Các thông tin chung

Một phần của tài liệu phân tích các yếu tố ảnh hƣởng đến quyết định việc tham gia bảo hiểm cây lúa của nông hộ trồng lúa tỉnh an giang (Trang 43)

Tuổi và kinh nghiệm của hộ sản xuất lúa của đáp viên

Đa phần trong sản xuất nông nghiệp ngƣời nông dân có thƣờng có trình độ học vấn thấp do điều kiện đến trƣờng khó khăn nên phải lao động từ nhỏ, theo khảo sát đa số những chủ hộ cho biết họ trồng lúa từ nhỏ vì vậy kinh nghiệm sản xuất của họ rất dồi dào, ngƣời có tuổi càng cao thì kinh nghiệm sản xuất của họ càng lớn. Do đặc thù của vùng nên cây lúa là cây trồng chủ lực của địa phƣơng, có truyền thống rất lâu đời qua các thế hệ. Cụ thể tuổi và năm kinh nghiệm của hộ đƣợc thể hiện qua bảng 3.4 sau:

Bảng 3.4 Tuổi và số năm kinh nghiệm của nông hộ điều tra

Đặc điểm Lớn nhất Nhỏ nhất Trung bình Độ lệch chuẩn

Tuổi 76 23 45,33 11,876

Kinh nghiệm

sản xuất (năm) 58 2 23,33 9,62

Nguồn: Số liệu điều tra, 2013

Bảng 3.4 cho thấy, các chủ hộ tham gia sản xuất đƣợc khảo sát đa phần nằm trong độ tuổi lao động với tuổi trung bình là 45,33 tuổi. Trong đó chủ hộ có tuổi lớn nhất là 76 và nhỏ nhất là 23. Lực lƣợng tham gia sản xuất lúa chủ yếu nằm trong tuổi lao động là vì cây lúa ở tỉnh An Giang nói chung và ở địa bàn hai huyện khảo sát nói riêng là cây trồng chủ lực, nghề lúa cũng cần có một lực lƣợng lao động khá lớn, không những lao động nhà mà những chủ hộ còn mƣớn thêm lao động để trồng lúa cho đất của mình.

Lúa là cây trồng gắn bó lâu đời với ngƣời dân ở địa bàn, công lao động trong sản xuất phân ra các khâu nhƣ: làm đất, xạ, bón phân, xịt thuốc,…do đó tạo đƣợc việc làm cho những lao động nhàn rỗi ở nông thôn. Thu nhập lúa cứ đến sau mỗi vụ thu hoạch, nông hộ lấy số tiền đó để trang trải cuộc sống trong khoảng 3 tháng trong khi đợi đến thu hoạch vụ tiếp theo. Bên cạnh đó, thị trƣờng ra của lúa đôi khi lại gặp những khó khăn về giá bán đầu ra gây thất thu, vì vậy hộ có khi thua lỗ, dẫn đến lớp trẻ sau này đôi khi không theo nghề

34

lúa mà có xu hƣớng chuyển lên các trung tâm hay thành phố để tìm việc làm. Qua kết quả thống kê số tuổi chủ hộ nằm trong khoảng từ 20 – 50 tuổi chiếm 75,8%, số tuổi chủ hộ từ 50 - 60 là 9,2% và số chủ hộ trên 60 tuổi chiếm 15%. Để xác định đƣợc số năm kinh nghiệm trồng lúa của chủ hộ ta xác định vào số năm trồng lúa của nông hộ. Ngày nay, nghề lúa đòi hỏi ngƣời trồng phải có kỹ thuật tốt nên ngƣời trực tiếp sản xuất cần nắm rõ các kiến thức cơ bản về dấu hiệu của bệnh, cũng nhƣ từng thời kỳ sinh trƣởng cúa lúa để có các phƣơng pháp bón phân, xịt thuốc đúng lúc, đúng liều và đúng lƣợng. Từ bảng 3.4 cho thấy số năm kinh nghiệm của chủ hộ trung bình là 23,33 năm, chủ hộ có kinh nghiệm lớn nhất là 58 năm và nhỏ nhất là 2 năm. Những hộ có kinh nghiệm dƣới 5 năm do trƣớc đây trồng sen hay nuôi bò chuyển sang lúa hoặc những chủ hộ đi làm ở địa phƣơng khác mới về sản xuất lúa. Những hộ có kinh nghiệm từ 10 năm trở lên là những hộ coi trồng lúa là nghề sản xuất chính của họ, đặc biệt đầu tƣ và tìm hiểu các thông tin về kỹ thuật nhằm nâng cao năng suất và chất lƣợng lúa. Theo điều tra thì kinh nghiệm trồng lúa mà hộ có đƣợc do truyền thống cha truyền con nối, do kinh nghiệm đút kết đƣợc qua các vụ và kinh nghiệm từ các lớp tập huấn hay học hỏi từ những ngƣời xung quanh.

