Cơ cấu nguồn vốn huy động ngắn hạn

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao chất lượng huy động vốn ngắn hạn tại Agribank Lý Nhân (Trang 48)

2.2.2.1. Theo thành phần kinh tế

Chiếm tỷ trọng cao trong nguồn vốn huy động ngắn hạn là tiền gửi từ dân cư, tiếp theo là từ các nguồn khác như từ các tổ chức kinh tế xã hội. Vốn huy động từ các tổ chức tín dụng của chi nhánh chỉ chiếm tỷ trọng nhỏ là do chi nhánh đảm bảo tốt tính thanh khoản, thu hút được lượng vốn lớn từ dân cư và các tổ chức kinh tế xã hội. Vốn huy động từ các tổ chức tín dụng chủ yếu là tiền gửi của các tổ chức tín dụng đó tại chi nhánh. Về cơ cấu thì vốn huy động từ dân cư, các tổ chức kinh tế xã hội và tổ chức tín dụng biến động gần như tương tự với tổng vốn huy động.

Cơ cấu nguồn vốn huy động ngắn hạn của Agribank Lý Nhân trong giai đoạn 2010 – 2012 được thể hiện rõ qua bảng số liệu dưới đây:

Bảng 14: Cơ cấu nguồn vốn huy động ngắn hạn theo thành phần kinh tế giai đoạn 2010 – 2012

Đơn vị: Số dư: Triệu đồng, Tỷ trọng: %

2010 2011 2012 Số dư Tỷ trọng Số dư Tỷ trọng Số dư Tỷ trọng 1. Vốn huy động + Từ dân cư 1.175.507 80,39 1.103.521 83,25 1.408.601 82,92 + Từ tổ chức kinh tế xã hội 201.769 13,8 168.897 12,74 244.058 14,37 2. Nguồn khác 84.959 5,81 53.223 4,01 46.062 2,71

Tổng nguồn vốn

ngắn hạn 1.462.235 100 1.325.641 100 1.698.721 100

(Nguồn: Phòng kinh doanh Agribank Lý Nhân)

Về quy mô:

- Vốn huy động từ dân cư có xu hướng giảm vào năm 2011 và tăng mạnh vào năm 2012. Cụ thể: năm 2010, lượng vốn huy động từ dân cư của chi nhánh là 1.175.507 triệu đồng, năm 2011 giảm xuống 1.103.521 triệu đồng đến năm 2012 có dấu hiệu tăng trở lại và đạt 1.408.601 triệu đồng.

- Vốn huy động từ các tổ chức kinh tế cũng có xu hướng giảm vào năm 2011 và tăng trở lại vào năm 2012. Năm 2010, chi nhánh huy động được 201.769 triệu đồng từ các tổ chức kinh tế, sang năm 2011 nguồn huy động này giảm xuống còn 168.897 triệu đồng, đến năm 2012, tăng mạnh lên 244.058 triệu đồng.

- Vốn huy động ngắn hạn còn được chi nhánh huy động từ các nguồn khác với số lượng khá nhỏ và có xu hướng giảm dần đây là một dấu hiệu tích cực đối với chi nhánh. Nó cho thấy chi nhánh hoạt động khá hiệu quả. Năm 2010, lượng vốn chi nhánh huy động từ các nguồn khác là 84.959 triệu đồng sang năm 2011 giảm xuống còn 53.223 triệu đồng, đến năm 2012, nguồn vốn này tiếp tục giảm xuống 46.062 triệu đồng.

Về tỷ trọng: Vốn huy động ngắn hạn từ dân cư và các tổ chức kinh tế có xu hướng giảm xuống trong năm 2011 và tăng trở lại vào năm 2012 còn nguồn huy động từ các nguồn khác thì có xu huống giảm dần tương tự như quy mô huy động.

