Các nhân tố ảnh hưởng đến lợi nhuận năm 2010 - 2012 tương tự cũng phân tích như trên. Nhìn vào bảng số liệu và qua việc phân tích trên ta rút ra được kết luận như sau: công ty luôn đạt được lợi nhuận qua các năm, nhưng lợi nhuận tăng giảm thất thường là do 2 nhân tố chính đó là doanh thu đạt được và mức chi phí bỏ ra. Sau đây là bảng tổng hợp các nhân tố ảnh hưởng đến lợi nhuận từ năm 2010 – 2012, cụ thể như sau:
Bảng 4.5: Tổng hợp các nhân tố ảnh hưởng đến lợi nhuận từ năm 2010 - 2012 ĐVT: 1000 đồng
Chênh lệch tuyệt đối 2011/2010 2012/2011 CHỈ TIÊU Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 Số tiền Số tiền Doanh thu 3.513.615 4.003.110 5.700.975 489.495 1.697.865 Giá vốn hàng bán 2.545.000 3.021.158 4.499.383 476.158 1.478.225 Chi phí bán hàng 334.120 354.236 370.957 20.116 16.721 Chi phí quản lý kinh doanh 215.762 223.928 249.312 8.166 25.384 Thuế 82.523 112.609 138.324 30.086 25.715 Tổng lợi nhuận ròng 336.210 291.179 442.999 (45.031) 151.820
( Nguồn: Bảng báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh)
Nhìn vào bảng 4.5 ta thấy doanh thu năm 2011 tăng 489.495 ngàn đồng so với năm 2010 nhưng lợi nhuận ròng năm 2011 giảm 45.031 ngàn đồng so với năm 2010 nguyên nhân là do công ty chưa sử dụng hiệu quả chi phí bỏ ra. Nhưng đến năm 2012 Công ty hoạt động kinh doanh có hiệu quả hơn, lợi nhuận ròng năm 2012 tăng 151.820 ngàn đồng so với năm 2011 nguyên nhân là do doanh thu năm 2012 tăng mạnh đến 1.697.865 ngàn đồng so với năm 2011. Đồng thời, Công ty đã quản lý tốt hơn về chi phí bán hàng giảm còn 16.721 ngàn đồng so với năm 2011. Tuy nhiên, về chi phí quản lý kinh doanh của Công ty
năm 2012 tăng 25.715 ngàn đồng so với năm 2011 do phải thuê thêm nhân viên cũng như tăng lương, phúc lợi để đảm bảo hiệu quả quản lý.
4.4. PHÂN TÍCH MỘT SỐ CHỈ TIÊU TÀI CHÍNH NHẰM ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA CÔNG TY
4.4.1. Các chỉ tiêu thanh toán
Các tỷ số khả năng thanh toán của công ty được tính toán trong bảng sau:
Bảng 4.6: Các tỷ số thanh toán của công ty TNHH thương mại T.C – HP (2010-2012) Năm Chỉ tiêu ĐVT 2010 2011 2012 Tài sản ngắn hạn Nghìn đồng 2.330.988 2.845.250 3.420.169 Nợ ngắn hạn Nghìn đồng 1.630.061 1.800.791 1.879.213 Hàng tồn kho bình quân Nghìn đồng 729.478 925.359 1.522.163 Tỷ số thanh toán hiện
hành
Lần 1,43 1,58 1,82
Tỷ số thanh toán nhanh Lần 0,98 1,07 1,01
( Nguồn: Bảng báo cáo tài chính của công ty)
Tỷ số thanh toán hiện hành: Nếu tỷ số này lớn hơn 1 thì công ty được xem là có nhiều khả năng thanh toán nợ và ngược lại nếu hệ số này nhỏ hơn 1 muốn ám chỉ rằng doanh nghiệp sẽ không đủ sức để trả nợ. Thường thì tỷ lệ này từ 1 đến 1,5 là tốt cho công ty vì như vậy vừa đảm bảo được khả năng thanh toán của công ty vừa đảm bảo được sự đầu tư đúng mức của công ty.
