a.
Huy động vốn
Đối với NHTM thì nguồn vốn là yếu tố quyết định đến sự tồn tại và phát triển trong tương lai. Bởi vai trò của Ngân hàng là “đi vay để cho vay”. Nguồn vốn còn ảnh hưởng lớn đến khả năng cạnh tranh và lợi thế cạnh tranh của các NHTM. Hầu hết các NHTM Việt Nam đều huy động cho mình nguồn vốn bằng nhiều biện pháp có thể là: làm tăng sự hấp dẫn của lãi suất, làm phong phú về mặt kì hạn gửi, rút…
Có thể nói, trong thời gian vừa qua công tác huy động vốn của Agribank Lý Nhân tương đối tốt. Agribank Lý Nhân luôn chú trọng công tác huy động vốn nhằm đáp ứng đầy đủ kịp thời, hợp lí về nhu cầu vốn của khách hàng với lãi suất cạnh tranh. Với sức cạnh tranh gay gắt bởi sự phát triển nhanh chóng của NHTM, chi nhánh Agribank Lý Nhân luôn đa dạng hóa các hình thức huy động vốn nhằm thu
hút tối đa lượng tiền nhàn rỗi trong địa bàn huyện. Hơn thế, Agribank Lý Nhân đặc biệt coi trọng nguồn vốn rẻ, chính nguồn vốn này đã làm cho lãi suất đầu vào thấp và đây là một yếu tố tạo ra ưu thế cạnh tranh cho chi nhánh Lý Nhân.
Kết quả huy động vốn của Agribank Lý Nhân giai đoạn 2010 – 2012 được thể hiện rõ qua bảng số liệu sau đây:
Bảng 8: Kết quả huy động vốn giai đoạn 2010 - 2012
Đơn vị: Triệu đồng Chỉ
tiêu
Tổng nguồn vốn Tuyệt đối +, - so với năm
trước
Tỷ trọng (%)
Kế hoạch Thực hiện So với
năm trước So với kế hoạch
2010 1.872.990 1.889.854 +409.668 27,7% 100,9%
2011 1.870.200 1.758.166 -131.688 -7% 93,5%
2012 2.139.510 2.365.491 +607.325 34,5% 100,6%
(Nguồn: Phòng kinh doanh Agribank Lý Nhân)
Qua bảng số liệu trên ta thấy: Kết quả huy động vốn của Agribank Lý Nhân luôn tăng trưởng khá và ổn định qua các năm. Đặc biệt là năm 2012, nguồn vốn mà chi nhánh huy động được là cao nhất từ trước đến nay, đây là một kết quả đáng phấn khởi, điều này cũng chứng tỏ các biện pháp, cách thức huy động vốn mà Agribank Lý Nhân đã áp dụng có hiệu quả tốt cũng như tình hình kinh tế trong huyện có nhiều khởi sắc. Cụ thể là:
- Năm 2010: Tổng nguồn vốn mà chi nhánh đã huy động được là 1.889.854 triệu đồng, đạt 100,9% so với kế hoạch đặt ra là 1.872.990 triệu đồng và tăng 27,7% so với năm trước tức là tăng 409.668 triệu đồng (2009).
- Năm 2011: Đây là một năm với nền kinh tế trong tình trạng suy thoái và lạm phát. Chính vì thế mà hoạt động huy động vốn cũng trong tình trạng trì trệ. Tổng nguồn vốn huy động được là 1.758.166 triệu đồng, đạt 93,5% kế hoạch đặt ra là 1.870.200 triệu đồng và giảm 7% so với năm trước tức giảm 131.688 triệu đồng (2010).
- Năm 2012: Nền kinh tế đã bắt đầu có sự khởi sắc thể hiện: tổng nguồn vốn mà chi nhánh đã huy động được tăng lên 2.365.491 triệu đồng, đạt 100,6% kế hoạch đặt ra là 2.139.510 triệu đồng và tăng 34,5% so với năm trước tức tăng 607.325 triệu đồng (2011).
Mặc dù có sự biến động tăng giảm nhưng về cơ bản nguồn vốn huy động của ngân hàng có sự tăng trưởng tốt
b.