2.2.2.2. Theo loại tiền

Là ngân hàng hoạt động chủ yếu trong lĩnh vực nông nghiệp nông thôn nên nguồn vốn huy động chủ yếu là vốn nội tệ. Vốn nội tệ luôn chiếm tỷ trọng cao trong tổng vốn huy động ngắn hạn của chi nhánh, là nguồn vốn chủ đạo đáp ứng nhu cầu sử dụng vốn của chi nhánh. Cơ cấu huy động vốn ngắn hạn theo loại tiền được xác định cụ thể dưới bảng sau:

Bảng 15: Cơ cấu huy động vốn ngắn hạn theo loại tiền giai đoạn 2010 – 2012

Đơn vị: Số dư: Triệu đồng, Tỷ trọng: %

2010 2011 2012 Số dư Tỷ trọng Số dư Tỷ trọng Số dư Tỷ trọng Nội tệ 1.336.190 91,38 1.253.791 94,58 1.631.281 96,03 Ngoại tệ 126.045 8,62 71.850 5,42 67.440 3,97 Tổng nguồn vốn ngắn hạn 1.462.235 100 1.325.641 100 1.698.721 100

(Nguồn: Phòng kinh doanh Agribank Lý Nhân)

Nguồn vốn huy động ngắn hạn bằng nội tệ tăng liên tục cả về quy mô và tỷ trọng qua các năm, năm sau cao hơn năm trước. Cụ thể:

Năm 2010, nguồn vốn huy động ngắn hạn từ nội tệ của chi nhánh là 1.336.190 triệu đồng tương đương 91,38% còn lại là từ ngoại tệ chiếm 8,62% tức 126.045 triệu đồng.

Năm 2011, nguồn nội tệ tiếp tục tăng lên 1.253.791 triệu đồng chiếm 94,58% tổng nguồn vốn huy động ngắn hạn trong khi đó nguồn ngoại tệ lại giảm xuống còn 5,42% tương đương 71.850 triệu đồng.

Năm 2012, cùng với đà tăng trưởng từ các năm trước, nguồn huy động ngắn hạn từ đồng nội tệ tiếp tục tăng lên 1.631.281 triệu đồng tương đương 96,03% và nguồn ngoại tệ tiếp tục giảm mạnh chiếm tỷ trọng rất nhỏ 3,97% trong tổng nguồn vốn tương đương với 67.440 triệu đồng.

Vì chỉ thu hút qua dân cư là chính và tiền gửi thanh toán chỉ chiếm tỷ lệ thấp nên trong thời gian tới ngân hàng cần tìm kiếm khai thác thêm các khách hàng có nguồn ngoại tệ thanh toán nhằm tăng trưởng vốn ngoại tệ phục vụ cho nhu cầu tín dụng ngoại tệ và tạo thuận lợi cho ngân hàng.

2.2.2.3. Theo hình thức huy động

Để huy động được nguồn vốn ngắn hạn, Agribank Lý Nhân đã đưa ra rất nhiều hình thức huy động nhằm tối đa hóa tận dụng được hết nguồn tiền nhàn rỗi trong dân cư.

Hiện nay, Agribank Lý Nhân thường triển khai các hình thức huy động vốn ngắn hạn thông qua 3 hình thức đó là: tiền gửi tiết kiệm, tiền gửi thanh toán, và phát hành giấy tờ có giá.

Bảng số liệu dưới đây thể hiện rõ cơ cấu huy động vốn ngắn hạn theo hình thức huy động của Agribank Lý Nhân giai đoạn 2010 – 2012:

Bảng 16: Cơ cấu huy động vốn ngắn hạn theo hình thức huy động giai đoạn 2010 – 2012

Đơn vị: Số dư: Triệu đồng, Tỷ trọng: %

2010 2011 2012 Số dư Tỷ trọng Số dư Tỷ trọng Số dư Tỷ trọng Tổng nguồn vốn ngắn hạn 1.462.235 100 1.325.641 100 1.698.721 100 Tiền gửi thanh

toán

457.826 27,35 335.387 25,30 379.494 22,34 Tiền gửi tiết

kiệm

1.004.409 68,69 972.490 73,36 1.289.499 75,91 Phát hành giấy

tờ có giá 57.905 3,96 17.764 1,34 29.728 1,75

Nhìn vào bảng số liệu ta có thể thấy rõ, Agribank Lý Nhân huy động nguồn vốn ngắn hạn thông qua hình thức tiền gửi tiết kiệm là chủ yếu và tăng đều qua các năm tiếp theo là huy động qua tiền gửi thanh toán, còn lại là thông qua việc phát hành các loại giấy tờ có giá chiếm tỷ trọng nhỏ nhất. Cụ thể:

Năm 2010, chi nhánh đã huy động được 457.826 triệu đồng thông qua tài khoản tiền gửi thanh toán của khách hàng chiếm 37,35% trong tổng nguồn vốn huy động ngắn hạn, qua tài khoản tiền gửi tiết kiệm huy động được 1.004.409 triệu đồng tương đương 68,69% còn lại là thông qua việc phát hành giấy tờ có giá chiếm 3,96% tức 57.605 triệu đồng.

