Xây dựng đường cong sinh trưởng của chủng BV1

Một phần của tài liệu phân lập và tuyển chọn các chủng nấm mốc có khả năng sinh tổng hợp enzyme laccase (Trang 42)

Theo dõi động thái phát triển của chủng BV1 trên môi trường sinh tổng hợp laccase Basal lỏng, lắc 200 vòng/phút kết quả được thể hiện ở Đồ thị 2 dưới đây

Đồ thị 2: Đường cong sinh trưởng của chủng nấm mốc BV1

Dựa vào đồ thị đường cong sinh trưởng có thể thấy được chủng BV1 sinh trưởng khá tốt ở nhiệt độ 300C, pH 5. Pha làm quen kéo dài trong 3 ngày đầu nuôi cấy, lúc này chủng sinh trưởng chậm, trọng lượng khô xác định được trong 3 ngày đầu có tăng nhưng tăng chậm, dao động trong khoảng 40 – 150 mg. Đó là do lúc này thành phần môi trường mới không giống môi trường cũ nên tế bào cần một thời gian nhất định để tổng hợp các enzyme mới nhằm sử dụng được các chất dinh dưỡng mới. Pha tăng trưởng bắt đầu từ ngày thứ 4 và chỉ kéo dài trong 1 ngày. Lúc này quá trình sinh trưởng của chủng BV1 tăng rất mạnh, trọng lượng khô tăng gần gấp 3 so với ngày hôm trước, từ 159.3 mg lên tới 457.4 mg, có được điều này là do chúng gặp điều kiện nuôi cấy thích hợp và dinh dưỡng dồi dào. Tuy nhiên sang đến ngày thứ 5 thì chủng lại bắt đầu tăng trưởng chậm lại và bước vào pha cân bằng, sinh khối tăng ít và đạt cao nhất vào ngày nuôi thứ 6 với hàm lượng 470.6 mg. Trong giai đoạn này, số lượng tế

bào sống là không thay đổi, có thể do số lượng tế bào mới sinh ra cân bằng với số lượng tế bào chết đi, hoặc là do chủng nấm ngừng sinh sản mà vẫn giữ nguyên hoạt tính trao đổi chất. Tế bào bước vào pha ổn định chủ yếu là do sự hạn chế của chất dinh dưỡng, nếu một chất dinh dưỡng thiết yếu bị thiếu hụt nghiêm trọng thì sự sinh trưởng sẽ chậm lại. Pha ổn định của chủng BV1 chỉ kéo dài trong 1 ngày, sang đến ngày thứ 7, kết thúc pha ổn định, sinh trưởng của chủng giảm mạnh và bước vào pha suy vong. Lúc này việc tiêu hao chất dinh dưỡng và việc tích lũy các chất thải độc hại làm tổn thất đến môi trường sống của vi sinh vật, làm cho số lượng tế bào sống giảm xuống. Kết quả này hoàn toàn phù hợp với lý thuyết về sinh trưởng của vi sinh vật (Nguyễn Như Thanh, 2004).

Một phần của tài liệu phân lập và tuyển chọn các chủng nấm mốc có khả năng sinh tổng hợp enzyme laccase (Trang 42)