Điều kiện để tham gia bảo hiểm lúa của các nông hộ

Một phần của tài liệu phân tích các yếu tố ảnh hƣởng đến quyết định việc tham gia bảo hiểm cây lúa của nông hộ trồng lúa tỉnh an giang (Trang 57)

Theo kết quả khảo sát thực tế 120 hộ trồng lúa trên địa bàn, khả năng hiểu biết về bảo hiểm của hộ chƣa cao, có nhiều hộ vẫn chƣa biết đến bảo hiểm nông nghiệp. Bảng 3.12 thể hiện các lý do tham gia bảo hiểm của hộ: Bảng 3.12 Lý do tham gia và không tham gia bảo hiểm lúa của nông hộ

Lý Do Tần số Tần suất (%) Xếp hạng

Tham gia bảo hiểm

a. Giảm thiểu thiệt hại, thu hồi vốn sản xuất khi có rủi ro

43 71,7 1

b. Khuyến cáo của địa phƣơng 34 56,7 2

c. Đƣợc hỗ trợ mức phí tham gia 9 15,3 3

d. Đáp ứng điều kiện vay vốn sản xuất của ngân hàng

4 6,7 4

e. Đƣợc tập huấn kỹ thuật sản xuất 3 5 5

f. Giảm đƣợc chi phí đầu vào (giá giống, thức ăn cho thủy sản,…)

2 3,3 6

Không tham gia bảo hiểm

a. Không biết rõ thông tin về chƣơng trình bảo hiểm nông nghiệp

32 53,3 1

b. Tự khắc phục đƣợc rủi ro 29 48,3 2

c. Thủ tục phiền phức (khi tham gia, khi bồi thƣờng)

13 21,7 3

d. Lý do khác 10 16,7 4

e. Sản xuất nhỏ lẻ 9 15 5

f. Không muốn bị áp đặt thực hiện theo 1 quy trình (sản xuất) nhất định

1 1,7 6

48

Lý do hộ tham gia bảo hiểm

Bảng 3.12 cho thấy, lý do đƣợc tham gia bảo hiểm đƣợc nông hộ lựa chọn nhiều nhất là giảm thiểu đƣợc rủi ro và thu hồi đƣợc vốn khi gặp rủi ro với 43/60 hộ lựa chọn chiếm 71,7%, đa phần hộ chọn lý do này đều cho biết khi tham gia bảo hiểm sẽ an tâm hơn trong quá trình sản xuất nếu có rủi ro cũng đƣợc hỗ trợ một phần tiền bảo hiểm nào đó. Lý do đứng thứ hai hộ lựa chọn là theo khuyến cáo của địa phƣơng với 56,7% có 34/60 hộ lựa chọn lý do này, theo đƣợc biết những hộ nông dân cũng thƣờng xuyên đƣợc chính quyền địa phƣơng phối hợp cùng các cán bộ bảo hiểm của Bảo Minh xuống để tuyên truyền vận động những hộ tham gia bảo hiểm theo từng vụ vì vậy lý do này cũng chiếm tỷ lệ cao trên tổng số. Lý do tiếp theo là đƣợc hỗ trợ mức phí bảo hiểm khi tham gia chiếm 15,3%, theo chính sách hỗ trợ phí của Nhà nƣớc thì mọi đối tƣợng tham gia bảo hiểm đều đƣợc hƣởng mức trợ cấp phí tùy theo hộ đó thuộc đối tƣợng nào. Ngoài ra còn một số lý do hộ lựa chọn khi đƣợc hỏi nhƣ đáp ứng điều kiện vay vốn, đƣợc hỗ trợ mức phí, đƣợc tập huấn kỹ thuật lần lƣợt là 6,7%, 5% và 3,3%.

