Các nhân tố kỹ thuật công nghệ

Một phần của tài liệu Xây dựng chiến lược kinh doanh công ty cổ phần Bibica đến năm 2020 (Trang 49)

6. Bố cục của luận văn

2.2.1.5. Các nhân tố kỹ thuật công nghệ

So với các nước trong khu vực và trên thế giới, năng lực nghiên cứu, triển khai, chuyển giao công nghệ của nước ta còn rất yếu. Đặc biệt công nghệ sinh học, công nghệ cơ khí, công nghệ chế biến và tự động hoá. Trình độ công nghệ nói chung của nước ta còn lạc hậu hơn so với thế giới tới vài chục năm. Đây là một hạn chế rất lớn đối với các doanh nghiệp Việt Nam nói chung và Công ty BiBiCa nói riêng trong việc đổi mới thiết bị, dây chuyền công nghệ, triển khai sản phẩm mới để cạnh tranh với công nghiệp sản xuất bánh kẹo nước ngoài. Mặc dù thị trường mua bán và chuyển giao công nghệ đã phát triển nhưng nó chỉ tạo điều kiện thuận lợi cho Công ty đầu tư để cạnh tranh với doanh nghiệp ở trong nước, còn để có thể cạnh tranh với các Công ty bánh kẹo nước ngoài thì Công ty phải chịu một sức ép rất lớn

Ngày nay một Công ty với khoa học công nghệ tiên tiến nó là hình ảnh của sự phát triển ngày càng lớn mạnh của công ty so với các công ty khác, sẽ tạo ra được những sản phẩm tốt giá cả phải chăng và sản xuất với năng suất cao hơn só với các Công ty khác. Do đó Công ty Cổ phần BiBiCa cũng phải luôn cập nhật các công nghệ mới, đầu tư mua sắm trang thiệt bị mới nhất, để thay thế những máy móc cũ , làm ra những sản phẩm mới, để sản phẩm của Công ty không bị lạc hậu so với đối thủ cạnh tranh. Công ty xác định chiến lược phát triển của Công ty trong thời gian tới là tập trung vào những mặt hàng mục tiêu là Bánh hộp và kẹo, lấy phương châm “khép kín - tiên tiến - qui mô lớn” tạo ra những sản phẩm tốt nhất với giả cả phải chăng, chi phí thấp nhất phù hợp với nhiều đối tượng khách hàng tạo làm nền tảng cho sự tăng trưởng bền vững trong tương lai. Công ty đã nắm bắt những biến đổi đang diễn ra trong nội bộ ngành và việc phân tích yếu tố khoa học kỹ thuật giúp cho

Công ty nhận thức được các thay đổi và nâng cao ứng dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất, cải tiến chất lượng sản phẩm, qua đó nâng cao khả năng cạnh tranh cho từng sản phẩm Công ty

2.2.2. Môi trường vi mô 2.2.2.1. Đối thủ cạnh tranh 2.2.2.1. Đối thủ cạnh tranh

Sự am hiểu về các đối thủ cạnh tranh chính rất quan trọng nó có thể cho phép công ty BiBiCa đề ra các giải pháp cạnh tranh hiệu quả. Phân tích đối thủ cạnh tranh trong cùng ngành hàng nhằm giúp Công ty nắm được các điểm mạnh và điểm yếu của đối thủ, để từ đó xác định đối sách hợp lý cho Công ty nhằm tạo được chỗ đứng vững chắc trên thị trường.

