Kênh phân phối của công tyCPDP Hà Tây trước 12/2004

Một phần của tài liệu Nghiên cứu hoạt động marketing của công ty cổ phần dược phẩm hà tây giai đoạn 2000 đến 2004 (Trang 47)

Trước kia, hoạt động phân phối của công ty bó hẹp trong phạm vi tỉnh Hà Tây. Sau đó, công ty đã thiết lập chi nhánh tại Hà Nội và cố gắng xây

dựng mạng lưới phârr phối ở các tỉnh khác. Hiện nay công ty đã có đại lý

hầu hết các tỉnh. Mô hình kênh phân phối của công ty cũng giống như các doanh nghiệp khác, bao gồm hai kênh phân phối trực tiếp và gián tiếp được biểu hiện ở hình 3.5

Hình 3.5: Kênh phân phối của công ty CPDP Hà Tây * Kênh phân phối trực tiếp.

Công ty cố gắng xây dựng và phát triển các mối quan hệ với bệnh viện/ Nhà thuốc để bán hàng trực tiếp cho các nơi này. Hiện tại, ngoài trụ sở chính tại Hà Tây, công ty đã mở chi nhánh tại Hà Nội và đại lý ở hầu hết các tỉnh để có thể phân phối hàng hoá cho hầu hết các tỉnh trên cả nước. Tuy vậy, việc phân phối hàng của công ty cho đến trước 12/2004 chủ yếu là dựa vào kênh phân phối gián tiếp, thông qua bán buôn các đại lý là chính, việc cung ứng trực tiếp cho khách hàng nói chung rất hạn chế.

* Kênh phân phối gián tiếp .

Do thâm nhập vào thị trường mỗi vùng có khó khăn riêng do đó công ty chủ trương xây dựng hệ thống đại lý phân phối ở mỗi tỉnh. Hiện tại số đại lý

của công ty từ miền bắc ( từ quảng bình trở ra ) là chính, còn số đại lý

Miền Nam ít hơn do công ty chưa hoạt động nhiều Miền Nam. Công ty

đang cố gắng phát triển hệ thống đại lý để tăng cường sự có mặt của công ty trên thị trường.

Nhược điểm chính của việc phân phối theo mô hình trên là không có hệ thống chuyên nghiệp dẫn đến đa số hàng hoá được phân phối theo kênh gián tiếp, khó kiểm soát giá cả cũng như các hoạt động tiếp thị của các đại lý, khó nắm tình hình cụ thể để có kế hoạch điều phối lượng hàng hoá hợp lý, cũng như một vấn đề gai góc nhất là khó thu nợ. Các công ty nợ lẫn nhau và nhiều lúc phải khấu trừ hàng hoá cho nhau để trừ nợ. Hơn nữa do người phụ trách công tác Marketing một mặt hàng nào đó thì cũng phải quản lý luôn cả tình hình bán hàng của những mặt hàng này, nên họ không thể tập trung làm tốt công việc tiếp thị vì còn phải lo cả nhiệm vụ bán hàng và thu tiền, ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng và hiệu quả công việc. Điều đó khiến cho nhu cầu đổi mới và chuyên nghiệp hoá hệ thống phân phối của công ty trở thành một vấn đề cấp bách.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu hoạt động marketing của công ty cổ phần dược phẩm hà tây giai đoạn 2000 đến 2004 (Trang 47)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(71 trang)