Kết quả nghiên cứu cho thấy việc tham gia bảo hiểm nông nghiệp của các hộ trồng lúa ở tỉnh An Giang còn một số tồn tại nhƣ sau:
Khả năng nhận thức về bảo hiểm của ngƣời nông dân chƣa cao, các hộ còn chủ quan với các rủi ro thiên tai dịch bệnh. Nguyên nhân do hộ có tâm lý cho rằng sản xuất lúa ít xảy ra thiên tai dịch bệnh và nếu có hộ tự khắc phục đƣợc nên hộ chƣa thực sự quan tâm đến bảo hiểm, bên cạnh đó trình độ học vấn thấp cũng là nguyên nhân có ảnh hƣởng đến nhận thức của hộ về việc tham gia bảo hiểm.
Còn nhiều hộ chƣa biết rõ thông tin về chƣơng trình thí điểm bảo hiểm nông nghiệp, mặc dù đã triển khai từ năm 2011, nhiều hộ vẫn “mù tịt” thông tin nên không tham gia, một số hộ có biết nhƣng vẫn không nắm rõ về các khoản mục bảo hiểm, mức phí, hình thức thanh toán, tiền bồi thƣờng nhƣ thế nào nên còn dè chừng trong việc tham gia.
Phƣơng pháp tính tiền bồi thƣờng của bảo hiểm chỉ số năng suất lúa hiện tại còn nhiều bất cập, nhiều ý kiến cho rằng ý tƣởng triển khai chính sách bảo hiểm nông nghiệp là rất tốt, tuy nhiên việc áp dụng chƣa sát với thực tế. Các nông hộ cho rằng cách xác định năng suất bảo hiểm chƣa phù hợp. Có thiệt hại năng suất vẫn không đƣợc bồi thƣờng do năng suất đƣợc tính bình quân theo đơn vị vẫn cao hơn năng suất lúa bảo hiểm.
Bên cạnh còn các khó khăn nhƣ: công tác triển khai bán bảo hiểm của công ty Bảo Minh chậm trễ ảnh hƣởng đến việc đăng kí hợp đồng của nông hộ, công tác tuyên truyền chƣa sâu rộng đến ngƣời dân, thiếu các thông tin về
61
quyền lợi và nghĩa vụ từ việc mua bảo hiểm, việc xác xác minh mức độ thiệt hại, thủ tục thanh lý tiền bồi thƣờng thực hiện chậm trễ gây mất lòng tin của ngƣời dân ảnh hƣởng đến việc tuyên truyền vận động nông dân tiếp tục tham gia vụ kế tiếp và những nông dân chƣa tham gia.