Theo bảng trên ta thấy tỷ số thanh toán hiện hành của công ty đều lớn hơn 1. Điều này cho thấy khả năng thanh toán nợ ngắn hạn của công ty là khá tốt, hay khả năng sử dụng tài sản ngắn hạn để chuyển đổi thành tiền mặt nhằm chi trả cho các khoản nợ này là tốt. Tỷ số này trong năm 2010 là 1,43 tức cứ mỗi đồng nợ ngắn hạn của công ty được đảm bảo bằng 1,43 đồng tài sản ngắn hạn, đến năm 2011 và 2012 tỷ số này tiếp tục tăng lần lượt là 1,58 và 1,82. Như vậy, các khoản nợ ngắn hạn qua các năm càng được bảo đảm chi trả và công ty không có nguy cơ không trả được nợ ngắn hạn.
Tỷ số thanh toán nhanh: Tỷ số khả năng thanh toán nhanh đo lường mức độ đáp ứng nhanh của các tài sản ngắn hạn đối với các khoản nợ ngắn hạn mà
không dựa vào lượng hàng tồn kho, là lượng hàng có tính thanh khoản thấp hơn các tài sản ngắn hạn khác.
Sau khi đã trừ ra hàng tồn kho thì tỷ số thanh toán nhanh của công ty vẫn còn tốt. Năm 2010 hệ số này là 0,98, tức là cứ một đồng nợ ngắn hạn được đảm bảo thanh toán bằng 0,98 đồng ngay lập tức. Năm 2011 thì tỷ số này được nâng lên một đồng nợ ngắn hạn được đảm bảo bằng 1,07 đồng, đến năm 2012 thì tỷ số này giảm xuống còn 1,01 lần, tuy giảm nhưng khả năng đáp ứng nợ của công ty vẫn tốt. Với hệ số như vậy, cho ta thấy một điều rằng các khoản nợ ngắn hạn của công ty vẫn có thể được đảm bảo bằng các loại tài sản ngắn hạn khác hay khả năng đảm bảo các khoản nợ ngắn hạn của công ty không phụ thuộc hoàn toàn vào giá trị hàng tồn kho.
4.4.2. Các chỉ tiêu về lợi nhuận
Các tỷ số về lợi nhuận cho thấy cụ thể hơn về hiệu quả hoạt động kinh doanh của công ty. Các tỷ số này của công ty qua 3 năm được tính toán trong bảng sau:
Bảng 4.7: Các tỷ số về lợi nhuận của công ty (2010-2012)
Năm Chỉ tiêu ĐVT
2010 2011 2012
Doanh thu thuần Nghìn đồng 3.513.615 4.003.110 5.665.750
Lợi nhuận ròng Nghìn đồng 247.568 337.827 414.971 Tổng tài sản bình quân Nghìn đồng 2.695.738 3.066.290 3.758.519 Vốn chủ sở hữu bình quân Nghìn đồng 794.866 1.065.449 1.493.806 ROS % 7,05 8,44 7,32 ROA % 9,18 11,02 11,04 ROE % 31,15 31,71 27,78
( Nguồn: Bảng báo cáo tài chính của công ty) Tỷ số lợi nhuận ròng trên doanh thu (ROS):