Hoạt động tín dụng
Trong năm 2011, thực hiện nghị quyết 11/NQ-CP ngày 24/02/2011 của Chính phủ và chỉ thị số 01/CT-NHNN ngày 01/3/2011 của Ngân hàng Nhà nước về kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, đảm bảo an sinh xã hội, Ngân hàng đã tập trung đầu tư vốn cho nông nghiêp, nông dân, nông thôn, ưu tiên cho vay thu mua lương thực, nông sản, khuyến khích cho vay đối với các doanh nghiệp nhỏ và vừa, đầu tư có chọn lọc các dự án sản xuất kinh doanh hiệu quả, thực hiện giảm dần lãi suất cho vay.
Bảng 9: Cơ cấu cho vay giai đoạn 2011 – 2012
Đơn vị: Triệu đồng
Chỉ tiêu 2011 2012 Chênh lệch
Tuyệt đối Tương đối (%) Tổng dư nợ cho vay 1.006.374 1.064.303 57.929 5,76% 1.Phân theo thời gian
1.1 Ngắn hạn 885.908 946.058 60.150 6,79% 1.2 Trung và dài hạn 120.466 118.245 -2.221 -1,84% 2.Phân theo thành phần kinh tế 2.1 Doanh nghiệp 425.273 592.635 167.362 39,35% 2.2 Kinh tế hộ, cá nhân 359.538 269.296 -90.242 -25,1% 2.3 Hợp tác xã 221.563 202.372 -19.191 -8,7%
(Nguồn: Phòng kinh doanh Agribank Lý Nhân)
Qua bảng trên ta thấy doanh số cho vay năm 2012 tăng so với năm 2011 với tỷ lệ tăng 5,76%.
Năm 2012, tổng dư nợ cho vay 1.064.303 triệu đồng, tăng 57.929 triệu đồng so với năm 2011, tốc độ tăng trưởng đạt 5.76%. Trong đó:
+ Dư nợ cho vay ngắn hạn: 946.085 triệu đồng, tăng 60.150 triệu đồng so với năm 2011, tốc độ tăng trưởng đạt 6,79%. Nguyên nhân do nguồn vốn ngắn hạn huy động được lớn hơn năm trước thêm vào đó là ngân hàng tăng cường cho vay ngắn hạn phát triển sản xuất nông nghiệp, vay lưu động cho các doanh nghiệp.
+ Dư nợ cho vay trung, dài hạn: 118.245 triệu đồng, so với năm 2011 đã giảm 2.221 triệu đồng, tương đương với 1,84%. Sự giảm đi này có thể lý giải do các dự án trên địa bàn huyện ít hơn so với năm 2012 đồng thời ngân hàng cũng thắt chặt trong cho vay trung và dài hạn để giảm thiểu nợ xấu.
Dư nợ cho vay của Agribank Lý Nhân theo thành phần kinh tế thường biến động nhỏ. Các tổ chức kinh tế vay với số lượng lớn nhất và thường chiếm hơn 50% tổng dư nợ cho vay và dư nợ cho vay đối với hợp tác xã thường chiếm gần 30% và còn lại là các cá nhân và hộ gia đình vay.
c.
Hoạt động thanh toán
• Thanh toán trong nước
Hiện nay, do lợi thế về thời gian cũng như đảm bảo tính an toàn nên các doanh nghiệp cũng như người dân luôn chọn thanh toán qua ngân hàng. Agribank cũng đã nắm bắt được nhu cầu đó và phát triển các dịch vụ thanh toán trong nước của mình.
Bảng số liệu dưới đây thể hiện rõ tình hình thanh toán trong nước của Agribank Lý Nhân trong giai đoạn 2010 – 2012.