Trình độ học vấn chủ hộ

Trình độ học vấn của các hộ điều tra đƣợc thể hiện qua bảng 3.5 sau: Bảng 3.5 Trình độ học vấn của chủ hộ Trình độ Tần số Tần suất (%) Mù Chữ 2 1,7 Cấp I 33 27,5 Cấp II 70 58,3 Cấp III 14 11,7 Trên cấp III 1 0,8 Tổng 120 100,0

Nguồn: Số liệu điều tra, 2013

Trình độ học vấn của hộ là tƣơng đối thấp, phần trăm học vấn chủ hộ nằm trong cấp I cấp II và mù chữ là tƣơng đối cao (87,5%). Trung bình số năm đi học của chủ hộ là 7,3 năm (cấp II). Do điều kiện đến trƣờng trƣờng khó khăn hơn hộ sống ở thành thị nên đa phần hộ không đƣợc đi học nhiều. Chủ yếu học để chống dốt. Học vấn cao nhất của chủ hộ là đại học và thấp nhất là mù chữ.

35

Bảng 3.5 cho thấy có 2/120 chủ hộ mù chữ chiếm 1,7%, số hộ có trình độ cấp I (từ lớp 1 đến lớp 5) là 33 chiếm 27,5%, số hộ có trình độ cấp II (từ lớp 6 đến lớp 9) là 70 chiếm 58,3%, số hộ có trình độ cấp III (từ lớp 10 đến lớp 12) là 14 chiếm 11,7%, còn lại có một hộ có trình độ đại học chiếm 0,8% trên tổng số hộ. Do trình độ tƣơng đối thấp nên đa phần những hộ tham gia sản xuất lúa đều dựa vào kinh nghiệm gia đình là chủ yếu, và sự học hỏi từ hàng xóm, bạn bè chứ không đƣợc tƣ vấn và ít ứng dụng đƣợc kỹ thuật vào sản xuất. Cũng do học vấn thấp nên việc tiếp thu các thông tin kỹ thuật, thông tin thị trƣờng và nhu cầu về tiêu thụ sản phẩm của thị trƣờng cũng còn nhiều hạn chế.

Tập huấn kỹ thuật

Nhà nƣớc và các cấp chính quyền địa phƣơng thƣờng xuyên tổ chức các lớp khuyến nông cho nông dân ngay tại địa bàn sản xuất, bên cạnh đó các công ty Bảo Vệ Thực Vật An Giang, Công ty phân bón thuốc trừ sâu Ngọc Tùng cũng thƣờng niên giới thiệu các sản phẩm thuốc trị bệnh lúa, các lớp hội thảo, dạy các kỹ thuật mới cho nông dân, các công ty bảo hiểm kết hợp triển khai bảo hiểm nông nghiệp cho ngƣời dân… Nội dung chủ yếu của các buổi này là giúp cho nông dân trang bị đủ kiến thức để ứng phó tốt các tình huống trong quá trình sản xuất mà không phải nhờ sự can thiệp của các kỹ thuật viên và định hƣớng cho nông dân cách nâng cao chất lƣợng lúa trên cơ sở áp dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất bao gồm các biện pháp cải tạo đất, sử dụng phân bón thuốc trừ sâu hiệu quả nhằm bảo vệ môi trƣờng đất, sử dụng giống mới chất lƣợng cao…giúp giảm thiểu chi phí và nâng cao năng suất lúa cho ngƣời dân.

