6. Bố cục của luận văn
1.5. Xây dựng và lựa chọn chiến lược
1.5.1 Ma trận SWOT
Ma trận SWOT là công cụ để tập hợp những thành phần của các yếu tố bên trong và bên ngoài Công ty đã đề cập và dựa vào điểm phân loại mà xếp chúng vào những chiến lược cơ bản:
Bảng 1.3: Ma trận SWOT Điểm mạnh: S(strength) Các điểm mạnh của Công
ty
Điểm yếu: W(weakness) Các điểm yếu của Công
ty
Cơ hội: O(opportunity) Các cơ hội của Công ty
Kết hợp S-O: Phát huy điểm mạnh, tận dụng cơ hội. Kết hợp W- O: Khắc phục điểm yếu, tận dụng cơ hội
Đe dọa: T (threaten) Các nguy cơ của Công
ty Kết hợp S-T: Phát huy điểm mạnh, né tránh nguy cơ. Kết hợp W-T: Khắc phục điểm yếu, né tránh nguy cơ.
Nguồn: Nguyễn Thị Liên Diệp (2006)
Việc sử dụng công cụ SWOT được tiến hành thông qua các bước:
Bước 1: Liệt kê các yếu tố chủ yếu của các điều kiện bên trong và bên ngoài lên các ô của ma trận SWOT. SWOT là chữ viết tắt của 4 chữ Strengths (các điểm mạnh), Weaknesses (các điểm yếu), Opportunities (các cơ hội) và Threats (các mối đe dọa).
Bước 2: Đưa ra các kết hợp từng cặp một cách logic. Lập các chiến lược kết hợp S/O, S/T, W/O, W/T.
S/O: Sử dụng mặt mạnh nào để khai thác tốt nhất cơ hội từ bên ngoài? S/T: Sử dụng mặt mạnh nào để đối phó với những nguy cơ từ bên ngoài?
W/O: Khắc phục những yếu kém nào để tạo điều kiện tốt cho việc tận dụng cơ hội bên ngoài, cần phải khai thác cơ hội nào để lấp dần những chỗ yếu kém hiện nay? W/T: Khắc phục những yếu kém nào để giảm bớt nguy cơ hiện nay?
Bước 3: Đưa ra kết hợp giữa 4 yếu tố S+W+O+T. Điều này nhằm tạo ra sự cộng hưởng giữa 4 yếu tố để hình thành một chiến lược mà qua đó giúp doanh nghiệp sử dụng mặt mạnh để khai thác tốt cơ hội, lấp dần những chỗ yếu kém và giảm bớt nguy cơ.
Bước 4: Tổng hợp và xem xét lại các chiến lược. Phân nhóm chiến lược và phối hợp các chiến lược thành một hệ thống có tính hỗ trợ cho nhau.
1.5.2 Ma trận QSPM
Người ta dùng ma trận chiến lược có thể định lượng (QSPM) dùng để đánh giá những chiến lược khả thi có thể thay thế chiến lược hình thành ở giai đoạn trên để lựa chọn những chiến lược tối ưu nhất.
Kỹ thuật phân tích này sẽ cho thấy một cách khách quan các chiến lược thay thế nào là tốt nhất. Ma trận QSPM sử dụng các yếu tố đầu vào nhờ những phân tích từ ma trận EFE, ma trận IEF…. Và sau đó nhận những thông tin cần thiết để thiết lập ma trận QSPM từ ma trận SWOT.
Như vậy, với các công cụ hoạch định chiến lược như đã phân tích ở trên, mỗi công cụ đều có ưu điểm cũng như hạn chế riêng. Do đó, khi áp dụng vào thực tế chúng ta phải linh hoạt chọn lọc các chiến lược thích hợp với từng hoàn cảnh, điều kiện cụ thể
Bảng 1.4: Ma trận QSPM
Các chiến lược có thể lựa chọn Chiến lược 1 Chiến lược 2 Các yếu tố quan trọng
Phân loại
AS TAS AS TAS Các yếu tố bên trong
Yếu tố 1 Yếu tố 2 …. Yếu tố n
Các yếu tố bên ngoài
Yếu tố 1 Yếu tố 2 … Yếu tố n
Cộng số điểm hấp dẫn xx yy
Nguồn: Nguyễn Thị Liên Diệp (2006)
Các bước để xây dựng ma trận QSPM:
Bước 1: Nghiên cứu đưa vào ma trận QSPM các chiến lược chính và các chiến lược có thể thay thế được hình thành từ ma trận SWOT.
