Kiến nghị đối với các đối tác và khách hàng

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao chất lượng huy động vốn ngắn hạn tại Agribank Lý Nhân (Trang 77)

3.3.5.1. Kiến nghị đối với đối tác

a . Mở rộng các hình thức hợp tác

Để đáp ứng nhu cầu thanh toán của khách hàng được nhanh, thuận tiện và an toàn thì các ngân hàng cần phải liên kết thanh toán liên ngân hàng đặc biệt là các ngân hàng nước ngoài vì mạng lưới chi nhánh của họ rất rộng.

Ngân hàng là một doanh nghiệp đặc biệt, cũng kinh doanh vì mục tiêu lợi nhuận và với chính sách “không bỏ trứng vào một giỏ“ thì ngân hàng phải tìm các kênh đầu tư khác như góp vốn liên doanh đầu tư dự án,... Khi nguồn vốn của họ không cho vay được tối đa thì các ngân hàng nên hợp tác với nhau lại để cùng đầu tư các dự án về xã hội như xây dựng cầu đường,...

b.

Tuyệt đối không can thiệp vào công việc nội bộ của khi hợp tác

Mỗi một ngân hàng có những chính sách, chiến lược kinh doanh khác nhau. Khi các ngân hàng hợp tác lại với nhau thì chỉ được tham gia đóng góp ý kiến về dự án mà mình hợp tác và tuyết đối không được can thiệp vào công việc nội bộ của đối tác.

c.

Khi hai bên đã dồng ý với các điều khoản trong hợp đồng và đi đến ký kết hợp dồng thì các bên phải tuyệt đối tuân thủ các điều khoản trong hợp đồng đó để tránh gây ra tổn thất cung như phải xử lý vi phạm hợp đồng theo quy định của pháp luật.

3.3.5.2. Kiến nghị đối với khách hàng

a . Sử dụng nguồn vốn vay đúng mục đích, hợp lý, hợp pháp.

Vốn của Ngân hàng thương mại là những giá trị tiền tệ là do NHTM tạo lập hoặc huy động được dùng để đầu tư, cho vay hoặc thực hiện các dịch vụ kinh doanh khác. Nó chi phối toàn bộ hoạt động của NHTM. Nó quyết định sự tồn tại và phát triển của Ngân hàng. Nguồn vốn mà ngân hàng huy động được làm thuộc sở hữu của các đối tượng khách hàng khác nhau và ngân hàng có quyền sử dụng nó để cho vay nhưng không có quyền sở hữu và phải hoàn trả cả gốc và lãi hoặc khi khách hàng có nhu cầu rút tiền thì khách hàng vay tiền của ngân hàng cũng vậy. Khi vay tiền của ngân hàng, khách hàng phải đảm bảo sử dụng nguồn vốn đúng mục đích, hợp lý và hợp pháp thì ngân hàng mới có thể tồn tại và phát triển ổn định và tránh gây ra các tổn thất cho cả ngân hàng và những khách hàng gửi tiền khác.

b.

Tăng cường thanh toán không dùng tiền mặt.

Ở các nước phát triển thì tỷ lệ sử dụng tiền mặt trong thanh toán chỉ chiếm khoảng 2% đến 3% , thói quen tiêu dùng và thanh toán của họ chủ yếu thông qua ngân hàng và hầu hết khoản tiền của họ đều được ngân hàng quản lý thông qua tài khoản cá nhân, do đó NTHM có thể tăng khả năng huy động vốn để đầu tư, sử dụng…

Nhưng với những nước đang phát triển như Việt Nam, vẫn còn thói quen sử dụng tiền mặt trong thanh toán (Chiếm tới 14% trong tổng phương tiện thanh toán) thì sẽ hạn chế khả năng huy động vốn từ người dân hơn.

Hiện nay, Agribank Lý Nhân đã có đầy đủ các phương tiện thanh toán không dùng tiền mặt thông qua việc phát hành thẻ, giao dịch trực tiếp. Việc sử dụng các dịch vụ thanh toán qua Agribank Lý Nhân sẽ tạo được sự an toàn cũng như tiết kiệm tối đa thời gian cho khách hàng. Liên kết với các ngân hàng khác như Vietcombank, Vietinbank, Sacombank, MB, ngân hàng chính sách xã hội,… để

khách hàng có thể thanh toán một cách dễ dàng. Đồng thời, Agribank Lý Nhân cũng thu phí dịch vụ thấp, nếu thanh toán trong cùng hệ thống thì không mất phí.

c.

Hạn chế giữ tiền mặt cả nội tệ và ngoại tệ.