Năm 2011, huy động nguồn vốn ngắn hạn thông qua tiền gửi tiết kiệm giảm về quy mô 972.490 triệu đồng nhưng vẫn chiếm tỷ trọng cao trong tổng nguồn vốn huy động ngắn hạn đạt 73,36%, nguồn huy động thông qua tiền gửi thanh toán của khách hàng giảm xuống cả về quy mô là 335.387 triệu đồng và tỷ trọng là 25,30%. Còn lại là hình thức phát hành giấy tờ có giá giảm mạnh và chỉ chiếm 1,34% trong tổng nguồn vốn huy động ngắn hạn.

Năm 2012, tiền gửi tiết kiệm tiếp tục tăng lên 1.289.499 triệu đồng tương đương 75,91%, tiền gửi thanh toán tăng về quy mô đạt 379.494 triệu đồng nhưng lại giảm về tỷ trọng chiếm 22,34% tổng nguồn vốn huy động ngắn hạn và hình thức phát hành giấy tờ có giá cũng đã có dấu hiệu tăng lên cả về quy mô là 29.728 triệu đồng và tỷ trọng tăng lên chiếm 1,75% tổng nguồn huy động ngắn hạn.

2.2.2.4. Theo kỳ hạn

Trong giai đoạn 2010 – 2012, do chính sách kiềm chế lạm phát và khắc phục nền kinh tế, NHNN đã có 2 lần điều chỉnh việc áp trần lãi suất cho hình thức huy động qua tiền gửi của dân cư với các kỳ hạn ngắn khiến cho nguồn vốn từ các nguồn này biến động mạnh.

Bảng 17: Cơ cấu nguồn vốn huy động ngắn hạn theo kỳ hạn giai đoạn 2010 – 2012

Chỉ tiêu Số dư Tỷ trọng Số dư Tỷ trọng Số dư Tỷ trọng Tổng nguồn vốn ngắn hạn 1.462.235 100 1.325.641 100 1.698.721 100 1 tháng 263.519 19.41 103.727 7,82 216.954 12,77 2 tháng 312.981 22,02 342.529 25,84 335.627 19,76 3 tháng 365.849 25,02 325.468 24,55 319.009 18,78 6 tháng 302.564 20,69 371.602 28,03 362.517 21,34 9 tháng 217.322 14,86 182.315 13,76 464.614 27,35

(Nguồn: Phòng kinh doanh Agribank Lý Nhân)

Nhìn vào bảng số liệu trên ta thấy,

Tổng nguồn vốn ngắn hạn mà chi nhánh huy động được từ kỳ hạn 1 tháng và 9 tháng có xu hướng giảm về quy mô cũng như tỷ trong vào năm 2011 sau đó đến năm 2012 thì tăng mạnh. Ngược lại, kỳ hạn 2 tháng và 6 tháng thì đều có xu hướng tăng lên trong năm 2011 và giảm dần trong năm 2012. Bên cạnh đó thì chí có duy nhất kỳ hạn 3 tháng là có xu hướng giảm dần qua các năm.

Năm 2010, kỳ hạn 3 tháng có lượng vốn huy động được nhiều nhất chiếm 25,02% tổng nguồn, còn kỳ hạn 9 tháng khách hàng gửi với số lượng ít nhất 217.322 triệu đồng tương đương 14,86% tổng nguồn huy động ngắn hạn.

Năm 2011, sự biến động của việc NHNN áp trần lãi suất tiền gửi làm cho nguồn tiền gửi theo các kỳ hạn cũng biến động theo, người dân gửi nhiều với kỳ hạn 6 tháng chiếm 28,03% tổng nguồn và có lẽ do mức lãi suất kỳ hạn 1 tháng là thấp nhất nên lượng vốn ngân hàng huy động được cũng giảm xuống mức thấp nhất chỉ chiếm 7,82% tương đương 103.727 triệu đồng.