Bước 2: Liệt kê các yếu tố bên trong và bên ngoài trong các ma trận EFE, IFE trong giai đoạn kết hợp của các chiến lược được nghiên cứu.
Bước 3: Lấy ý kiến phân loại cho các yếu tố của bước 2.
Bước 4: Xác định điểm số hấp dẫn (AS) đối với từng yếu tố trong mỗi chiến lược. Trong đó điểm số hấp dẫn được cho từ 1-4; với 1 được xem là không hấp dẫn; 2 là có hấp dẫn đôi chút; 3 là khá hấp dẫn và 4 là rất hấp dẫn.
Bước 5: Tính tổng điểm hấp dẫn (TAS) bằng cách nhân điểm phân loại và điểm hấp dẫn đối với từng yếu tố.
Bước 6: Cộng tổng điểm hấp dẫn và so sánh tổng điểm giữa các chiến lược. Chọn chiến lược có điểm cao nhất làm chiến lược chính và chiến lược còn lại dùng làm chiến lược thay thế.
1.6. Tóm tắt chương 1
Ở chương này, tác giả đã đưa ra một cái nhìn tổng quát về xây dựng chiến lược, các bước xây dựng và chọn lựa chiến lược kinh doanh của Công ty bằng các định nghĩa các thuật ngữ và các hoạt động cơ bản trong quá trình xây dựng chiến lược. Có thể nói việc vận dụng các kiến thức, công cụ, và các mô hình lý thuyết để xây dựng chiến lược kinh doanh và các giải pháp kèm theo nhằm nâng cao năng lực kinh doanh đối với một doanh nghiệp là việc không thể thiếu, nhất là trong giai đoạn hiện nay.
CHƯƠNG 2
PHÂN TÍCH MÔI TRƯỜNG KINH DOANH CỦA CÔNG TY BIBICA
2.1. Giới thiệu tổng quan về công ty bánh kẹo Biên Hòa (BIBICA)
Trụ sở chính: Đường số 11, Khu Công nghiệp Biên Hòa I, Đồng Nai
Giấy ĐKKD: Số 059167 do Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Đồng Nai cấp ngày 16/01/1990.
Website: www.bibica.com.vn Email: bibica@bibica.com.vn Tell: 08.9717920 – 08.9717921 Fax: 08.9717922
Mã chứng khoán: BBC
Vốn điều lệ hiện tại của BBC là 154,2 tỷ đồng. Chủ tịch HĐQT: Lee Jung Woo.
Lĩnh vực hoạt động: Sản xuất và kinh doanh các sản phẩm bánh kẹo.
Thị trường: chủ yếu ở thị trường nội địa (chiếm trên 90% doanh thu của Công ty). Thị trường chính là khu vực Miền Nam, trong đó Thành Phố Hồ Chí Minh đóng vai trò chủ đạo.
Các nhà máy chính của Công ty Bibica:
Nhà máy Bibica Biên Hòa ĐC: KCN Biên Hòa 1, Tp. Biên Hòa, Đồng Nai Nhà máy Bibica Hà Nội ĐC: KCN Sài Đồng B, Q.Long Biên, Hà Nội
Công ty Bibica miền Đông D9C: Khu công nghiệp Mỹ Phước 1, huyện Bến Cát, tỉnh Bình Dương
Các chi nhánh đại diện của Công ty Bibica
Chi nhánh Bibica tại Tp.HCM: 443 Lý Thường Kiệt, Q.Tân Bình,TPHCM. Chi nhánh Bibica tại Đà Nẵng: 267B, Đống Đa, Q.Hải Châu, TP Đà Nẵng. Chi nhánh Bibica tại Cần Thơ: 5A1 Đường 30/4, Q.Ninh Kiều, TP Cần Thơ. Chi nhánh ở Hà Nội: Đường 206, Khu B, Khu Công Nghiệp Phố Nối A, Huyện Văn Lâm, Tỉnh Hưng Yên.