Ta thấy tỷ số này biến động qua 3 năm hoạt động: năm 2010 tỷ số này là 7,05% tức là cứ 100 đồng doanh thu thì có 7,05 đồng lợi nhuận ròng, đến năm 2011 tỷ số này tăng lên là 8,44% và giảm xuống còn 7,32% trong năm 2012. Trong giai đoạn 2011 -2011 tỷ số này tăng lên, điều này cho thấy việc sử dụng chi phí của công ty năm sau tốt hơn năm trước nên phần doanh thu tăng lên nhiều hơn khoản chi phí gia tăng làm cho phần trăm lợi nhuận ròng trong doanh thu thuần cũng tăng lên. Trong giai đoạn 2011 -2012, tỷ số này giảm đồng nghĩa chi phí trong giai đoạn này tăng nhanh so với doanh thu, do giá cả đầu
vào tăng, đối thủ cạnh tranh cũng tăng, do đó công ty có nhiều hình thức giảm giá, khuyến mãi để thu hút khách hàng như chi phí lắp đặt và cước phí sử dụng cho các tivi phụ sẽ được giảm nhiều hơn so với tivi chính; nếu trả trước 3 tháng cước phí sẽ được giảm 5%, 6 tháng sẽ được giảm 15% và trả trước 1 năm sẽ được giảm 20%,…
Tỷ số lợi nhuận ròng trên tổng tài sản (ROA):
Cùng với việc sử dụng hiệu quả TSCĐ và toàn bộ tài sản của công ty thì tỷ số lợi nhuận ròng trên tổng tài sản ROA của công ty cũng tăng qua 3 năm. Năm 2010 cứ 100 đồng công ty đầu tư cho tài sản thì thu được 9,18 đồng lợi nhuận ròng và năm 2011 là 11,02% đến năm 2012 là 11,04%. Điều này cho thấy tốc độ tăng của lợi nhuận ròng nhanh hơn tốc độ tăng của tài sản do đó dẫn đến kết quả là tỷ số lợi nhuận ròng trên tài sản đạt mức tăng trưởng tốt. Như vậy, việc sử dụng tài sản của công ty ngày càng tốt hơn qua từng năm. Mỗi đồng đầu tư thêm cho tài sản trong năm làm sinh ra lợi nhuận ròng trong năm đó cao hơn năm trước hay ROA ngày càng tăng. Điều này cho thấy công ty đã khai thác khá tốt các tài sản để càng ngày càng tạo ra nhiều lợi nhuận ròng hơn.
Tỷ số lợi nhuận ròng trên vốn chủ sở hữu (ROE):
Chỉ số ROE của công ty cũng biến động qua từng năm. Từ mức 31,15% trong năm 2010 – tức cứ 100 đồng vốn chủ sở hữu sẽ tạo ra 31,15 đồng lợi nhuận ròng, tới năm 2011 chỉ số này tăng lên 31,71% và năm 2012 giảm còn 27,78%. Sự tăng lên của ROE trong giai đoạn 2010 - 2011 cho thấy được rằng đồng vốn bỏ ra càng ngày càng được sử dụng tốt hơn, với cùng một đồng vốn bỏ ra trong năm, lợi nhuận ròng thu được trong năm đó cao hơn năm trước. Điều này tạo tâm lý yên tâm hơn cho việc bỏ vốn thêm để đầu tư mới, mở rộng sản xuất kinh doanh. Nhưng giai đoạn 2011 – 2012, tuy lợi nhuận ròng và vốn chủ sở hữu cùng tăng nhưng tốc độ tăng của vốn chủ sỡ hữu nhanh hơn dẫn đến tỷ số này giảm.
