Ảnh hưởng của nguồn nitơ đến khả năng sinh tổng hợp laccase

Một phần của tài liệu phân lập và tuyển chọn các chủng nấm mốc có khả năng sinh tổng hợp enzyme laccase (Trang 48)

Tương tự như carbon, nguồn nitơ không chỉ có vai trò trong quá trình sinh trưởng mà còn có vai trò quan trọng đối với quá trình trao đổi chất và sinh tổng hợp protein. Nghiên cứu ảnh hưởng của nguồn nitơ đối với khả năng sinh tổng hợp laccase, chủng BV1được nuôi cấy trong môi trường Basal với các nguồn nitơ khác nhau: cao nấm men, pepton, (NH4)2SO4, NH4NO3 điều kiện nuôi pH5, nhiệt độ 300C, lắc 200 vòng/phút, kết quả theo dõi sau 6 ngày được thể hiện qua Đồ thị 7 dưới đây:

Đồ thị 7: Ảnh hưởng của nguồn nitơ đến khả năng tổng hợp laccase

Kết quả cho thấy trên nguồn nitơ vô cơ là (NH4)2SO4, NH4NO3, hoạt độ laccase xác định được của chủng BV1 là thấp nhất, nằm trong khoảng 12000 – 14000 U/ml. Chủng BV1 sinh trưởng và sinh tổng hợp laccase tốt nhất trên nguồn nitơ là asparagine, hoạt độ laccase xác định được là 28987 U/ml. Với nguồn nitơ là pepton khả năng sinh laccase của BV1 cũng khá cao, hoạt độ laccase là 25320 U/ml. Khả năng sinh trưởng của BV1 yếu hơn trên môi trường với nguồn nitơ là cao nấm men và hoạt độ laccase xác định được cũng chỉ đạt khoảng 65% so với asparagine. Như vậy chủng BV1 sinh trưởng và tổng hợp laccase trên môi trường với nguồn nitơ hữu cơ tốt hơn là vô cơ, khá giống với một số chủng nấm mốc sinh laccase đã được công bố như

Pleurotus ostreatus 32 (C.Galhaup và cộng sự, 2002), Trametes pubescens MB 89(D. A. Wood, 1980) thích hợp với pepton, Agaricus bisporus, Trametes versicolor thích hợp với nguồn cao nấm men (Hongman Hou và cộng sự, 2004; PJ Collins và cộng sự, 1996).

Hình 10: Ảnh hưởng của nguồn nitơ lên khả năng sinh trưởng của BV1

Một phần của tài liệu phân lập và tuyển chọn các chủng nấm mốc có khả năng sinh tổng hợp enzyme laccase (Trang 48)