Bảng 10: Doanh số thanh toán trong nước giai đoạn 2010 – 2012
2010 2011 2012
Doanh số thanh toán 37.284 47.460 50.876
Doanh số chuyển tiền
- Số món 398.689 487.965 534.563
- Số tiền 7.877 8.832 10.875
Số tài khoản thanh toán( bao
gồm cả phát hành thẻ ATM) 29.657 30.870 45.675
Thu ngoài tín dụng 6,058 6,998 6,600
Tỷ lệ thu ngoài tín dụng 6,01% 7,01% 7,50%
(Nguồn: Phòng kinh doanh Agribank Lý Nhân)
Lý Nhân là một huyện nằm phía đông của tỉnh Hà Nam, phía nam giáp với Nam Định với số dân trên 20 vạn người, trên 200 doanh nghiệp, những năm vừa qua kinh tế Lý Nhân đã không ngừng dưới sự chỉ đạo của Đảng bộ, Chính quyền huyện làm cho đời sống người dân được cải thiện đáng kể. Từ những điểm thuận lợi trên Agribank Lý Nhân đã tận dụng những tiềm năng đó để phát triển dịch vụ thanh toán chuyển tiền. Nhìn vào bảng số liệu trên ta có thể thấy rõ tình hình thanh toán trong nước của Agribank Lý Nhân ngày một phát triển năm sau cao hơn năm trước.
Doanh số thanh toán của Chi nhánh đạt 37.284 tỷ đồng trong năm 2010, tăng lên 47.460 tỷ đồng năm 2011 và đạt 50.876 tỷ đồng vào năm 2012. Doanh số chuyển tiền đạt 398.689 món với số tiền 7.877 tỷ đồng năm 2010, tăng lên 487.965 món với số tiền 8.832 tỷ đồng năm 2011 và đạt 534.563 món với số tiền 10.875 tỷ đồng năm 2012.
Số tài khoản thanh toán (bao gồm cả tài khoản ATM) là 45.675 tài khoản, tăng 47,9% so với năm 2011 và 54% so với năm 2010. Tỷ lệ thu ngoài tín dụng năm 2010 là 6,01% (6,058 tỷ đồng), tăng lên 7,01% (6,998 tỷ đồng) năm 2011 và đạt 7,5%( 6,6 tỷ đồng) năm 2012.
Vì ngân hàng hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp nông thôn nên nguồn vốn ngoại tệ cũng như các hoạt động thanh toán nước ngoài của ngân hàng còn khá hạn chế.
Trong những năm qua, nhằm đáp ứng và theo kịp tiến trình mở cửa và hội nhập kinh tế quốc tế của đất nước, ngân hàng đã mở rộng hoạt động, dịch vụ kinh doanh đối ngoại của mình, kết quả là ngân hàng đã thu hút được một khối lượng ngoại tệ tương đối lớn. Nguồn ngoại tệ của ngân hàng cũng tăng trưởng khá do ngân hàng huy động thêm được từ nguồn gửi của dân cư và mở rộng quan hệ với nhiều khách hàng mới, trong đó có nhiều doanh nghiệp xuất nhập khẩu (may mặc, đồ gỗ nội thất, vật liệu xây dựng, lương thực, thực phẩm,...) nên đã giúp ngân hàng đáp ứng được những nhu cầu về ngoại tệ để thanh toán với các giao dịch với nước ngoài.
Bảng số liệu dưới đây thể hiện rõ tình hình kinh doanh ngoại tệ của Agribank Lý Nhân trong giai đoạn 2010 – 2012.
