3.1.1 Khái quát đặc điểm tự nhiên tỉnh An Giang
3.1.1.1 Vị trí địa lý & bản đồ hành chính
An Giang là tỉnh có vị trí đầu nguồn sông Cửu Long thuộc địa phận Việt Nam. Phía Đông và phía Bắc giáp tỉnh Đồng Tháp gần 107,628 km²,
phía tây Bắc giáp Campuchia với đƣờng biên giới dài gần 100 km², phía Nam và Tây Nam giáp tỉnh Kiên Giang đƣờng biên giới khoảng 69,789
phía đông nam giáp thành phố Cần Thơ chiều dài đƣờng biên giới gần 44,734 km².
Tọa độ địa lý: Từ 10o22’52’’ vĩ độ Bắc đến 105o25’12’’ kinh độ Đông. Địa giới hành chính tiếp giáp: phía Đông và phía Bắc giáp tỉnh Đồng Tháp, phía Tây bắc giáp Campuchia, phía nam và Tây nam giáp tỉnh Kiên Giang, phía đông nam giáp Thành phố Cần Thơ. Diện tích là 3.506 km2, đứng thứ 4 trong khu vực đồng bằng sông cửu long về diện tích sau tỉnh Kiên Giang, tỉnh Cà Mau và tỉnh Long An.
Nguồn: Cổng thông tin điện tử Tỉnh An Giang
21
3.1.1.2 Địa hình
Do đặc trƣng của vùng nên địa hình tỉnh An Giang ngoài đồng bằng do phù sa sông Mê Kông trầm tích tạo, với 84% diện tích là đất nông nghiệp tƣơng đối màu mỡ thuận lợi cho việc phát triển nông nghiệp trong vùng. Ngoài ra còn có vùng đồi núi Tri Tôn – Tịnh Biên.
3.1.1.3 Khí hậu
Với vị trí đó An Giang nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, trong năm có 2 mùa rõ rệt gồm mùa mƣa và mùa khô. An Giang chịu ảnh hƣởng của 2 mùa gió là : gió mùa Tây Nam và gió mùa Đông Bắc. Gió Tây Nam mát và ẩm nên gây ra mùa mƣa. Gió mùa Đông Bắc thổi vào An Giang xuất phát từ biển nhiệt đới phía Trung Quốc, nên có nhiệt độ cao hơn vùng băng tuyết Si-bê-ri và có độ ẩm lớn hơn, không tạo ra rét, mà chỉ hanh khô, có phần nắng nóng. Nhiệt độ trung bình là 270C, nhiệt độ không những cao mà còn rất ổn định. Nhiệt độ cao nhất năm thƣờng xuất hiện vào tháng 4, dao động trong khoảng 36°- 38° ; nhiệt độ thấp nhất năm thƣờng xuất hiện vào tháng 10 dƣới 18° C.
Mùa mƣa thƣờng bắt đầu vào tháng 5 và kết thúc vào tháng 11, lƣợng mƣa trung bình là 1.130mm. Trong đó, tổng lƣợng mƣa mùa mƣa chiếm 90% tổng lƣợng mƣa năm. Ẩm độ tƣơng đối trung bình phân hóa theo mùa rõ rệt. Độ ẩm trung bình từ 75% - 80%. Mùa khô độ ẩm ở thời kì đầu là 82% , giữa 78%, và cuối còn 72%. Độ ẩm trung bình trong những tháng mùa mƣa đều 84%, cá biệt có tháng đạt xấp xỉ 90%.
Hạn chế lớn nhất của vùng là thƣờng xuyên có lũ vào tháng 8 đến tháng 11 do mực nƣớc của sông Mê Kông dâng cao gây ảnh hƣởng đến sản xuất ngành nông nghiệp đặc biệt là lúa vụ Thu đông. Ngoài ra, An Giang còn có các hiện tƣợng thời tiết cần lƣu ý nhƣ : lốc xoáy-vòi rồng-mƣa đá, hạn Bà Chằn, ảnh hƣởng của Elnino và Lanina.