Với những nền kinh tế chịu tình trạng Đôla hóa cao như Việt Nam thì việc huy động vốn từ người dân gặp nhiều khó khăn. Do người dân lo sợ sự mất giá của nội tệ, ưa chuộng cất trữ ngoại tệ nên các NHTM sẽ khó mà huy động nguồn vốn bằng ngoại tệ. Khi mức thu nhập của người dân tăng lên, họ cũng có tâm lý tăng tích lũy, do vậy sẽ tạo điều kiện cho NHTM trong việc huy động thêm nguồn vốn nhàn rỗi từ trong dân cư.

Tuy nhiên, với tâm lý tích trữ tiền của người dân thì sẽ làm một lượng lớn nguồn vốn không được sử dụng để đầu tư gây ứ đọng, lãng phí, trong khi đó lượng vốn tích trữ của người dân có thể đem đầu tư để sinh lời thay vì để một chỗ. Các doanh nghiệp hiện nay đang rất cần vốn để mở rộng sản xuất và tái sản xuất. Do đó, người dân hay khách hàng nên thay đổi suy nghĩ của mình và nên gửi vào ngân hàng đó vừa là một cách bảo toàn được nguồn vốn của mình mà còn sinh lãi tạo thêm thu nhập.

KẾT LUẬN

Huy động vốn ngắn hạn là nghiệp vụ cơ bản, thường xuyên và là vấn đề trung tâm trong hoạt động của bất kỳ Ngân hàng nào. Quy mô, chất lượng huy động vốn ngắn hạn có ảnh hưởng trực tiếp đến sự tồn tại và phát triển của các Ngân hàng nói riêng và nó quyết định tới sự cung ứng vốn cho nền kinh tế nói chung. Với phương châm của Đảng và Nhà nước ta “ Coi nguồn vốn trong nước là quyết định, vốn ngoài nước là quan trọng” nhưng trong điều kiện thị trường tài chính chỉ mới phát triển ở mức độ hạn chế thì việc cung ứng vốn để phục vụ cho sự nghiệp phát triển nền kinh tế đất nước chủ yếu phải dựa vào hệ thống NHTM. Do vậy, làm thế nào dể tăng cường hiệu quả công tác huy động vốn ngắn hạn trong Ngân hàng đảm bảo số lượng và chất lượng nguồn vốn ngắn hạn luôn là vấn đề thường xuyên được các nhà quản lý Ngân hàng quan tâm.

Qua thời gian nghiên cứu lý luận tại trường cùng với thời gian thực tập tại Agribank, em đã nhận thấy vấn đề huy động vốn ngắn hạn luôn là hoạt động truyền thống, quan trọng và có tính chất quyết định tới mọi hoạt động khác của Ngân hàng. Với vốn kiến thức của bản thân và qua tìm hiểu thực tế về công tác huy động vốn em đã hoàn thành chuyên đề thực tập này với mong muốn phần nào đó có thể áp dụng vào thực tiễn hoạt động huy động vốn ngắn hạn của Ngân hàng, đóng góp một phần nhỏ kiến thức của mình vào việc nâng cao hơn nữa hiệu quả công tác huy động vốn ngắn hạn của Agribank Lý Nhân trong thời gian tới.

Đây là một vấn đề phức tạp, đòi hỏi phải đi sâu nghiên cứu ở nhiều góc độ và nhiều phương diện khác nhau. Trong thời gian tới Agribank Lý Nhân cần phải có các biện pháp kết hợp đồng bộ giữa sự cố gắng của bản thân cùng với sự hỗ trợ của các ngành, các cấp có liên quan trong việc thực hiện có hiệu quả công tác huy động vốn ngắn hạn nói riêng và trong hoạt động Ngân hàng nói chung nhằm phục vụ cho công cuộc phát triển nền kinh tế của tỉnh nhà cũng như của cả nước.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. PGS.TS. Nguyễn Thị Mùi, Giáo trình nghiệp vụ ngân hàng thương mại, 2008, Nhà xuất bản Tài Chính.

2. PGS.TS. Nguyễn Thị Minh Hiền, Marketing Ngân hàng, 2011, Nhà xuất bản Thống Kê.

3. FRDERIC S. MISHKIN,Tiền tệ, ngân hàng và thị trường tài chính, 2011, Nhà xuất bản Khoa học và Kỹ thuật.

4. TS. Ngô Hướng và ThS. Tô Kim Ngọc, Lý thuyết Tiền tệ và Ngân hàng, 2003, Nhà xuất bản Thống Kê .

5. Báo điện tử: Báo dân trí,vnexpress, vneconomy,StoxPlus… 6. Báo cáo kết quả kinh doanh Agribank Lý Nhân 2010, 2011, 2012. 7. Luật các tổ chức tín dụng năm 2010.

8. Tạp chí ngân hàng, Thời báo ngân hàng các số năm 2010, 2011, 2012. 9. Website: http://www.agribank.com.vn/

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao chất lượng huy động vốn ngắn hạn tại Agribank Lý Nhân (Trang 77)