Bảng 11: Tình hình kinh doanh, thanh toán ngoại tệ của Agribank Lý Nhân giai đoạn 2010 – 2012
Đơn vị: ngàn USD, Triệu đồng Loại tiền 2010 2011 2012 Số tuyệt đối Tỷ lệ % so với năm trước Số tuyệt đối Tỷ lệ % so với năm trước Số tuyệt đối Tỷ lệ % so với năm trước 1. Mua bán ngoại tệ -Doanh số mua USD 25.474 103,17% 16.352 64,19% 18.034 110,29% -Doanh số bán USD 25.691 104,19% 16.215 63,12% 18.269 112,67% 2. Thẻ tín dụng QT USD -Séc DL 28 85,19% 26 93,38% 18 70,09%
3. Kiều hối USD
-Số món 1.509 123,89% 1.278 84,69% 1.630 127,54% -Số tiền 1.877 87,45% 2.302 122,60% 9.197 138,90%
-Trong đó qua Western Union Số món 1.174 131,76% 910 77,51% 1.036 113,85% Số tiền 1.161 138,60% 1.005 86,53% 1.038 103,30% 4. Thanh toán XK USD -Số món 181 181,00% 227 125,41% 235 103,52% -Số tiền 10.188 145,73% 6.708 65,84% 6.517 97,16% 5. Thanh toán NK USD -Số món 111 61,67% 109 98,20% 54 49,54% -Số tiền 6.855 65,82% 10.035 146,37% 5.780 57,60% 6. Xuất khẩu bằng L/C USD -Số món 6 25,00% 6 100,00% 8 133,33% -Số tiền 10.301 59,96% 7.689 74,64% 1.092 14,20% 7. Tổng thu về kinh doanh ngoại tệ VND 5.562 148,61% 2.837 51,01% 2,426 85,49% 8. Tổng chi về kinh doanh ngoại tệ VND 3.245 134,54% 733 22,58% 617 84,16% 9. Chênh lệch thu chi VND 2.317 174,10% 2.105 90,82% 1.727 82,06%
(Nguồn: Phòng kinh doanh ngoại hối Agribank Lý Nhân)
Qua bảng số liệu trên ta thấy:
Doanh số mua bán ngoại tệ có xu hướng giảm vào năm 2011 và tăng nhẹ lên trong năm 2012 nguyên nhân là do năm 2011 khủng hoảng kinh tế nên người dân cũng không mua nhiều USD, năm 2012 nền kinh tế có chút khởi sắc do đó tình hình mua bán ngoại tệ cũng tăng.
Về thẻ tín dụng quốc tế thì chi nhánh mới chỉ phát hành séc du lịch. Trong giai đoạn 2010 – 2012 thì lượng USD mà chi nhánh chi cho séc du lịch được cũng giảm
dần. Cụ thể năm 2010 lượng USD chi nhánh sử dụng là 28 ngàn USD đạt 85,19% so với năm trước. Năm 2011, lượng USD mà chi nhánh sử dụng giảm xuống còn 26 ngàn USD đạt 93,38% so với năm trước. Năm 2012, lượng USD sử dụng giảm đáng kể còn 18 ngàn USD đạt 70,09% so với năm trước.
Lượng kiều hối trong giai đoạn 2010 – 2012 có xu hướng giảm năm 2011 và tăng trở lại vào năm 2012.
Thanh toán xuất khẩu bằng ngoại tệ ngày càng gia tăng do chính sách khuyến khích xuất khẩu của Nhà nước.
Thanh toán nhập khẩu bằng ngoại tệ có xu hướng giảm mạnh do chính sách hạn chế nhập khẩu của Nhà nước.
Lượng ngoại tệ thanh toán cho xuất khẩu bằng L/C chiếm một lượng rất nhỏ do chi nhánh còn hạn chế về việc thanh toán thông qua L/C.
Năm 2010, tổng thu về kinh doanh ngoại tệ của chi nhánh là 5.562 triệu đồng đạt 148,61% so với năm trước trong khi đó, tổng chi là 3.245 triệu đồng đạt 134,54% so với năm trước chênh lệch thu chi là 2.317 triệu đồng đạt 174,10% so với năm trước.
Năm 2011, nền kinh tế khủng hoảng khiến Nhà nước phải đưa ra chính sách khắc phục nền kinh tế tác động trực tiếp đến việc thanh toán xuất nhập khẩu, lượng kiều hối và do giá đồng nội tệ giảm làm cho tổng thu cũng giảm. Cụ thể là tổng thu về kinh doanh ngoại tệ giảm còn 2.837 triệu đồng đạt 51,01% so với năm 2011, tổng chi là 733 triệu đồng đạt 22,58% so với năm 2010 chênh lệch thu chi cũng giảm xuống 2.105triệu đồng đạt 90,82% so với năm 2010.
Năm 2012, tổng thu về kinh doanh ngoại tệ tiếp tục giảm xuống 2,426 triệu đồng đạt 85,49% so với năm 2011, tổng chi là 617 triệu đồng đạt 84,16% so với năm 2011 chênh lệch thu chi giảm xuống còn 1.727 triệu đồng đạt 82,06% so với năm 2011.