3.1.1.4 Thủy văn
Do điều kiện địa lý của vùng, chế độ thủy văn của tỉnh An Giang ảnh hƣởng của chế độ nguồn nƣớc sông Hậu, sông Tiền, chế độ triều biển Đông và chế độ mƣa nội tỉnh đặc biệt thuận lợi cho phát triển ngành nuôi trồng thủy sản. Bên cạnh đó, An Giang có một hệ thống rạch tự nhiên rải rác khắp địa bàn của tỉnh, với độ dài từ vài km đến 30km, độ rộng từ vài m đến 100m và độ uốn khúc quanh co khá lớn. Các rạch trong khu vực giữa sông Tiền và sông Hậu thƣờng lấy nƣớc từ sông Tiền chuyển sang sông Hậu. Các rạch nằm trong hữu ngạn sông Hậu thì lấy nƣớc từ sông Hậu chuyển sâu vào nội đồng vùng trũng
22
Tứ giác Long Xuyên đảm bảo đủ nƣớc cho hệ thống tƣới tiêu phục vụ cho sản xuất nông nghiệp trong toàn tỉnh.
3.1.1.5 Đất đai – Khoáng sản
An Giang là 1 trong 2 tỉnh ĐBSCL có đồi núi, hầu hết đều tập trung ở phía Tây Bắc của tỉnh, thuộc 2 huyện Tịnh Biên và Tri Tôn. Đây là cụm núi cuối cùng của dãy Trƣờng Sơn, nên đặc điểm địa chất cũng có những nét tƣơng đồng với vùng Nam Trƣờng Sơn, bao gồm các thành tạo trầm tích và magma.
Thổ nhƣỡng
Do đặc thù của vùng nên An Giang có những nhóm đất chính sau:
Nhóm đất phèn: phân bố nhiều ở vùng tiếp giáp với tỉnh Kiên Giang, thuộc địa phận huyện Tri Tôn, Tịnh Biên và một phần của Châu Phú, với tổng diện tích khoảng 30.136 ha.
Đất than bùn chứa phèn: đƣợc phân bố dọc theo thung lũng sông cổ ở Tri Tôn, ven theo các cánh rừng tràm Trà Sƣ, một số ở các xã Lƣơng An Trà ,Tà Đảnh.
Nhóm đất phù sa: Diện tích khoảng 1.354 ha, chủ yếu phân bố ở các huyện Châu Thành, Châu Phú, Phú Tân, An Phú, Tân Châu, Thoại Sơn, Chợ Mới và một phần của thành phố Long Xuyên, thị xã Châu Đốc.
Nhóm đất đồi núi: Đất đồi núi chủ yếu phân bố tại 2 huyện Tri Tôn và Tịnh Biên, một phần nhỏ ở huyện Thoại Sơn (vùng Ba Thê). Tổng diện tích đất đồi núi ở An Giang khoảng 29.320 ha, chiếm 8,6% tổng diện tích đất của tỉnh.
Khoáng sản
Do đặc điểm và lịch sử hình thành địa chất nên An Giang có hệ thống khoáng sản rất phong phú nhƣ: đá granít trên 7 tỷ m3, đá cát kết 400 triệu m3
, cao lanh 2,5 triệu tấn, than bùn 16,4 triệu tấn, vỏ sò 30 – 40 triệu m3, ngoài ra còn có các loại puzolan, fenspat, bentonite, cát sỏi,…
3.1.1.6 Sinh vật
Hệ sinh thái ở An Giang rất đa dạng, trên địa bàn toàn tỉnh có trên 583 ha rừng tự nhiên thuộc loại rừng ẩm nhiệt đới, đa số là cây lá rộng, với 154 loài cây quý hiếm thuộc 54 họ, ngoài ra còn có 3.800 ha rừng tràm. Sau một thời gian diện tích rừng bị thu hẹp, những năm gần đây tỉnh đã chú ý nhiều tới việc gây lại vốn rừng. Động vật rừng An Giang cũng khá phong phú và có nhiều loại quí hiếm.
23
3.1.2 Đặc điểm kinh tế - xã hội của tỉnh An Giang
3.1.2.1 Về kinh tế
Trải qua giai đoạn 2009 – 2011 giai đoạn mà nền kinh tế của Việt Nam gặp rất nhiều những khó khăn, thách thức. Điều này cũng đã ảnh hƣởng không nhỏ đến nền kinh tế của tỉnh An Giang, nhƣng với sự nỗ lực và những quyết tâm của mình, toàn tỉnh đã đạt đƣợc những mục tiêu nổi bật: Theo thống kê của tổng cục thống kê tỉnh An Giang tổng sản phẩm trong tỉnh An Giang ƣớc tính năm 2012 (theo giá so sánh 1994) tăng 8,45% so cùng kì năm trƣớc, thấp hơn mức tăng 10,17% của năm 2011. Trong đó khu vực I tăng 1,73%; khu vực II tăng 5,15%; khu vực III 12,38%. GDP bình quân đầu ngƣời 32,5 triệu đồng tăng 17,3% so với cùng kỳ năm 2011. Quy tƣơng đƣơng 1560 USD/ ngƣời (1USD = 20.828 VND).
