Xây dựng đường cong sinh trưởng của chủng nấm mốc phân lập được

Một phần của tài liệu phân lập và tuyển chọn các chủng nấm mốc có khả năng sinh tổng hợp enzyme laccase (Trang 31)

U =

(Δ A530nm/phútTN – Δ A530nm/phút ĐC) x (df) 0.001 x VE

Chủng giống nấm mốc được nuôi lắc trong môi truờng Basal, pH = 5, điều kiện nhiệt độ 300C. Mỗi ngày tiến hành thu toàn bộ dịch nuôi của 1 bình đem quay ly tâm, giữ lại phần sinh khối tế bào rồi sấy khô, xác định trọng lượng khô của chủng nấm mốc trong 7 ngày nuôi (Nguyễn Lân Dũng và cộng sự, 2000).

3.4.4. Khảo sát ảnh hưởng của các yếu tố môi trường lên khả năng sinh tổng hợp enzyme laccase của chủng nấm

3.4.4.1. Ảnh hưởng của thời gian nuôi cấy lên khả năng sinh tổng hợp enzyme.

Tiến hành nuôi lỏng lắc trong 7 ngày đối với chủng nấm mốc được chọn trong môi trường Basal. Thường xuyên mỗi ngày hút dịch nuôi đem quay ly tâm, lấy dịch để đo OD ở bước sóng 530nm nhằm xác định hoạt độ laccase theo từng ngày nuôi. Dựa vào kết quả thu được để xác định thời gian thích hợp cho sự sinh tổng hợp laccase của chủng nuôi.

3.4.4.2. Ảnh hưởng của nhiệt độ nuôi cấy lên khả năng sinh tổng hợp enzyme

Sử dụng môi trường sinh tổng hợp enzyme tiến hành nuôi lỏng lắc chủng nấm đã chọn ở các ngưỡng nhiệt độ 260C, 300C, 340C, 380C. Đo OD ở bước sóng 530nm tại thời điểm nuôi thuận lợi nhằm xác định hoạt độ enzyme để chọn nhiệt độ nuôi phù hợp cho quá trình tổng hợp laccase của chủng nuôi.

3.4.4.3. Ảnh hưởng của pH môi trường lên khả năng sinh tổng hợp enzyme

Chủng nấm mốc được nuôi ở nhiệt độ nuôi thích hợp trong môi trường Basal với các mức pH môi trường thay đổi: 4, 4.5, 5, 6, 7.

Tại thời điểm nuôi thuận lợi, tiến hành đo OD ở bước sóng 530nm, xác định hoạt độ enzyme để chọn pH môi trường phù hợp nhất cho quá trình sinh laccase của chủng nuôi.

3.4.4.4. Ảnh hưởng của nguồn carbon và nitơ lên khả năng sinh tổng hợp enzyme

Để nghiên cứu ảnh hưởng của các nguồn carbon và nitơ khác nhau, chủng nghiên cứu được nuôi trong môi trường Basal với thành phần carbon trong môi trường (glucose) được thay thế bằng malt extract, saccarose và maltose. Nguồn nitơ là asparagine được thay bằng pepton, cao nấm men, (NH4)2SO4, NH4NO3.

Dịch nuôi lắc ở điều kiện nhiệt độ và pH môi trường thích hợp được thu và tiến hành đo OD ở bước sóng 530 nm, xác định hoạt độ enzyme để chọn ra nguồn carbon và nitơ thích hợp nhất cho quá trình tổng hợp enzyme laccase của chủng nuôi.

3.4.4.6. Ảnh hưởng của nồng độ CuSO4 lên khả năng sinh tổng hợp enzyme

Bổ sung CuSO4 vào môi trường nuôi ở các nồng độ khác nhau bao gồm: 100µM, 200 µM, 300 µM, 400 µM và 500 µM, chủng nấm mốc được nuôi lắc 200 vòng/ phút ở điều kiện nhiệt độ và pH thích hợp.

Tại thời điểm nuôi thuận lợi nhất cho quá trình sinh enzyme, tiến hành thu dịch đem đo OD ở bước sóng 530 nm để xác định hoạt độ enzyme, khảo sát sự ảnh hưởng của nồng độ CuSO4 đến quá trình sinh enzyme của chủng nuôi.

3.4.4.7. Ảnh hưởng của chất cảm ứng lên khả năng sinh tổng hợp enzyme

Tiến hành nuôi lắc 200 vòng/phút đối với chủng nấm mốc đã chọn trong môi trường sinh tổng hợp laccase có bổ sung các loại cơ chất cảm ứng khác nhau: axit tannic (0.1%), syringaldazine (0.2µM), ABTS (2mM) ở điều kiện nhiệt độ và pH môi trường thích hợp cho sự tổng hợp laccase.

Dựa trên thời gian nuôi thích hợp để đo OD ở bước sóng 530 nm, xác định hoạt độ enzyme từ đó chọn cơ chất phù hợp cho sự sinh tổng hợp laccase của chủng nuôi.

Một phần của tài liệu phân lập và tuyển chọn các chủng nấm mốc có khả năng sinh tổng hợp enzyme laccase (Trang 31)