 5,58% giảm xuống còn 5,42% năm 2011 và tiếp tục giảm mạnh xuống còn 3,44% năm 2012. Điều này có nghĩa là cứ 100 đồng doanh thu các loại thì doanh nghiệp thu được 5,58 đồng lợi nhuận trước thuế năm 2010, thu được 5,42 đồng lợi nhuận trước thuế năm 2011, thu được 3,44 đồng lợi nhuận trước thuế năm 2012

Tỷ suất sinh lời tài sản (ROA)

Ta thấy tỷ suất sinh lời từ tài sản năm 2010 là 13,37% tăng lên 14,65% năm 2011 và giảm mạnh xuống còn 7,14% năm 2012. Điều này có nghĩa là cứ đầu tư 100 đồng vào tổng tài sản bình quân thì doanh nghiệp sẽ thu được 13,37 đồng lợi nhuận trước thuế năm 2010, thu được 14,56 đồng lợi nhuận trước thuế năm 2011, thu được 7,14 đồng lợi nhuận trước thuế năm 2012.

Tỷ suất sinh lời kinh tế của tài sản (RE)

Qua bảng ta thấy tỷ suất sinh lời kinh tế của tài sản năm 2010 là 14,89% và tăng lên 16,43% vào năm 2011. Điều đó có nghĩa là cứ đầu tư 100 đồng vào tổng tài sản bình quân thì doanh nghiệp sẽ thu được 14,89 đồng lợi nhuận trước thuế và chi phí lãi vay năm 2010 và thu được 16,43 đồng lợi nhuận trước thuế và chi phí lãi vay năm 2011.

Tỷ suất sinh lời vốn chủ sở hữu (ROE )

Qua bảng số liệu trên, ta thấy tỷ suất sinh lời vốn chủ sở hữu năm 2010 là 7,83% tăng lên 8,28% năm 2011 và giảm mạnh xuống còn 4,52% năm 2012. Điều này có nghĩa là cứ đầu tư 100 đồng vào vốn chủ sở hữu bình quân thì sẽ thu được 7,83 đồng lợi nhuận sau thuế năm 2010, thu được 8,28 đồng lợi nhuận sau thuế năm 2011 và sẽ thu được 4,52 đồng lợi nhuận sau thuế năm 2012.

Khả năng thanh toán hiện hành

Khả năng thanh toán hiện hành năm 2010, 2011, 2012, lần lượt là 1,8: 2: 3,74. Nhìn chung qua ba năm khả năng thanh toán hiện hành có xu hướng tăng là do

doanh nghiệp thực hiện tốt chính sách bán hàng, trong khi đó nợ ngắn hạn cũng có xu hướng tăng nhưng với tốc độ chậm hơn so với tốc độ tăng của tài sản ngắn hạn.

Một phần của tài liệu Xây dựng chiến lược kinh doanh công ty cổ phần Bibica đến năm 2020 (Trang 61)