Theo báo cáo tình hình kinh tế xã hội tỉnh An Giang năm 2012 giá trị sản xuất nông, lâm thủy sản năm 2012 (theo giá so sánh 1994) tăng 1,5%, trong đó nông nghiệp tăng 2,3%; lâm nghiệp tăng 0,9%; thủy sản giảm 1,6%. Chỉ số sản xuất công ngiệp – TTCN cả năm 2012 tăng 5,65% so với năm 2011, giá trị sản xuất đạt 27.062,4 tỷ đồng (theo giá 2010).
Ƣớc tính tổng mức lƣu chuyển ngoại thƣơng năm 2012 của tỉnh đạt 948,6 triệu USD, tăng 2,9%. Trong đó, xuất khẩu đạt 850,2 triệu USD (tăng 2,3% so với cùng kỳ); nhập khẩu đạt 98,4 triệu USD, tăng 7,9% so với cùng kỳ.
Tổng thu ngân sách địa phƣơng 5.012 tỷ đồng. Tổng thu nội địa 3.444 tỷ đồng, tăng 13,64% so với thực thu năm 2011. Tổng chi ngân sách địa phƣơng là 7.893,486 tỷ đồng, tăng 19,65% so với thực chi năm 2011, trong đó chi đầu tƣ phát triển là 1.483,586 tỷ đồng, tăng 29,39% so với năm 2011.
Trong năm 2012, vốn đầu tƣ phát triển do Nhà nƣớc địa phƣơng thực hiện là 1.623,6 tỷ đồng, so kế hoạch bằng 78,3%, so cùng kỳ tăng 1,9%. Trong đó: vốn ngân sách Nhà nƣớc cấp tỉnh đầu tƣ 1.242 tỷ đồng, vốn nhà nƣớc cấp huyện, thị xã đầu tƣ 360 tỷ đồng, vốn đầu tƣ cấp xã đầu tƣ 21,3 tỷ đồng.
3.1.2.2 Các chỉ tiêu văn hóa – xã hội
Theo báo cáo tình hình kinh tế xã hội tỉnh An Giang năm 2012 tình hình kinh tế xã hội của tỉnh đƣợc khái quát nhƣ sau:
Dân số
Tính đến năm 2012, dân số trung bình tỉnh An Giang ƣớc tính 2.152.342 ngƣời, bằng 100,1% (+1343 ngƣời) so với cùng kỳ năm 2011 dự báo một lực
24
lƣợng lao động dồi dào trong năm 2013. Trong đó tỷ lệ nam chiếm 49,72% so với tổng dân số. Dân thành thị chiếm 29,89% so với tổng dân số. Tỷ lệ gia tăng dân số tự nhiên là 9,5% so với cùng kỳ năm 2011 là 10,5%. Mức giảm tỷ lệ sinh là 0,02%.
Thu nhập
Tình hình thu nhập của ngƣời dân ngày càng đƣợc cải thiện, trong đó thu nhập bình quân của cán bộ công nhân viên chức là 4.644 ngàn đồng/ngƣời/tháng, tăng 32,68% so với cùng kỳ nă 2011. Thu nhập bình quân lao động thuê ở nông nông thôn là 95.000 đồng/ngày/ngƣời, tăng 20% so với cùng kỳ. Thu nhập bình quân lao động làm thuê ở khu vực công nghiệp từ 2,3 – 3,4 triệu đồng/ngƣời/tháng.
Giáo dục
Năm 2012, nhà trẻ huy động đƣợc 3.686 cháu, so kế hoạch đạt 87,76%. Mẫu giáo 3 – 5 tuổi huy động đƣợc 59.012 cháu, so kế hoạch đạt 102,27%. Bậc tiểu học có số học sinh là 186.167 tăng 2438 em so với cùng kỳ năm trƣớc. Bậc trung học cơ sở có 3.090 lớp, số học sinh huy đông đạt 95,96% kế hoạch. Bậc trung học phổ thông có 1.190 lớp tăng 32 lớp so với cùng kỳ, số học sinh huy động đạt 92,23% so với kế hoạch. Số sinh viên của Đại học An Giang tuyển sinh là 2.620, giảm 270 em so với năm trƣớc (Trong đó Đại học 1.840, Cao đẳng sƣ phạm 780).