Qua phỏng vấn cho thấy, các lớp tập huấn tổ chức rất thƣờng xuyên nhằm giúp ngƣời dân nắm đƣợc cá thông tin kỹ thuật cũng nhƣ thị trƣờng, bên cạnh đó các công ty bảo hiểm và phân bón thuốc trừ sâu cũng phối hợp tuyên truyền giới thiệu các sản phẩm của mình xuống ngƣời nông dân. Riêng bảo hiểm, cán bộ bảo hiểm cũng thƣờng xuyên xuống địa bàn và tuyên truyền, triển khai giúp ngƣời dân mỗi vụ nắm rõ hơn về các lợi ích và nâng cao việc sử dụng bảo hiểm nông nghiệp.

Bảng 3.6 dƣới đây cho thấy, đa số các hộ ở địa bàn nghiên cứu tỷ lệ tham gia tập huấn của hộ rất cao. Trong đó các cơ quan chình phủ nhƣ chính quyền địa phƣơng hay các tổ chức tƣ nhân, các công ty phân bón thuốc trừ sâu và các công ty bảo hiểm đã thƣờng xuyên mở các lớp tập huấn cho ngƣời dân. Theo khảo sát 120 hộ có 115 hộ đƣợc tập huấn chiếm 95,8% và số hộ không đƣợc tập huấn là 5/120 hộ chiếm 4,2%, trong đó các hộ tham gia các lớp tập huấn

36

của tổ chức chính phủ là 19 hộ (chiếm 16,5%), các tổ chức tƣ nhân là 18/115 hộ (15,7%) còn lại cả hai nguồn là 78/115 hộ (chiếm 68,2%).

Bảng 3.6 Tỷ lệ hộ tham gia tập huấn và nguồn tập huấn

Chỉ tiêu Tần số Tần suất (%)

Tham gia tập huấn

Có tập huấn 115 95,8 Không có tập huấn 5 4,2 Tổng số 120 100,0 Nguồn tập huấn Các tổ chức chính phủ 19 16,5 Các tổ chức tƣ nhân 18 15,7 Cả hai nguồn 78 68,2 Tổng cộng 115 100,0

Nguồn: Số liệu điều tra, 2013

Đặc điểm tiêu thụ lúa

Qua phỏng vấn cho thấy hình thức bán lúa của hộ chủ yếu (trên 85%) là bán cho thƣơng lái, thay vì họ bán cho các doanh nghiệp thì hộ phải tốn thêm phần chi phí vận chuyển lúa. Hộ cho rằng hình thức bán lúa cho thƣơng lái là hình thức thuận tiện, đƣợc nhận tiền ngay trong khi hộ không đủ phƣơng tiện để vận chuyển đến các doanh nghiệp nên nếu bán cho doanh nghiệp phải tốn thêm khoản chi phí nhân công hay mƣớn xe chở lúa. Bên cạnh nếu lúa sau khi thu hoạch để lâu sẽ bị hao hụt, vì vậy bán cho lái là hình thức thuận tiện và tiết kiệm chi phí nhất. Hình 3.2 thể hiện tỷ lệ của hình thức bán lúa của nông hộ: (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Nguồn: Số liệu điều tra, 2013

37

Hình 3.2 cho thấy tỷ lệ hộ bán lẻ lúa rất thấp, theo điều tra chỉ có 2 hộ chọn hình thức bán lẻ là bán lúa lại cho ngƣời quen làm giống. Có 10,8% hộ bán cho doanh nghiệp đa phần là những hộ trồng theo giống mới chất lƣợng cao mà giống do các doanh nghiệp cung cấp.