2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển
Bảng 2.1 Quá trình hình thành và phát triển BiBiCa
Nguồn: Công ty cổ phần BiBiCa
2.1.2. Những thành tích đạt được trong các năm qua
16 năm liền được người tiêu dùng bình chọn “ Hàng Việt Nam chất lượng cao” ( 1997-2012)
Giấy chứng nhận ISO 9002 do tổ chức BVQI-Vương Quôc Anh cấp Top 100 thương hiệu mạnh tại VN năm 2007 do báo SGTT bình chọn.
Top 100 thương hiệu nổi tiếng do Tạp chí Viet Nam Business Forum thuộc VCCI và Công ty Truyền thông cuộc sống (LIFE) thực hiện.
Năm Sự kiện
1990 Công ty Cổ phần Bánh kẹo Biên Hòa được thành lập
1993 Công ty bắt đầu sản xuất bánh kẹo lần đầu tiên với ba dây chuyền sản xuất bánh kẹo được nhập khẩu từ Châu Âu
1998 Ngày16/01/1999, theo quyết định số 234/1998 QĐ- TTg, Công ty Cổ Phần Bánh Kẹo Biên Hòa được thành lập vốn điều lệ ban đầu 25 tỷ đồng
2000 Thành lập chi nhánh tại Hà Nội, Đà Nẵng, thành phố Hồ Chí Minh,
2001 Công ty chính thức giao dịch tại Sở giao dịch chứng khoán TPHCM
2005 Công ty hợp tác với Viện Dinh Dưỡng Việt Nam
2006 Xây dựng nhà máy mới tại khu công CN Mỹ Phước tỉnh Bình Dương
2007 Lễ ký kết Hợp đồng Hợp tác chiến lược giữa Bibica và Lotte đã diễn ra
2008
Bibica đoạt doanh hiệu Cúp Vàng “Công Ty Cổ Phần Hàng Đầu Việt Nam do Hiệp Hội Kinh Doanh Chứng Khoán. Ngân Hàng Nhà Nước khen tặng
2010 Đoạt doanh hiệu Top 100 sao vàng đất Việt, top 100 thương hiệu hàng đầu
Luôn có vị trí nằm trong bảng “TOP FIVE” của ngành hàng bánh kẹo tại Việt Nam; trong đó giữ vị trí dẫn đầu thị trường về sản phẩm kẹo.
Hiện nay, Bibica là Công ty bánh kẹo niêm yết lớn thứ hai trong nước khi chiếm khoảng 7-8% thị phần. Có thế mạnh về thương hiệu, là điều đặc biệt quan trọng đối với ngành sản xuất hàng tiêu dùng và bánh kẹo, Bibica vẫn tiếp tục phát triển và mở rộng thị phần
2.1.3. Sơ đồ tổ chức
Hình 2.1: Sơ đồ tổ chức của BiBiCa
Hội đồng quản trị: Do đại hội đồng cổ đông bầu ra, là cơ quan quản lý Công ty, có toàn quyền nhân danh Công ty để quyết định, thực hiện các quyền và nghĩa
vụ của Công ty không thuộc thẩm quyền của Đại hội đồng cổ đông. Hội đồng quản trị có 05 thành viên, nhiệm kỳ là 05 năm, trong đó có 01 Chủ tịch, 02 Phó Chủ tịch và 03 ủy viên.
Ban kiểm soát: Do Đại hội đồng cổ đông bầu ra, thực hiện giám sát hội đồng quản trị, Giám đốc trong việc quản lý và điều hành Công ty; kiểm tra tính hợp lý, hợp pháp trong điều hành hoạt động kinh doanh và báo cáo tài chính của Công ty và chịu trách nhiệm trước Đại hội đồng cổ đông trong việc thực hiện các nhiệm vụ được giao. Hiện tại Ban kiểm soát Công ty gồm 03 thành viên, nhiệm kỳ là 05 năm, thành viên Ban kiểm soát có thể được bầu lại với số nhiệm kỳ không hạn chế.