Năm 2012, lại một lần nữa NHNN áp mức trần lãi suất xuống thấp hơn khoảng 8%/năm cùng với kênh đầu tư bất động sản bị đóng băng dẫn đến người dân ưu tiên gửi với kỳ hạn cao hơn để đảm bảo an toàn và kỳ hạn 9 tháng huy động

được cao nhất 464.614 triệu đồng chiếm 27,35% tổng nguồn và thấp nhất là kỳ hạn 1 tháng chiếm 12,77% tổng nguồn huy động ngắn hạn.

2.2.3. Mạng lưới huy động vốn của Agribank Lý Nhân

Agribank Lý Nhân có mạng lưới rộng khắp toàn huyện và là ngân hàng duy nhất có phòng giao dịch đến tận các xã tạo thuận tiện và nhanh chóng cho tất cả các khách hàng.

Hiện nay, chi nhánh có 2 phòng giao dịch trực thuộc đặt ở trung tâm các xã có nhiều hoạt động kinh tế, năng suất lao động cao đồng thời tập trung vào các khu vực tập trung thu hút nhiều người dân như tại các chợ lớn hay tại thị trấn - trung tâm của huyện. Tuy nhiên, số lượng cây ATM vẫn còn rất ít có 2 cây. Trong thời gian tới, Agribank Lý Nhân tiếp tục đầu tư lắp đặt thêm nhiều cây ATM về các xã, các chợ, trung tâm mua bán.

Bên cạnh đó, vì số lượng phòng giao dịch và cây ATM còn hạn chế nên Agribank thường xuyên về tận xã để giúp người dân giao dịch trực tiếp với ngân hàng. Điều này đã được đông đảo người dân đồng tình ủng hộ và kết quả đạt được là rất tốt.

2.3. THỰC TRẠNG CHẤT LƯỢNG HUY ĐỘNG VỐN NGẮN HẠN TẠI AGRIBANK LÝ NHÂN AGRIBANK LÝ NHÂN

2.3.1. Hoạt động nâng cao chất lượng huy động vốn ngắn hạn mà Agribank Lý Nhân đã thực hiện trong giai đoạn 2010 – 2012 Agribank Lý Nhân đã thực hiện trong giai đoạn 2010 – 2012

Thường xuyên quan tâm củng cố phát triển thương hiệu Agribank (một thương hiệu mạnh trong ngành Tài chính - Ngân hàng của cả nước) trên địa bàn Lý Nhân thông qua việc đẩy mạnh công tác thông tin tuyên truyền quảng bá, triển khai hệ thống nhận diện thương hiệu mới. Thực hiện văn hóa Agribank thông qua giao tiếp phục vụ khách hàng hoặc các hoạt động Marketing trực tiếp, cung cấp các sản phẩm huy động vốn, có quay số mở thưởng…Thấm nhuần đạo lý “uống nước nhớ nguồn” “Thương người như thể thương thân” của dân tộc, song song với việc đẩy mạnh mở rộng hoạt động kinh doanh an toàn, hiệu quả, Agribank Lý Nhân luôn chăm lo và làm tốt công tác từ thiện xã hội cũng là một cách giúp Agribank Lý

Nhân tiếp cận gần hơn với người dân. Đơn vị đã vận động cán bộ viên chức, người lao động bớt một phần thu nhập của mình và tranh thủ sự hỗ trợ từ Agribank, từ ngày thành lập đến nay đã đóng góp hàng tỷ đồng cho các quỹ từ thiện xã hội, để xây dựng nhà tình nghĩa, nhà đại đoàn kết, nhà văn hóa, nhà mẫu giáo thôn, xóm, ủng hộ đồng bào bị thiên tai, lũ lụt, nạn nhân chất độc màu da cam, phụng dưỡng bà mẹ Việt Nam anh hùng, ủng hộ quỹ khuyến học tặng cho trẻ em nghèo học giỏi, tặng sổ tiết kiệm cho gia đình chính sách và cựu thanh niên xung phong có hoàn cảnh khó khăn…Chỉ tính riêng năm 2012 tổng số tiền đơn vị thực hiện công tác an sinh xã hội, ủng hộ các quỹ được 237 triệu đồng. Trong đó ủng hộ phong trào xây dựng nông thôn mới gần 150 triệu đồng (xây dựng nhà phụ trợ cho 1 trạm xá xã và 1 nhà văn hoá thôn).

