nhằm nhân rộng loại hình bảo hiểm nông nghiệp ở tỉnh An Giang
Từ các khó khăn đang tồn tại nêu trên, đề tài xin đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao khả năng tham gia bảo hiểm của nông hộ và giúp loại hình này hoạt động có hiệu quả:
Tăng cƣờng công tác tuyên truyền, nâng cao khả năng nhận thức của ngƣời dân về bảo hiểm nông nghiệp.
Đƣa bảo hiểm nông nghiệp trở thành chính sách của Nhà nƣớc có sự phối hợp chặt chẽ từ trung ƣơng đến địa phƣơng giúp công tác triển khai tuyên truyền diễn ra đồng bộ và hiệu quả. Việc tham gia bảo hiểm phụ thuộc rất nhiều vào nhận thức của ngƣời dân nhƣng nhiều ngƣời vẫn còn xa lạ với loại hình này. Vì vậy, cần đẩy mạnh hơn nữa các công tác tuyên truyền hơn nữa bằng nhiều hình thức khác nhau nhƣ: thông qua phƣơng tiện thông tin đại chúng, phát hành tờ rơi, các sách báo, thƣờng xuyên mở các lớp vận động tham gia bảo hiểm tại các địa phƣơng trong địa bàn tỉnh… từ đó tạo điều kiện thuận lợi để tiếp cận đến loại hình này.
Tuyên truyền phải đi sâu và rộng hơn về trách nhiệm quyền lợi và ý nghĩa của việc tham gia bảo hiểm, giúp ngƣời nắm rõ về đối lợi ích khi tham gia và đƣợc Nhà nƣớc hỗ trợ nhƣ thế nào, giải thích rõ hơn về các vấn đề liên quan đến hợp đồng bảo hiểm nhƣ: thủ tục mua, mức phí bảo hiểm, phƣơng thức bồi thƣờng, cách xác định rủi ro bảo hiểm, các loại rủi ro nào đƣợc bảo hiểm trong quá trình sản xuất. Khuyến khích ngƣời dân tham gia bảo hiểm trên tinh thần tự nguyện có sự hỗ trợ của Nhà nƣớc đặc biệt là những hộ nghèo và cận nghèo.
Công tác hỗ trợ kỹ thuật
Tạo điều kiện thuận lợi cho ngƣời dân tiếp cận đƣợc với kỹ thuật, ứng dụng tốt kiến thức từ các lớp tập huấn, khuyến nông, khuyến ngƣ vào sản xuất, đẩy mạnh cơ giới hóa nông nghiệp vào sản xuất góp phần nâng cao hiệu quả sản xuất cho ngƣời dân qua đó giảm thiểu đƣợc các rủi ro về sụt giảm năng suất gây mất thu nhập.
Tuyên truyền về tác hại của các rủi ro trong sản xuất nông nghiệp, thực trạng biến đổi khí hậu, thực hiện tốt công tác quản lý rủi ro cho nhân dân bằng
62
các hệ thống dự báo về khả năng xảy ra các thiên tai dịch bệnh, mƣa lũ hằng năm giúp ngƣời dân nâng cao nhận thức về các rủi ro nhằm phòng và giảm thiểu tác hại khi rủi ro xảy ra.
Đầu tƣ cơ sở hạ tầng, nâng cấp các hệ thống đê bao thủy lợi vừa đảm bảo công tác tƣới tiêu cho nông dân vào mùa khô, vừa đảm bảo phòng chống thiên tai vào mùa lũ lụt giảm thiểu nguy cơ vỡ đê hằng năm.
Giải pháp từ phía các doanh nghiệp bảo hiểm
Khó khăn lớn nhất của phƣơng pháp bảo hiểm chỉ số năng suất lúa là cách xác định năng suất thiệt hại và phƣơng thức bồi thƣờng thiệt hại, vì vậy cần nghiên cứu và thay đổi về phƣơng pháp bảo hiểm sao cho phù hợp với thực tế. Các hộ dân cho rằng nên áp dụng bồi thƣờng thiệt hại của từng hộ thay vì áp dụng theo đơn vị xã (ai có tham gia thì bồi thƣờng nhƣ nhau).
Nghiên cứu và áp dụng một số loại hình bảo hiểm mới, mở rộng địa bàn và đối tƣợng bảo hiểm giúp sản phẩm bảo hiểm nông nghiệp trở nên phổ biến nhƣ các loại sản phẩm bảo hiểm khác. Giá lúa bấp bênh là một trong những khó khăn của nghề nông, vì vậy bảo hiểm giá lúa là loại hình nên đƣợc nghiên cứu và áp dụng vì có lợi cho ngƣời dân.
Tăng cƣờng lực lƣợng, cán bộ bảo hiểm nhằm can thiệp xác minh kịp thời các trƣờng hợp ngƣời tham gia bảo hiểm gặp rủi ro trong sản xuất nhằm xác minh và căn cứ bồi thƣờng cho ngƣời dân, bên cạnh đó công tác triển khai, thu phí, thực hiện giao kết hợp đồng bảo hiểm, chi trả số tiền thiệt hại cho ngƣời dân cần đƣợc thực hiện nhanh chóng tạo tâm lý tốt cho nông dân.
Một số rủi ro dịch bệnh chƣa đƣợc bảo hiểm nhƣ: ốc bƣu vàng, chuột…cần đƣợc bổ sung trong các điều khoản bảo hiểm.
63
CHƢƠNG 5
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