Chức năng, nhiệm vụ Ban Giám đốc và các phòng ban Ban Giám đốc
Tổng Giám Đốc: Do Hội đồng quản trị bổ nhiệm, trực tiếp thay mặt HĐQT để điều hành các hoạt động hàng ngày của Công ty, là người đại diện hợp pháp theo pháp luật và chịu trách nhiệm trước HĐQT về kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty.
Phó Tổng Giám đốc – phụ trách kinh doanh: Tham mưu cho Tổng Giám đốc trong lĩnh vực quản lý, điều hành các công việc liên quan đến hoạt động kinh doanh mua bán của Công ty.
Phó Tổng Giám đốc SX – phụ trách sản xuất: Tham mưu cho Tổng Giám đốc trong lĩnh vực phụ trách hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO 9001; Quản lý và điều hành phòng kỹ thuật, phòng quản lý chất lượng, phòng vật tư và các phân xưởng sản xuất.
Các phòng ban chức năng
Phòng Tài chính – Kế toán: Thực hiện các chức năng hạch toán, kế toán, hoạt động tài chính và thống kê, phân tích các hoạt động kinh tế.
Phòng Kĩ thuật đầu tư: Thực hiện công tác quản lý thiết bị công nghệ sản xuất, các dự án đầu tư và đào tạo công nhân kỹ thuật.
Phòng Kinh doanh: Thực hiện các hoạt động tiêu thụ sản phẩm, quản lý kho hàng cùng với công tác nghiên cứu thị trường, điều độ sản xuất, xây dựng các kế hoạch kinh doanh và các chiến lược marketing. Phòng kinh doanh có hai phòng ban trực thuộc là phòng bán hàng và phòng marketing.
Phòng Kế hoạch – thị trường: Xây dựng kế hoạch SXKD ngắn hạn và dài hạn, triển khai các đơn vị trong công tác triển khai thực hiện kế hoạch; Xây dựng CLKD của Công ty; Theo dõi, tập hợp thông tin, điều độ sản xuất.
Phòng Quản lý chất lượng (QM): Thực hiện công tác nghiên cứu nâng cao chất lượng SP và kiểm tra chất lượng sản phẩm.
Phòng Nhân sự: Thực hiện công tác quản lý hành chính, văn thư, tài sản công cộng, bảo vệ an ninh kinh tế cùng với chức năng quản lý LĐ và tiền lương, bảo hiểm xã hội, an toàn LĐ và thi đua. Đồng thời, cũng thực hiện chức năng quản lý và điều hành phương tiện vận tải.
Phòng Dịch vụ: Tổ chức phục vụ, sản phẩm ăn uống, phối hợp với các đơn vị giải quyết công việc chung.
Các Phân xưởng sản xuất: Thực hiện công tác tổ chức, điều hành sản xuất theo kế hoạch đã được phê duyệt và quản lý LĐ.
2.1.4. Ngành nghề kinh doanh
Sản xuất và kinh doanh trong và ngoài nước trong các lĩnh vực về công nghệ chế biến bánh – kẹo – nha.
Xuất khẩu các loại bánh , kẹo, nha và các loại hàng hóa khác.
Nhập khẩu các thiết bị, công nghệ, nguyên vật liệu phục vụ cho sản xuất của công ty.
2.1.5. Các sản phẩm chính của công ty 2.1.5.1. Nhóm sản phẩm bánh 2.1.5.1. Nhóm sản phẩm bánh
Sản phẩm bánh của công ty khá đa dạng gồm các dòng sản phẩm sau:
Dòng bánh khô: gồm các loại bánh quy, quy xốp, kẹp kem, phủ sôcôla, hỗn hợp với các nhãn hiệu Nutri-Bis, Creamy, Orienco, Orris, Happy, Victory, Palomino, Giving, Glory, Hilary, ABC, dòng sản phẩm này được sản xuất trên hai
dây chuyền hiện đại của Châu Âu và Mỹ với hai công suất khoảng 4000 tấn/năm chiếm 20-25% tỷ trọng doanh số và khoảng 20% thị phần bánh biscuit, cookies trên thị trường. Các sản phẩm này đã có chỗ đứng khá vững trên thị trường do chất lượng tốt, ổn định, mẫu mã phong phú, nhãn hiệu quen thuộc với người tiêu dùng.