CHƯƠNG 5
MỘT SỐ BIỆN PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH TẠI CÔNG TY TNHH THƯƠNG MẠI T.C – HP 5.1 TỒN TẠI VÀ NGUYÊN NHÂN
Từ các phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh của công ty TNHH thương mại T.C – HP ta nhận thấy rằng, bên cạnh những điểm tốt của công ty còn có một số yếu kém, cụ thể như sau:
+ Về doanh thu:
Doanh thu theo mặt hàng ngày càng tỏ ra kém hiệu quả trong việc đóng góp vào tổng doanh thu. Nguyên nhân của việc này có thể là do có rất nhiều đối thủ cạnh tranh và thị trường tiêu thụ của Công ty còn hạn hẹp. Ngoài ra, co thể do sáng tạo của nhân viên phục vụ khách hàng của Công ty chưa tốt
+ Về việc quản lý chi phí:
Chi phí bán hàng và chi phí quản lý công ty quản lý tốt, còn giá vốn hàng bán qua các năm đều tăng lên mà hiệu quả sử dụng nó thì giảm xuống. Nguyên nhân của việc chi phí tăng lên có thể là do nhu cầu của việc kinh doanh tăng lên đòi hỏi chi phí phải tăng. Chi phí tăng lên là cần thiết, tuy nhiên, công ty chưa quản lý tốt chi phí nên dẫn đến việc sử dụng kém hiệu quả của đồng chi phí.Ta có, bảng số liệu về hiệu quả sử dụng chi phí qua doanh thu được tổng hợp như sau:
Bảng 5.1: Các tỷ số về hiệu quả sử dụng chi phí qua doanh thu của công ty giai đoạn 2010 - 2012
Năm Chỉ tiêu ĐVT
2010 2011 2012
Doanh thu thuần Nghìn đồng 3.513.615 4.003.110 5.700.975 Giá vốn hàng bán Nghìn đồng 2.545.000 3.021.158 4.499.383 Chi phí bán hàng Nghìn đồng 334.120 354.236 370.957 Chi phí quản lý Nghìn đồng 215.762 223.928 249.312 Doanh thu/giá vốn hàng bán Lần 1,38 1,33 1,26 Doanh thu/chi phí bán hàng Lần 10,52 11,30 15,27
Doanh thu/chi phí quản lý Lần 16,28 17,88 22,73
● Tỷ số doanh thu/giá vốn hàng bán:
Công ty kiểm soát giá vốn hàng bán chưa tốt. Một đồng giá vốn hàng bán tạo ra doanh thu qua các năm giảm xuống. Năm 2010, một đồng giá vốn hàng bán tạo ra 1,38 đồng doanh thu đến năm 2011 giảm xuống 1,33 đồng và đến năm 2012 giảm hơn nữa còn 1,26 đồng. Như vậy, khả năng tạo ra doanh thu của giá vốn hàng bán giảm qua các năm cho thấy giá vốn hàng bán chưa được sử dụng hiệu quả. Nguyên nhân do công ty có nhiều chính sách khuyến mãi, giảm giá để thu hút khách hàng mới và giữ chân khách hàng cũ.
● Tỷ số doanh thu/chi phí bán hàng:
Năm 2010, một đồng chi phí bán hàng tạo ra 10,52 đồng doanh thu và tăng lên trong 2 năm tiếp theo, năm 2011 là 11,30, năm 2012 là 15,27. Điều này có nghĩa là tốn ít chi phí bán hàng hơn để tạo ra khoản doanh thu như trước. Ta thấy rằng khi doanh thu tăng giảm thì kéo theo chi phí bán hàng cũng tăng giảm theo. Qua 3 năm doanh thu và chi phí bán hàng cùng tăng, như vậy chi phí bán hàng thay đổi theo doanh thu cho thấy chi phí bán hàng được công ty quan tâm đến.
● Tỷ số doanh thu/chi phí quản lý doanh nghiệp:
Cũng giống như chi phí bán hàng, hiệu quả sử dụng chi phí quản lý ngày càng cao. Qua 3 năm từ 2010 đến 2012, công ty tốn ít tiền hơn cho chi phí quản lý để tạo ra một đồng doanh thu, từ 16,28 lần năm 2010 tăng lên 22,73 lần năm 2012. Cho thấy công ty quản lý chi phí quản lý tốt hơn
5.2 MỘT SỐ BIỆN PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH TẠI CÔNG TY TNHH THƯƠNG MẠI T.C – HP
Lợi nhuận là chỉ tiêu hàng đầu của các công ty, doanh nghiệp. Muốn nâng cao lợi nhuận có rất nhiều biện pháp, tùy theo đặc điểm tình hình ở mỗi đơn vị mà có biện pháp thích hợp để nâng cao lợi nhuận. Qua phân tích tình hình hoạt động kinh doanh tại Công ty TNHH thương mại T.C - HP kết hợp với một số cơ hội cũng như thách thức của môi trường kinh doanh bên ngoài, em xin đưa ra một số giải pháp sau:
5.2.1. Biện pháp làm tăng doanh thu
● Tạo mối quan hệ tốt với khách hàng để tăng doanh thu
Việc tạo mối quan hệ với khách hàng là rất cần thiết, bên cạnh khách hàng cũ, công ty nên tạo thêm các mối quan hệ với khách hàng mới. Tăng cường công tác tiếp thị, quảng cáo và khuyến mãi, tặng thưởng cho khách hàng để thu hút khách hàng và làm cho tên tuổi Công ty ngày càng được nhiều người biết đến.