Sản phẩm của Công ty Cổ phần BiBiCa hiện nay được tiêu thụ chủ yếu tại khu vực một số tỉnh miền Đông Nam Bộ đặc biệt là thành phố Hồ Chí Minh. Đây là khu vực trọng điểm của cả nước, nơi tập trung nhiều doanh nghiệp sản xuất và là thị trường tiêu thụ bánh kẹo lớn nhất cả nước nên sự canh tranh giữa Bibica và các doanh nghiệp là rất lớn

Bên cạnh đó Công ty Cổ phần Bibica cũng phải chịu sự cạnh tranh rất gay gắt từ các doanh nghiệp có vồn đầu tư ở nước ngoài đặc điểm chung của các công ty này đều có nguồn tài chính vững mạnh có Công ty mẹ đặt ở nước ngoài là những tập đoàn có tài chính vững mạnh. Chính nhờ đặc điểm này Công ty nước ngoài sẽ có những lợi thế khi cạnh tranh với các Công ty có vốn đầu tư trong nước, chẳng hạn như có thể cho khách hàng thanh toán chậm trong thời gian 45 hay 60 ngày đối với những khách hàng thường xuyên có đơn hàng lớn hoặc với các Công ty đại lý lớn mới thành lập, đây là một yếu tố mà không phải bất kỳ doanh nghiệp nào cũng có thể áp dụng vì việc xoay vòng vốn có thể ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất kinh doanh

-Máy móc thiết bị : Đa số các Công ty này có hệ thống sản xuất hiện đại và khép kín, nâng cao năng lực sản xuất một cách hiệu quả tạo ra những sản phẩm chất lượng theo tiêu chuẩn ISO 9001:2000 đồng thời quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn quản lý chất lượng toàn diện (QTM)

Bảng 2.4: So sánh các đối thủ cạnh tranh chủ yếu Công ty Thị trường Sản Phẩm cạnh tranh Thị

phần Điểm mạnh Điểm yếu Hải Hà Miền Bắc Kẹo các loại

Bánh kem 7,5%

Uy tín, hệ thống phân phối rộng

Marketing yếu

Hải Châu Miền Bắc

Kẹo sôcôla, Bánh ống Bánh cốm 5,5% Hệ thống phân Phối rộng, giá rẽ Chất lượng Chưa cao, Mẫu mã xấu

Kinh Đô Cả nước

Snack, kẹo Bánh tươi Bánh mặn 12% Chất lượng tốt Phân phối rộng Quảng cáo tốt Giá còn cao Tràng An Miền Bắc Kẹo cốm Bánh quy hộp 3% Giá rẽ, chũng loại kẹo phong phú Mẫu mã xấu Quảng cáo kém Quảng Ngãi Miền Trung Kẹo cứng Mạch nha Bánh 5% Giá rẻ, chủng loại phong phú Mẫu mã xấu Quảng cáo kém Hữu Nghị Miền Bắc Bánh hộp Kẹo cứng Mẽ xững 2,5% Hình thức phong phú,giá bán Trung bình Chấp lượng thấp, uy tín chưa cao Nhập

ngoại Cả nước Snack,kẹo

bánh kem 25% Mẫu mã đẹp Chất lượng cao Giá cao, hệ thống phân phối kém Các Công ty còn lại

Cả nước Các loại 26% Giá rẻ, hình thức

đa dạng

Mẫu mã xấu Chất lượng kém

2.2.2.1. Yếu tồ khách hàng

Khách hàng là nhân tố quyết định sự thành công hay thất bại của chiến lược sản phẩm. Nếu như sản phẩm của Công ty đưa ra thị trường mà không có nhu cầu hoặc ít có nhu cầu thì giá có thấp tới đâu, quảng cáo có hấp dẫn tới mức nào thì cũng không có ý nghĩa gì hết. Cũng như vậy nếu sản phẩm có chất lượng, mẫu mã đẹp nhưng giá lại quá cao không phù hợp với túi tiền người tiêu dùng thì nó sẽ không được thị trường chấp nhận. Vì thế khi hoạch định chiến lược sản phẩm, Công ty cần nghiên cứu phong tục tập quán, lối sống, thị hiếu, động cơ mua hàng và đặc biệt là thu nhập của khách hàng từng khu vực thị trường. Có thể phân chia khách hàng của Công ty thành hai loại đối tượng: khách hàng trung gian (các đại lý) và người tiêu dùng