Lý do hộ không tham gia mua bảo hiểm

Tƣơng tự nhƣ nhóm hộ có tham gia bảo hiểm, khi đƣợc hỏi lý do tại sao hộ không tham gia bảo hiểm thì lý do chiếm nhiều phiếu trả lời nhất là không biết thông tin về chƣơng trình bảo hiểm chiếm 53,3% với 32/60 hộ lựa chọn, mặc dù chƣơng trình thí điểm đƣợc áp dụng thí điểm từ năm 2011 tuy nhiên vẫn còn nhiều hộ khi hỏi đến còn chƣa biết có hình thức bảo hiểm dành cho lúa, đa phần là hộ ít tiếp cận với nguồn thông tin đại chúng và không tham gia các lớp tập huấn triển khai thí điểm bảo hiểm. Lý do thứ 2 đƣợc nhiều ngƣời chọn nhất là tự khắc phục đƣợc rủi ro với 29/60 hộ lựa chọn chiếm 48,3%, ngƣời nông dân sản xuất lúa cho biết sâu bệnh hằng vụ họ đều khắc phục đƣợc, hộ cho rằng tham gia không cần thiết. Lý do cao thứ 3 là thủ tục bảo hiểm phiền phức chiếm 21,7% với 13/60 hộ lựa chọn, nhƣng theo điều tra thực tế cho thấy thủ tục tham gia bảo hiểm rất dễ dàng, bởi nếu hộ có nhu cầu tham gia bảo hiểm chỉ cần đăng kí với các cán bộ địa phƣơng thƣờng là kỹ thuật viên hay trƣởng ấp, do họ đƣợc công ty ủy quyền làm đại lý bán bảo hiểm cho địa phƣơng đó. Các lý do sản xuất nhỏ lẽ, quy trình phức tạp, lý do khác (bồi thƣờng chậm trể, không đủ điều kiện, chƣa đƣợc vận động…) đƣợc nông hộ lựa chọn lần lƣợt chiếm 15%, 1,7% và 16,7%.

Đối tƣợng của hộ mua bảo hiểm

Quan hệ của hộ đối với các cơ quan chính quyền đoàn thể, các ngân hàng và các công ty bảo hiểm cũng là một trong những yếu tố làm tăng khả năng

49

nhận biết đến bảo hiểm nhiều hơn. Theo khảo sát thực tế, những hộ trồng lúa có thân nhân tham gia làm việc ở các cơ quan chính quyền địa phƣơng thì hộ sẽ tham gia mua bảo hiểm, lý do là những hộ này mua để tuyên truyền cho ngƣời dân, giúp cho ngƣời dân tham gia mua nhiều hơn. Theo số liệu khảo sát, có 28 hộ (chiếm 46,67%) có thân nhân tham gia làm việc ở các chính quyền địa phƣơng. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Bảng 3.13 thể hiện đối tƣợng của nhóm hộ tham gia bảo hiểm trên địa bàn khảo sát.

Bảng 3.13 Đối tƣợng của 60 hộ tham gia bảo hiểm

Chỉ tiêu Tần số Tần suất (%)

Hộ nghèo 0 0,00

Hộ cận nghèo 2 3,30

Hộ bình thƣờng 58 96,70

Hộ có thân nhân quan hệ với địa phƣơng

28 46,67 Hộ có thân nhân làm ở các đoàn thể 3 5,00 Hộ có thân nhân làm ở ngân hàng 4 6,70 Hộ có thân nhân làm ở công ty bảo hiểm

1 1,67

Nguồn: Số liệu thống kê, 2013

Bảng 3.13 cho thấy có 2/60 hộ thuộc đối tƣợng hộ cận nghèo và 58/60 hộ thuộc đối tƣợng hộ bình thƣờng, điều này cho thấy mức sống của ngƣời dân của nhóm hộ khảo sát là trung bình khá. Mức phí hỗ trợ của Nhà nƣớc đối với những hộ cận nghèo là 90% ,đối với hộ bình thƣờng là 60% và miễn phí đối với hộ nghèo. Mức phí hỗ trợ cũng góp phần làm tăng khả năng mua bảo hiểm của nông hộ.