Thái độ phục vụ của nhân viên cũng là một trong những yếu tố thu hút và giữ chân khách hàng. Đưa nhân viên tiếp thị đi học thêm lớp Marketing, các lớp về nghiệp vụ và kiến thức tư vấn dịch vụ
Xây dựng Website riêng của công ty, giới thiệu sản phẩm của công ty đến với khách hàng nhiều hơn nữa thông qua website này, khách hàng có thể tham khảo đồng thời cũng có thể đặt hàng thông qua trang web của công ty.
Việc không kém phần quan trọng là giữ uy tín với khách hàng: thực hiện đúng với những quy định trong hợp đồng, có mặt kịp thời khi khách hàng cần đến.
● Mở rộng thị trường kinh doanh
Để nâng cao hiệu quả kinh doanh, công ty cần có những kế hoạch mở rộng thị trường. Khách hàng chủ yếu là chủ động tìm đến công ty, nên để tăng hiệu quả trong kinh doanh công ty nên chủ động hơn trong việc tìm kiếm khách hàng, mở rộng mạng lưới. Công ty có thể đi đến những khu vực có nhu cầu sử dụng dịch vụ của công ty như ở các huyện, các xã.
5.2.2 Biện pháp làm giảm chi phí
Tiết kiệm chi phí thường là điều mà các công ty, doanh nghiệp đưa ra xem xét đầu tiên để ổn định hoạt động kinh doanh. Đặc biệt trong những hoàn cảnh kinh tế mà giá đầu vào tăng, áp lực từ khách hàng,…
Tạo ra sự cạnh tranh lành mạnh cho các nhà cung cấp hiện tại để nâng cao chất lượng của các nguồn hàng và tìm được một mức giá hợp lý hơn. Song song với việc tìm biện pháp khai thác các khoản chiết khấu, giảm giá mà nhà cung ứng đưa ra thì Công ty phải kết hợp với việc thường xuyên cập nhật thông tin khách hàng mua hàng, cập nhật liên tục giá nhập hàng để có thể xác định giá vốn hàng bán một cách chính xác.
Cuối ngày, cuối tháng, cuối quý kế toán cần phải so sánh, đối chiếu với sổ sách nhằm khắc phục sai sót để có biện pháp khắc phục kịp thời.
Đối với khách hàng lớn Công ty cần thỏa thuận thời gian thanh toán cụ thể nhằm tránh được tình trạng ứ đọng vốn.
CHƯƠNG 6
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
6.1. KẾT LUẬN
Qua 3 năm hoạt động 2010, 2011, 2012 nhìn chung công ty TNHH thương mại T.C – H.P hoạt động khá tốt. Bên cạnh những mặt tốt thì còn một số mặt còn chưa tốt qua 3 năm như sau:
Về bộ máy kế toán, công ty đã xây dựng một bộ máy gọn nhẹ, phù hợp với nhu cầu và quy mô hoạt động của công ty. Cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ cho công tác kế toán được trang bị ngày càng hiện đại phục vụ tốt trong quá trình làm việc, quản lý. Ngoài ra, công ty đã sử dụng phần mềm kế toán Bravo 5.0 vào quản lý công việc kế toán của công ty từ đó việc xử lý các nghiệp vụ phát sinh tại công ty nhanh chóng, kịp thời và chính xác.
Công ty đã chấp hành đúng các chế độ và chuẩn mực kế toán hiện hành. Việc tập hợp chứng từ và luân chuyển chứng từ, sổ sách nhìn chung là nhanh