Đối với các đại lý mục đích kinh doanh của họ là lợi nhuận và động lực thúc đẩy họ là hoa hồng, chiết khấu bán hàng, phương thức thanh toán thuận lợi của Công ty trả cho họ. Với hơn 350 đại lý, hệ thống phân phối lớn và hàng ngàn cơ sở kinh doanh của Công ty được đánh giá mạnh trong ngành sản xuất bánh kẹo, nhìn chung các đại lý tương đối trung thành, hệ thống đại lý của Công ty chủ yếu tập trung ở các tỉnh phía Nam sẽ tạo những điều kiện thuận lợi cho Công ty kinh doanh ở thị trường này. Nhưng hệ thống đại lý ở các tỉnh miền Trung và phía Bắc lại có nhiều hạn chế, gây khó khăn khi Công ty xâm nhập thị trường.

Đối với người tiêu dùng nó có tính quyết định sự thành công của Công ty trong hoạt động sản xuất kinh doanh. Công ty cần phải nghiên cứu, phân tích chính xác nhu cầu, khả năng thanh toán, của nhóm khách hàng này. Một vấn đề về khách hàng mà các công ty Việt Nam nói chung và BiBiCa nói riêng thường không tốt đó là vấn đề hậu mãi chăm sóc khách hàng còn rất yếu kém. Họ chỉ quan tâm tìm kiếm khách hàng mới mà ít chăm sóc khác hàng cũ này, đặc biệt là khách hàng than thuộc hay khách mua với số lượng nhiều, theo nghiên cứu của các chuyên gia thì nếu chúng ta chăm sóc tốt 1 khách hàng thì chúng ta sẽ luôn có được những lời giới thiệu tốt đẹp của họ tới bạn bè, đồng nghiệp, khách hàng mới người thân của họ, điều sẽ giúp chúng ta có được cơ hội phát triển mối quan hệ khách hàng mới này.

Bảng 2.5: Sở thích tiêu dùng khách hàng theo từng vùng

Miền Bắc Miền Trung Miền Nam

Đặc điểm tiêu dùng chủ yếu của khách hàng - Thích độ ngọt vừa phải

- Thường mua theo gói

- Quan tâm nhiều đến hình thức bao

- Thích độ ngọt vừa phải, có vị cay. - Thường mua theo

cân hoặc mua lẻ. - Ít quan tâm đến hình thức bao bì.

- Rất thích vị ngọt và hương vị trái

cây.

- Thường mua theo cân hoặc theo gói.

- Ít quan tâm đến hình thức bao bì. Xu hướng tiêu dùng Xu hướng tiêu dùng ít thay đổi Xu hướng tiêu dùng không thay đổi

Xu hướng tiêu dùng ít thay đổi

Nguồn: Bộ Phận nghiên cứu thị trường Công ty BiBiCa

2.2.2.3. Yếu tố nhà cung cấp nguyên vật liệu

Bảng 2.6: Danh sách các nhà cung cấp nguyên vật liệu cho Công ty trong nước Mua NVL Nhà cung cấp Giá trị hợp đồng hàng năm Đường RS Cty CP đường Biên Hòa Hợp đồng theo từng lô hàng có giá trị

10 tỷ đồng.

Mua

đường RE Cty TNHH Trường Sơn Hợp đồng được ký kết theo từng lô hàng có giá trị 5 tỷ đồng.

