Ảnh hưởng của các chất cảm ứng đến sinh tổng hợp laccase

Một phần của tài liệu phân lập và tuyển chọn các chủng nấm mốc có khả năng sinh tổng hợp enzyme laccase (Trang 51)

Khả năng sinh laccase bởi nấm sợi ngoài sự phụ thuộc vào các yếu tố như nhiệt độ, pH, thành phần môi trường, thời gian nuôi cấy … còn phụ thuộc rất nhiều vào sự có mặt và nồng độ của các loại cơ chất đồng thời đóng vai trò là chất cảm ứng sinh laccase khác nhau. Ba loại chất cảm ứng là ABTS (2 mM), syringadezine (0.2 µM) và axit tannic (0.1 mM) đã được lựa chọn để khảo sát ảnh hưởng của chúng lên khả năng

sinh tổng hợp laccase. Vẫn sử dụng môi trường Basal và dịch nuôi lỏng sau 6 ngày để xác định hoạt tính enzyme, kết quả được thể hiện qua Đồ thị 9 dưới đây:

Đồ thị 9: Ảnh hưởng của các chất cảm ứng lên khả năng sinh laccase

Kết quả cho thấy môi trường có bổ sung syringaldazine và ABTS hoạt độ laccase tăng trong khi bổ sung acid tannic thì hoạt độ laccase giảm đáng kể so với đối chứng (chỉ còn khoảng 64%) so với môi trường ban đầu. Trong 3 loại cơ chất thì ABTS có ảnh hưởng tốt nhất đến sự sinh tổng hợp laccase của chủng BV1, hoạt độ laccase xác định được trong môi trường có bổ sung ABTS tăng gấp 3,4 lần so với mẫu đối chứng, đạt hoạt độ 55780 U/ml.

4.5. Xác định một số đặc tính của laccase

4.5.1. Xác định nhiệt độ tối ưu và độ bền nhiệt của laccase

4.5.1.1. Nhiệt độ tối ưu của laccase

Nhiệt độ tối ưu cho hoạt động của laccase được xác định qua việc đo hoạt độ enzyme ở các nhiệt độ phản ứng khác nhau từ 200C đến 700C.

Đồ thị 10: Ảnh hưởng của nhiệt độ đến phản ứng của laccase

Kết quả từ Đồ thị 10 cho thấy khi nhiệt độ tăng dần từ 200C đến 400C hoạt độ laccase cũng tăng dần từ 52.5 % (15860 U/ml) đến 100%, nhiệt độ thích hợp nhất cho laccase hoạt động là vào khoảng 400C, hoạt độ enzyme xác định được lên tới 30220

U/ml. Ở ngưỡng 500C, phản ứng của enzyme bắt đầu giảm chỉ còn khoảng 62.6% so với nhiệt độ tối ưu 400C. Và khi tăng nhiệt độ lên tới 700C, phản ứng enzyme – cơ chất chỉ còn rất yếu. Như vậy nhiệt độ thích hợp cho hoạt động của laccase nấm sợi BV1 thấp hơn nhiều so với một số chủng nấm đảm khác như Pycnoporus sanguineus là 550C, 3 loại laccase của Coprinellus micaceus là pool 1, pool 2, pool 3 tương ứng là 650C, 600C, 650C (K.N.Niladevi và cộng sự, 2005).

4.5.1.2. Độ bền nhiệt

Do bản chất hóa học của enzyme là protein nên dưới ảnh hưởng của nhiệt độ, enzyme đều bị biến tính ít nhiều và ảnh hưởng tới hoạt độ, mức độ ảnh hưởng tùy thuộc vào nhiệt độ và thời gian ủ enzyme. Để xác định khoảng nhiệt độ bền của laccase từ chủng BV1, dịch enzyme thô được ủ ở các nhiệt độ 400C, 500C, 600C, 700C, 800C, 900C. Hoạt độ enzyme được xác định sau các khoảng thời gian ủ nhất định. Laccase thô của BV1 bền nhiệt ở khoảng nhiệt độ dưới 600C. Khi xử lý enzyme ở 700C sau 90 phút hoạt độ laccase giảm còn một nửa so với ban đầu, thời gian này là 200 phút đối với laccase của P. sanguineus và dưới 5 phút đối với 3 loại laccase của

hoạt độ laccase từ chủng BV1 giảm còn 50% so với hoạt độ ban đầu sau 30 phút, thời gian này là 10 phút khi ủ ở 900C và duy trì ổn định trong thời gian ủ tiếp theo. Kết quả được thể hiện cụ thể qua Đồ thị 11

Đồ thị 11: Ảnh huởng của nhiệt độ đến độ bền của laccase

Một phần của tài liệu phân lập và tuyển chọn các chủng nấm mốc có khả năng sinh tổng hợp enzyme laccase (Trang 51)