Là ngân hàng hoạt động chủ yếu trong lĩnh vực nông nghiệp nông thôn nên nguồn vốn huy động chủ yếu là vốn nội tệ. Vốn nội tệ luôn chiếm tỷ trọng cao trong tổng vốn huy động ngắn hạn của chi nhánh, là nguồn vốn chủ đạo đáp ứng nhu cầu sử dụng vốn của chi nhánh. Cơ cấu huy động vốn ngắn hạn theo loại tiền được xác định cụ thể dưới bảng sau:
Bảng 15: Cơ cấu huy động vốn ngắn hạn theo loại tiền giai đoạn 2010 – 2012
Đơn vị: Số dư: Triệu đồng, Tỷ trọng: %
2010 2011 2012 Số dư Tỷ trọng Số dư Tỷ trọng Số dư Tỷ trọng Nội tệ 1.336.190 91,38 1.253.791 94,58 1.631.281 96,03 Ngoại tệ 126.045 8,62 71.850 5,42 67.440 3,97 Tổng nguồn vốn ngắn hạn 1.462.235 100 1.325.641 100 1.698.721 100
(Nguồn: Phòng kinh doanh Agribank Lý Nhân)
Nguồn vốn huy động ngắn hạn bằng nội tệ tăng liên tục cả về quy mô và tỷ trọng qua các năm, năm sau cao hơn năm trước. Cụ thể:
Năm 2010, nguồn vốn huy động ngắn hạn từ nội tệ của chi nhánh là 1.336.190 triệu đồng tương đương 91,38% còn lại là từ ngoại tệ chiếm 8,62% tức 126.045 triệu đồng.
Năm 2011, nguồn nội tệ tiếp tục tăng lên 1.253.791 triệu đồng chiếm 94,58% tổng nguồn vốn huy động ngắn hạn trong khi đó nguồn ngoại tệ lại giảm xuống còn 5,42% tương đương 71.850 triệu đồng.
Năm 2012, cùng với đà tăng trưởng từ các năm trước, nguồn huy động ngắn hạn từ đồng nội tệ tiếp tục tăng lên 1.631.281 triệu đồng tương đương 96,03% và nguồn ngoại tệ tiếp tục giảm mạnh chiếm tỷ trọng rất nhỏ 3,97% trong tổng nguồn vốn tương đương với 67.440 triệu đồng.
Vì chỉ thu hút qua dân cư là chính và tiền gửi thanh toán chỉ chiếm tỷ lệ thấp nên trong thời gian tới ngân hàng cần tìm kiếm khai thác thêm các khách hàng có nguồn ngoại tệ thanh toán nhằm tăng trưởng vốn ngoại tệ phục vụ cho nhu cầu tín dụng ngoại tệ và tạo thuận lợi cho ngân hàng.