Bột mì Cty bột mì Bình Đông Giá trị hợp đồng hàng năm khoảng 4 tỷ đồng

Bột sắn Cty liên doanh Tapioca VN Tổng giá trị hợp đồng hàng năm khoảng 15 tỷ

Phụ gia CtyTNHH Á Quân Tổng giá trị hợp đồng hàng năm khoảng 10 tỷ

Bao bì Cty Bao bì NhựaThành Phú Tổng giá trị hợp đồng Mua hàng năm 25 tỷ

Để duy trì sản xuất ổn định, BBC thường kí hợp đồng cả năm với đối tác. Khi lựa chọn nhà cung cấp, BBC thường so sánh, giá cả của nhiều nhà cung cấp để chọn ra giá mua nguyên vật liệu hợp lý nhất, nhưng vẫn đảm bảo chất lượng cao để có thể duy tri chi phí nguyên vật liệu ở mức hợp lý ổn định. Do là khách hàng lớn, lâu năm nên BiBiCa cũng được 1 số ưu đãi như các đối tác hiểu rõ yêu cầu kĩ thuật, và tính chất kinh doanh theo từng mùa, giai đoạn trong năm do đó họ luôn có hàng dự trữ cho BiBiCa khi cần thiết. Đây là một yếu tố hết sức quan trọng mà BiBiCa có được, BiBiCa luôn chủ động được nguồn nguyên vật liệu để sản xuất. Đa phần các nhà cung cấp đều nằm ở gần cơ sở sản xuất nên tiết kiệm được chi phí vận chuyển. Tuy nhiên, do giá cả nguyên vật liệu hàng năm tăng theo lạm phát, nên công ty phải điều chỉnh giá bán để đảm bảo mức lợi nhuận phù hợp với kế hoạch.

Ngoài ra hàng năm Công ty BiBiCa cũng thường xuyên nhập khẩu bổ sung nguồn nguyên liệu từ các nhà cung cấp truyền thống từ các nước có nền nông nghiệp phát triển như Mỹ, Úc ,Thái lan, Trung Quốc, để dự phòng và bổ sung khi nguồn nguyên liệu trong nước còn thiếu, khi mất mùa, lũ lụt, hạn hán xảy ra. Bình quân hàng năm nguồn nguyên liệu nhập khẩu chiếm khoảng 15% - 20 % trong tổng nguyên liệu sản xuất các sản phẩm bánh kẹo của Công ty. Giá nguyên liệu nhập khẩu cao hơn giá nguyên liệu trong nước 10% nhưng bù lại có chất lượng tốt hơn. Bảo quản được lâu hơn. Do đó, nhu cầu nguyên liệu cho sản xuất được đảm bảo liên tục và giá thành sản phẩm có tính ổn định.

Nhìn chung, yếu tố “nhà cung cấp” ít ảnh hưởng xấu đến tình hình sản xuất kinh doanh của BiBiCa, do sự dồi dào và chủ động của nguồn nguyên liệu trên thị trường.

2.2.2.4. Sản phẩm thay thế

Các sản phẩm thay thế đối với mặt hàng bánh kẹo hầu như rất ít, vì bánh kẹo là sản phẩm thoả mãn nhu cầu thưởng thức, nhu cầu ăn vặt, nhu cầu cung cấp dinh dưỡng, một phương tiện giao tiếp xã hội như làm quà biếu, tặng. Tuy nhiên, hiện nay xuất hiện một sản phẩm thay thế có khả năng giành lấy vị thế của sản phẩm bánh kẹo đó là thức ăn nhanh. Vì vậy, chất lượng bánh kẹo cần được nâng cao, đa

dạng về chủng loại để đáp ứng được nhu cầu của người tiêu dùng. Sức ép do các sản phẩm thay thế này chưa thực sự lớn nhưng có thể làm hạn chế lợi nhuận, nếu không chú ý đến sản phẩm thay thế này, trong tương lai Công ty có thể sẽ bị tụt lại với các thị trường nhỏ bé.

Do vậy, Công ty cần chú ý dành nguồn lực đầu tư phát triển, áp dụng công nghệ mới vào quá trình sản xuất, cải tiến sản phẩm, tìm cách giảm chi phí sản xuất. Công ty cũng cần phải tiến hành phân tích và dự báo xu hướng phát triển để nhận diện các nguy cơ từ sản phẩm thay thế, từ đó xây dựng chiến lược sản phẩm cho phù hợp.