Nguồn lực lao động

Lực lƣợng lao động tham gia sản xuất lúa có cả lao động nhà và lao động thuê bên ngoài, xét về nguồn lực lao động của hộ ta chỉ xét đến tổng số nhân khẩu và số lao động của hộ tham gia trồng lúa. Nguồn lực lao động của hộ đƣợc thể hiện qua bảng 3.7 sau:

Bảng 3.7 Nguồn lực lao động của hộ

Đặc điểm Lớn nhất Nhỏ nhất Trung bình Độ lệch chuẩn

Số nhân khẩu

trong hộ (Ngƣời) 14 2 4,88 1,542

Số lao động trồng

lúa (Ngƣời) 8 1 2,61 1,324

Nguồn: Số liệu điều tra, 2013

Bảng 3.7 cho thấy, lao động sản xuất lúa chủ yếu có sẵn trong gia đình, trung bình số nhân khẩu hộ là 4,88 trong đó hộ có nhiều nhân khẩu nhất là 14 ngƣời và ít nhất là 2 ngƣời. Trong 4,88 ngƣời thì có 2,61 ngƣời tham gia hoạt động sản xuất lúa, các thành viên còn lại nhƣ ngƣời phụ thuộc, trẻ em còn học hay những lao động hoạt đông ngành nghề khác. Trong sản xuất lúa, tỷ lệ lao động giữa nam và nữ không chênh lệch nhiều, vì ngƣời phụ nữ cũng có thể ra đồng làm chung với ngƣời nam, tùy công việc phân theo khâu nặng nhẹ sức vì vậy đôi khi phối hợp giữa lao động nam và nữ sẽ mang lại hiệu quả tốt. Theo khảo sát những hộ có số lao động trồng lúa là 2 ngƣời, trƣờng hợp này đa số là cặp vợ chồng chủ hộ. Còn nếu có con thì có hai khả năng một là còn học, hai là đi lao động ngành nghề khác. Hoạt động chính của hộ chủ yếu có 2 thành viên đảm trách, 2 ngƣời này là lao động nhà, trƣờng hợp mƣớn lao động khi diện tích canh tác của hộ lớn mới mƣớn thêm các khâu nhƣ: làm cỏ, xạ, bón phân, xịt thuốc…

Nhƣ vậy, ta thấy nếu việc trồng lúa có hiệu quả có thể giải quyết đƣợc vấn đề việc làm cho những lao động nhàn rỗi ở nông thôn.

Về quy mô đất

Qua khảo sát thực tế cho thấy diện tích trồng lúa trên địa bàn chủ yếu là đất nhà (trên 90%), diện tích đất hộ có bấy nhiêu thì hộ trồng lúa bấy nhiêu vì

38

cây lúa là cây trồng chủ lực và là nguồn thu nhập chính của hộ đƣợc nghiên cứu. Vẫn có một số hộ trồng sen và trồng nếp tuy nhiên số lƣợng rất ít. Trồng lúa không mất quá nhiều ngày công chăm sóc, mà làm theo khâu, chỉ tốn nhân công nhiều mỗi mùa thu hoạch, vì vậy nên một số hộ có mƣớn đất thêm để sản xuất, theo khảo sát một số hộ nghèo và cận nghèo đa số là mƣớn đất để trồng lúa. Bình quân mỗi hộ có 32.8330m2 thì hộ đã lấy 30.100m2 để trồng lúa, còn lại hộ dành đất để cất nhà hay nuôi trồng một số ít vật nuôi để dành ăn. Hộ có diện tích đất trồng lúa nhỏ nhất là 2.000m2 và hộ có diện tích đất trồng lúa lớn nhất là 230.000m2. Hình 3.3 thể hiện sự phân bố diện tích đất trồng lúa của nông hộ đƣợc khảo sát.

Nguồn: Số liệu điều tra, 2013

Hình 3.3 Tỷ lệ diện tích trồng lúa của nông hộ

Hình 3.3 cho thấy các hộ đƣợc khảo sát có diện tích khá lớn, nhóm hộ có diện tích sản xuất lúa từ 10.000m2 đến 30.000m2 chiếm tỷ lệ cao nhất (50%) với 60/120 hộ, số hộ có diện tích lúa trên 30.000m2 là 31/120 chiếm 25,8%, còn là là 29/120 hộ có diện tích nhỏ hơn 10.000m2 chiếm 24,2%. Diện tích sản xuất lúa của hộ tƣơng đối ổn định và ít thay đổi trong 5 năm gần đây, một số hộ tăng diện tích là do hộ thuê đất thêm để sản xuất hay mua để tích lũy song số lƣợng rất ít.