Cũng với hoạt động Marketing mở rộng mạng lưới của chi nhánh thì công tác huy động vốn đặc biệt là huy động vốn ngắn hạn được xem là nhiệm vụ hàng đầu của Agribank Lý Nhân. Để tận dụng tối đa mọi nguồn vốn từ nhiều nguồn khác nhau thì Agribank Lý Nhân luôn đổi mới và đưa ra các hình thức huy động vốn ngắn hạn rất đa dạng và phong phú. Bên cạnh những sản phẩm huy động truyền thống của Agribank như: huy động thống qua tiền gửi thanh toán, tiền gửi tiết kiệm, thông qua đi vay từ NHNN và các tổ chức tín dụng khác hay thông qua phát hành công cụ nợ (trái phiếu, kỳ phiếu, chứng chỉ tiền gửi, giấy thỏa thuận mua lại,...) thì Agribank Lý Nhân còn mở rộng thêm hình thức huy động vốn khác để thu hút nguồn vốn nhàn rỗi từ dân cư, từ nền kinh tế thông qua các hoạt động ủy thác thu hộ các dịch vụ như: thu tiền điện, thu tiền cước dịch vụ viễn thông, thu ngân sách Nhà nước,...

Trong thời gian vừa qua Agribank Lý Nhân luôn ưu tiên và chú trọng công tác đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ đáp ứng yêu cầu của cạnh tranh và hội nhập. Triển khai mô hình đào tạo trực tuyến. Tuyển thêm các cán bộ trẻ, được đào tạo căn bản, có trình độ ngoại ngữ, tin học nhằm chuẩn bị nguồn lực cho những năm tiếp theo và bổ sung nguồn lực còn thiếu.

2.3.2. Chỉ tiêu chất lượng huy động vốn ngắn hạn tại Agribank Lý Nhân Nhân

2.3.2.1. Chi phí huy động vốn

Lãi suất đóng vai trò quan trọng để thu hút nguồn vốn huy động có kỳ hạn dưới 12 tháng, vì vậy chi nhánh đã có những biện pháp điều chỉnh lãi suất phù hợp, các chương trình dự thưởng nhằm thu hút khách hàng. Ngoài ra, lãi suất huy động của ngân hàng cũng thay đổi theo kỳ hạn tăng dần, có nhiều kỳ hạn và hình thức khác nhau nhằm giúp khách hàng có nhiều sự lựa chọn. Một chuyên gia ngân hàng khuyến cáo “bạn nên gửi tiết kiệm kỳ hạn ngắn thôi để dự phòng rủi ro, bất trắc trong cuộc sống”.

Bảng 18: Biểu lãi suất huy động VNĐ từ dân cư của Agribank giai đoạn 2010 – 2012 Đơn vị: % Kỳ hạn Năm Không kỳ hạn 1 tháng 2 tháng 3 tháng 6 tháng 9 tháng 12 tháng 18 tháng 24 tháng 2010 3 14 14 14 14 13,5 13,5 13,5 13,5 2011 3 14 14 14 14 14 14 13 13 2012 2 8 8 8 8 8 11 11 11 (Nguồn: http://www.laisuat.vn/Pages/)

Mặc dù việc huy động USD từ dân cư rất thấp nhưng Agribank Lý Nhân vẫn luôn duy trì và áp dụng mức lãi suất cao nhất do NHNN quy định.

Bảng 19: Biểu lãi suất huy động USD từ dân cư của Agribank giai đoạn 2010 – 2012

Kỳ hạn Năm Không kỳ hạn 1 tháng 2 tháng 3 tháng 6 tháng 9 tháng 12 tháng 18 tháng 24 tháng 2010 0,2 3,5 3,6 3,8 4,5 4,6 4,8 4,7 4,7 2011 0,2 2 2 2 2 2 2 2 2 2012 0,2 2 2 2 2 2 2 2 2 (Nguồn: http://www.laisuat.vn/Pages/)

Năm 2011, NNNN ban hành thông tư số 02/2011/TT-NHNH quy định về lãi suất tối đa bằng đồng Việt Nam của các tổ chức tín dụng và chi nhánh ngân hàng nước ngoài. Theo đó, lãi suất tối đa áp dụng với lãi suất tiền gửi, lãi suất chứng chỉ

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao chất lượng huy động vốn ngắn hạn tại Agribank Lý Nhân (Trang 48)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(81 trang)
w