2.2.2.5. Đối thủ tiềm ẩn

Xét trên thị trường Việt Nam thì sản lượng tiêu thụ bánh kẹo bình quân đầu người đạt 2.5kg năm 2011 và tăng trưởng bình quân 11% trong giai đoạn 2012- 2015. Đây là một dấu hiệu đáng mừng cho những nhà sản xuất bánh kẹo như BiBiCa, và mức độ tăng trưởng mạnh là một trong những điều kiện tốt để các đối thủ cạnh tranh khác xâm nhập ngành. Hiện nay bánh mì, bánh nướng đang dần trở thành những đồ ăn quen thuộc, thường xuyên của nhiều người dân Việt Nam, thị trường bánh kẹo của Việt Nam đang có tiềm năng phát triển hàng đầu Đông Nam Á và trên thế giới. Theo ước tính sản lượng bánh kẹo tại Việt Nam năm 2010 vào khoảng 576.000 tấn, đến năm 2015 sẽ đạt khoảng 806.000 tấn; Tổng giá trị bán lẻ bánh kẹo ở thị trường Việt Nam đến năm 2015 khoảng 1.8 tỷ USD. Thị trường bánh kẹo Việt Nam nhiều tiềm năng phát triển kéo theo nhu cầu sản xuất, tiêu thụ tăng, đòi hỏi phải có công nghệ, máy móc, thiết bị phù hợp để sản xuất ra các sản phẩm có chất lượng cao, giá thành hạ, đáp ứng nhu cầu tiêu dùng trong và ngoài nước.

Đây là một điều kiện thuận lợi cho những doanh nghiệp nước ngoài xâm nhập vào hoạt động trong ngành. Tuy nhiên, với rào cản về vệ sinh an toàn thực phẩm là một vấn đề quan trọng đối với những Công ty có ý định tham gia kinh doanh trong lĩnh vực thực phẩm. Mặc dù pháp luật chưa thực sự chặt chẽ nhưng phản ứng của người tiêu dùng về những vấn đề trong thực phẩm thật sự mạnh mẽ (vấn đề sữa chứa melanin, chất bảo quản), ngành bánh kẹo chưa có những vấn đề như vậy

nhưng nếu những nhà sản xuất không chú ý thì cũng không ngoại lệ và khách hàng có thể tẩy chay sản phẩm như Vedan.

Với nhu cầu về thực phẩm ngày càng tăng, cộng thêm những chính sách ưu đãi đầu tư của nhà nước và hiệu quả cao trong hoạt động kinh doanh bánh kẹo, ngày càng có nhiều nhà đầu tư tham gia lĩnh vực sản xuất kinh doanh này.

Một rào cản quan trọng cho các đối thủ mới nhập ngành là tiềm lực về tài chính khả khả năng về vốn.Vì đây là một yếu tố rất quan trọng trong quá trình đầu tư nghiên cứu sản phẩm, đầu tư công nghệ, quảng bá sản phẩm đến người tiêu dùng. Đối với BiBiCa, tiềm lực tài chính đã giúp cho công ty tạo ra sự khác biệt trong việc đa dạng hoá sản phẩm, tạo ra sản phẩm có giá cả và chất lượng cạnh tranh. Bên cạnh những đối thủ tiềm năng chuẩn bị xâm nhập ngành, BiBiCa sẽ phải đối mặt với những đối thủ rất mạnh có thâm niên trong hoạt động sản xuất kinh doanh bánh kẹo khi việc gia nhập AFTA, WTO như các nhà sản xuất từ Mỹ, Đan Mạch, Malaysia…

Đối với các doanh nghiệp trong nước thì các đối thủ tiềm ẩn nước ngoài luôn luôn là mối đe dọa lớn nhất, các công ty này thường Công ty mẹ có trụ sở đặt ở nước ngoài có nguồn lực tài chính mạnh, khoa học kỹ thuật tiên tiến đã bắt đầu xâm nhập đến thị trường Việt Nam, các công ty này ngoài hình thức đầu tư trực tiếp, thì

Một phần của tài liệu Xây dựng chiến lược kinh doanh công ty cổ phần Bibica đến năm 2020 (Trang 49)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(117 trang)