Xã hội – Y tế
Tỷ lệ hộ nghèo là 6,34% tổng số hộ, giảm 1,5% tổng số hộ so với năm 2011. Trong đó tỷ lệ hộ nghèo thuộc dân tộc thiểu số là 17% số hộ nghèo.Tạo việc làm mới cho 35.000 lao động. Tỷ lệ lao động qua đào tạo ngƣời là 29,6%. Tỷ lệ trẻ em dƣới 5 tuổi bị suy dinh dƣỡng giảm còn 15%o. Tỷ lệ trẻ em tử vong dƣới 1 tuổi giảm còn 10%o. Số bác sĩ/ 10.000 dân (ngƣời) là: 5,4 bác sĩ.
Dịch vụ
Số thuê bao điện thoại di động là 44.842 thuê bao, số thuê bao internet là 77.804 thuê bao. Tổng doanh thu du lịch lữ hành đến các điểm du lịch, văn hóa lịch sử của tỉnh ƣớc tính 90,54 tỷ đồng.
3.1.2.3 Về môi trường
Tỷ lệ hộ sử dụng nƣớc sạch là 82% tổng số hộ, tăng 4%, trong đó số dân nông thôn có nƣớc sạch sử dụng là 74,3% tăng 5%.
25
3.1.3 Tình hình phát triển nông nghiệp tỉnh An Giang
3.1.3.1 Khái quát tình hình phát triển nông nghiệp tỉnh An giang năm 2012
a) Những thuận lợi và khó khăn cho việc phát triển nông nghiệp của tỉnh An Giang
Thuận lợi
An Giang là tỉnh có đủ điều kiện thuận lợi cho phát triển sản xuất nông nghiệp: Đất đai phù sa màu mỡ, hệ thống sông ngòi chằng chịt cung cấp đủ nguồn nƣớc cho hệ thống tƣới tiêu quanh năm, cơ sở hạ tầng, máy móc, kỹ thuật đƣợc trang bị ngày càng tân tiến phục vụ cho sản xuất nông nghiệp nhằm nâng cao năng suất và chất lƣợng sản phẩm.
Nhà nƣớc có các chính sách hỗ trợ về trợ giá và chi phí đầu vào nguyên vật liệu, bên cạnh đó nông nghiệp là ngành luôn đƣợc hỗ trợ thƣờng xuyên và trực tiếp của các cấp chính quyền địa phƣơng về kỹ thuật, chuyên môn, công tác chống chọi dịch bệnh giúp nông dân ngày càng có kỹ thuật cao trong canh tác, tích cực ứng dụng tốt khoa học kỹ thuật vào sản xuất.
Khó khăn
Bên cạnh những thuận lợi, hoạt động nông nghiệp trong tỉnh còn tồn tại những vƣớng mắc: Giá các loại phân bón, nguyên vật liệu đầu vào tăng cao, ảnh hƣởng đến thu nhập và lợi nhuận của hộ. Tình hình tiêu thụ các sản phẩm nông nghiệp khó khăn, việc liên kết “4 nhà” chƣa hiệu quả, sản phẩm chủ yếu bán cho thƣơng lái và bị ép giá.
Tình hình khí hậu nắng nóng, thời tiết diễn biến phức tạp tạo điều kiện thuận lợi cho dịch bệnh hằng năm phát triển, nhất là dịch rầy nâu trên lúa, ảnh hƣởng đến sản xuất. Hệ thống thủy lợi chƣa hoàn chỉnh gây khó khăn trong công tác tƣới tiêu cho nông nghiệp.
Quy mô sản xuất nhỏ lẽ, tập quán canh tác của ngƣời dân chủ yếu dựa theo kinh nghiệm, khó áp dụng kỹ thuật dễ gặp rủi ro trong sản xuất. Nông dân khó khăn tiếp cận với các nguồn vốn vay, đặc biệt là những hộ nghèo không có đất không đủ điều kiện để xin vay tại các nguồn vay chính thức.
b) Tình hình phát triển nông nghiệp tỉnh An Giang năm 2012
Theo số liệu từ Sở nông nghiệp và phát triền nông thôn tỉnh An Giang cung cấp, giá trị sản xuất nông lâm thủy sản năm 2012 ƣớc tính đạt 10.337 tỷ đồng tăng 1,5% so với cùng kỳ năm 2011.