Nguồn lực vốn sản xuất

Vốn là yếu tố quan trọng trong sản xuất nông nghiệp, nếu không có vốn sản xuất nông dân khó có thể sản xuất hiệu quả, thiếu vốn dẫn đến thiếu trạng thiết bị máy móc sản xuất, khó mở rộng quy mô, và đủ để đáp ứng các nhu cầu trong quá trình sản xuất lúa.Theo khảo sát nguồn lực vốn của các nông hộ một phần từ vốn nhà và một phần phải đi vay, các hộ vay chủ yếu là có ngân hàng, quỹ tín dụng là chủ yếu. Vốn sản xuất các hộ sử dụng vào mua giống, để mua máy móc công cụ, mua phân bón, thuốc cả vụ trƣớc ở đại lý vì sợ giá phân

39

thuốc tăng nên cần có một số vốn lớn nhất định sau đó họ sẽ thanh toán vào cuối vụ và vay lại vào vụ tiếp theo. Vì vậy nhu cầu vay vốn ngân hàng của hộ là không thể thiếu. Theo kết quả khảo sát, lãi suất vay vốn trung bình nông hộ là 1,12%. Bảng 3.8 thể hiện số tiền vay của nông hộ nhƣ sau:

Bảng 3.8 Số tiền vay ngân hàng của nông hộ năm 2013

Chỉ tiêu Tần số Tần suất (%) Vay vốn Có vay 59 49,2 Không vay 61 50,8 Số tiền vay (1000đ) <10.000 3 5,1 10.000 – 50.000 25 42,4 >50.000 31 52,5

Nguồn: Số liệu điều tra, 2013

Bảng 3.8 cho thấy nhu cầu vay vốn của hộ tƣơng đối với 59/120 hộ (chiếm 49,2%) có nhu cầu vay vốn. Số hộ có số tiền vay vốn từ 10 triệu đồng đến 50 triệu đồng và lớn hơn 50 triệu đồng chiếm tỷ lệ cao (42,4% và 52,5%), còn lại chỉ 5,1% hộ vay dƣới 10 triệu đồng. Do hoạt động chính của hộ là sản xuất lúa nên hộ dùng số tiền này chủ yếu để mua chi phí nguyên vật liệu phục vụ cho sản xuất qua các năm. Tính đến thời gian khảo sát, trung bình một hộ vay 95,254 triệu đồng, hộ vay cao nhất là 800 triệu đồng và hộ vay thấp nhất là 10 triệu đồng (chỉ xét 59 hộ có vay vốn).

Nguồn lực về giống sản xuất (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Qua khảo sát thực tế 120 hộ trồng lúa thì đa phần các giống lúa sử dụng phân theo vùng, nông dân một xã phần lớn sẽ trồng giống lúa giống nhau, các giống lúa thƣờng gặp là: Rắcmine, 6976, IR504, 4218, 6900…Nguồn giống lúa cũng rất đa dạng: số hộ để giống mùa trƣớc lại sản xuất chiếm đa số, cũng có những hộ mua giống thuần chủng và giống xác nhận tuy nhiên giá thành sẽ cao hơn lúa thịt.

Do hộ mua giống lúa từ nhiều nguồn khác nhau nên giá cũng khác nhau, việc chọn lúa giống chủ yếu theo thói quen sản xuất của hộ, do đó chất lƣợng lúa cũng sẽ khác nhau dẫn đến giá bán lúa cũng sẽ khác nhau.

Những khó khăn trong sản xuất lúa của nông hộ

Sản xuất lúa nói dễ nhƣng không dễ, bởi trồng lúa có ăn còn phải phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố khác. Khó khăn lẫn đầu vào và đầu ra của lúa, năng suất tăng chƣa chắc đã tăng thu nhập, giá bán bấp bênh thị trƣờng tiêu thụ lúa

40

bị cạnh tranh bởi các giống lúa chất lƣợng cao…Vì vậy, để duy trì đƣợc nghề lúa ngƣời nông dân cần nắm rõ không chỉ kỹ thật canh tác, ứng phó trƣớc sâu

Một phần của tài liệu phân tích các yếu tố ảnh hƣởng đến quyết định việc tham gia bảo hiểm cây lúa của nông hộ trồng lúa tỉnh an giang (Trang 43)