Dòng sản phẩm snack: gồm các loại snack tôm, cua, mực, gà nướng, bò, chả cá, cay ngọt…với nhãn hiệu Oẳn tù tì, Potasnack. Dòng sản phẩm này hiện nay có dung lượng thị trường lớn nhưng có nhiều đơn vị tham gia nên cạnh tranh rất mạnh. Đặc điểm của sản phẩm này là rất cồng kềnh, chi phí lưu thông lớn tuy nhiên nhờ tận dụng được ưu thế sản xuất tại chỗ (Biên Hòa và Hà Nội) nên snack của Công ty có thế mạnh cạnh tranh về giá và được phân phối khá rộng trên cả nước.
Dòng sản phẩm bánh trung thu: mặc dù mới tham gia thị trường khoảng gần mười năm nhưng bánh trung thu Bibica đã khẳng định chất lượng chất lượng và mẫu mã được ưa chuộng trên thị trường. Thị phần bánh trung thu của Công ty tăng trưởng với tốc độ rất nhanh (trên 40%/năm). Đặc biệt Công ty đã đi đầu trong việc nghiên cứu và sản xuất thành công sản phẩm bánh trung thu cho người ăn kiêng và tiểu đường.
Dòng sản phẩm bánh tươi: gồm các loại bánh bông lan kem Hura, bánh nhân Custard Paloma và bánh mỳ Lobaka, Jolly. Bánh bông lan kem Hura hiện nay có nhiều lợi thế cạnh tranh so với các sản phẩm cùng loại của các doanh nghiệp trong nước cũng như ngoại nhập do được sản xuất trên dây chuyền mới, hiện đại của Ý, công nghệ tiên tiến đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm với hạn sử dụng đến 12 tháng, hiện nay sản phẩm bánh Hura chiếm gần 30% thị phần bánh bông lan kem trên thị trường và là đơn vị dẫn đầu về chất lượng. Sản phẩm bánh nhân Custard và bánh mỳ mới đưa ra trên thị trường đang trên đà tăng trưởng.
Đặc biệt trong những năm gần đây cùng với sự hợp tác tư vấn của Viện dinh dưỡng Việt Nam Công ty đã tập trung nghiên cứu cho ra thị trường các dòng sản phẩm bánh dinh dưỡng Growsure cho trẻ từ 6 tháng tuổi, bánh Mumsure cho bà mẹ mang thai và cho con bú bổ sung vi chất, sản phẩm bánh Hura Light, bột ngũ cốc Netsure Light cho người ăn kiêng và bệnh tiểu đường. Đây là sản phẩm có nhiều
tiềm năng và có chiều hướng phát triển rất tốt trong tương lai. Hiện nay Bibica là đơn vị duy nhất trong ngành bánh kẹo được Viện dinh dưỡng Việt Nam chọn làm đối tác hợp tác phát triển các sản phẩm dinh dưỡng và chức năng trong mục tiêu xã hội hóa chương trình dinh dưỡng quốc gia.
2.1.5.2. Nhóm sản phẩm kẹo
Kẹo chiếm tỷ trọng doanh số trên 30% của toàn công ty và khoảng 25% thị phần kẹo cả nước. Công ty có nền tảng tốt về cơ sở vật chất, kỹ thuật đồng thời thương hiệu Bibica rất quen thuộc với người tiêu dùng. Sản phẩm kẹo Công ty rất đa dạng về chủng loại, phục vụ cho nhiều phân khúc khác nhau từ trẻ em đến người lớn. Kẹo cứng có các loại như me, gừng, bạc hà, sữa, cà phê, trái cây với các nhãn hiệu Migita, Bốn mùa, Tứ quý. Kẹo mềm có các loại như sữa, cà phê sữa, sôcôla sữa, bắp, sữa trái cây (nhãn hiệu Sumica), kẹo mềm xốp Zizu, Sochew, Quê hương.