26
Toàn tỉnh đã thu hoạch dứt điểm gieo trồng của 3 vụ sản xuất (Đông Xuân, Hè Thu, Thu Đông) trong điều kiện thời tiết khá thuận lợi, đàn chăn nuôi phát triển khá ổn định khi tình hình dịch bệnh đƣợc khống chế tốt, riêng sản xuất thủy sản vẫn còn bấp bênh, việc sản xuất và tiêu thụ cá tra không ổn định.
Bảng 3.1 cho thấy, do ảnh hƣởng của khủng hoảng kinh tế giai đoạn 2009 – 2011, giá trị sản xuất ngành nông nghiệp của tỉnh An Giang giảm vào năm 2009, tuy nhiên lại dần khôi phục và tăng ổn định vào những năm tiếp theo. Trong đó, tỷ trọng các ngành trồng trọt và chăn nuôi luôn là ngành thế mạnh và chiếm tỷ trọng cao trong sản xuất nông nghiệp của tỉnh. Giá trị sản xuất ngành trồng trọt ở năm 2012 đạt 6.866.740 triệu đồng và tăng 0,06% so với cùng kỳ năm 2011.
Bảng 3.1 Giá trị sản xuất ngành nông nghiệp theo giá so sánh năm 1994 ĐVT: Triệu đồng
Năm Tổng số Trồng trọt Chăn nuôi Dịch vụ
2008 7.180.024 5.828.885 388.083 963.056 2009 7.141.252 5.800.102 354.769 986.381 2010 7.694.699 6.278.627 361.904 1.054.168 2011 7.994.023 6.545.852 375.229 1.072.942 2012 8.179.404 6.866.740 549.693 763.971 Chỉ số phát triển (%) 2008 109,8 109,6 106,8 112,1 2009 99,5 99,5 91,4 102,4 2010 107,7 108,3 102,0 106,9 2011 103,9 104,3 103,7 101,8 2012 102,3 104,9 146,5 71,1
Nguồn: Cục thống kê tỉnh An Giang
Trồng trọt
Nhìn chung, năm 2012 An Giang tiếp tục đa ̣t thắng lợi khá toàn diện trên lĩnh vực sản xuất cây hằng năm, về các mặt diện tích, năng suất, sản lƣợng, cùng với việc giá cả nông sản luôn ổn định và ở mức cao (đặc biệt là giá lúa luôn dao động từ 5.000 -7.500 đồng/kg tùy thời điểm và chất lƣợng sản phẩm).
27
Đạt đƣợc kết quả trên là nhờ sự chỉ đạo sát sao của các ngành, các cấp, thƣờng xuyên hƣớng dẫn nông dân thăm đồng, chăm sóc, phát hiện ngăn chặn kịp thời sâu bệnh gây hại cây trồng. Công tác thủy lợi đƣợc các ngành chức năng thực hiện tốt đảm bảo nguồn nƣớc tƣới tiêu. Tuy nhiên, trƣớc tình hình giá các loại vật tƣ phục vụ sản xuất nông nghiệp đang có xu hƣớng tăng cao và việc nông dân bị ép giá vào mùa thu hoạch rộ (do chƣa có đầu ra ổn định) thì việc bình ổn giá cả đảm bảo cho nông dân có lợi, đồng thời có những chính sách hỗ trợ trực tiếp đến nông dân là các vấn đề tỉnh cần quan tâm. Sơ bộ năm 2012:
Lúa: Năm 2012, toàn tỉnh gieo trồng 682.871 ha cây hằng năm, đạt 100,62% so với hế hoạch và tăng 2,72% so với cùng kỳ. Cây lúa xuống giống đƣợc 625.186 ha, đạt 100,84% kế hoạch và bằng 102,9% (tăng 17.597 ha) so với năm 2011. Năng suất cả năm 2012 đạt 6,33 tấn/ha, giảm 0,018 tấn/ha, sản lƣợng đạt gần 3,957 triệu tấn, tăng 2,6% (tăng 100 ngàn tấn so năm 2011), chủ yếu do tăng diện tích và tăng nhiều ở vụ Thu Đông.