Khả năng tiếp cận đến bảo hiểm của nông hộ

Hình 3.5 dƣới đây cho thấy các hộ biết đến bảo hiểm cây lúa từ chính quyền địa phƣơng là cao nhất với 58/60 hộ lựa chọn chiếm 96,7%, tiếp theo là biết đến nhờ vào việc triển khai, quảng cáo, phát tờ rơi của các công ty bảo hiểm với 28 hộ chiếm 46,7% trên 60 hộ tham gia bảo hiểm, còn lại hộ biết đến bảo hiểm từ ngƣời thân bạn bè và báo đài là 11/60 hộ (chiếm 18,3%) và 13/60

50

hộ (chiếm 21,7%). Chính quyền địa phƣơng phối hợp với các cán bộ bảo hiểm để triển khai bán bảo hiểm hằng vụ cho ngƣời dân, bên cạnh các doanh nghiệp bảo hiểm cũng cấp quyền làm đại lý cho các cán bộ địa phƣơng nhƣ trƣởng ấp, các cán bộ hội nông dân, cán bộ kỹ thuật của xã để việc triển khai đƣợc sâu rộng hơn và tạo điều kiện thuận lợi cho ngƣời dân dễ dàng tiếp cận với loại hình này.

Nguồn: Số liệu điều tra, 2013

Hình 3.5 Nguồn thông tin tiếp cận bảo hiểm cây lúa của nông hộ

3.3.1 Thực trạng tham gia bảo hiểm lúa của nông hộ

Đặc điểm nguồn lực hai nhóm hộ

Bảng 3.14 Đặc điểm nguồn lực của hai nhóm hộ

Chỉ tiêu Đơn vị tính Có bảo

hiểm Không bảo hiểm Chênh lệch Số quan sát Hộ 60 60 0 Tuổi chủ hộ Tuổi 42,37 48,28 -5,91 Trình độ Lớp 8,23 6,37 1,86

Năm kinh nghiệm Năm 26,98 19,67 7,31

Tỷ lệ lao động trồng lúa % 56,15 52,79 3,36 Diện tích lúa 1000m2 32,15 29,8 2,35 Có vay vốn Hộ 29 30 -1

51

Bảng 3.14 cho thấy, những hộ tham gia bảo hiểm có học vấn, tỷ lệ lao động trồng lúa, diện tích lúa và kinh nghiệm cao hơn những hộ không tham gia, nhƣng tuổi chủ hộ thấp hơn những hộ không tham gia bảo hiểm. Tuổi trung bình của chủ hộ bảo hiểm là 42,37 tuổi thấp hơn chủ hộ không bảo hiểm (48,28 tuổi), tuy nhiên số năm kinh nghiệm của chủ hộ bảo hiểm lại cao hơn số năm kinh nghiệm của hộ không bảo hiểm (7,31 năm). Điều này cho thấy những chủ hộ nhỏ tuổi hơn và những hộ có năm kinh nghiệm cao hơn có khả năng sẽ tham gia bảo hiểm nhiều hơn.

Trình độ học vấn là yếu tố ảnh hƣởng trực tiếp đến khả năng nắm bắt thông tin, tiếp thu các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào quá trình sản xuất. Theo số liệu điều tra, học vấn trung bình của hộ bảo hiểm là 8,23 (khoảng lớp 9) cao hơn nhóm hộ không bảo hiểm khoảng 2 lớp điều này cũng ảnh hƣởng đến khả năng ứng dụng kỹ thuật của nông hộ và khả năng nhận thức về bảo hiểm.

Tỷ lệ lao động là yếu tố thể hiện nguồn lực lao động của hộ có mạnh hay không, theo số liệu điều tra thì tỷ lệ này của nhóm hộ bảo hiểm cao hơn nhóm hộ không bảo hiểm. Cũng theo bảng 3.14 nhóm hộ bảo hiểm có diện tích đất cao hơn 2350m2 so với những hộ không tham gia bảo hiểm, khả năng vay vốn của hai nhóm gần nhƣ bằng nhau (chênh lệch 1 hộ). Theo khảo sát cho thấy hộ có diện tích canh tác lúa lớn không đồng nghĩa với khả năng tham gia mua bảo hiểm sẽ cao và ngƣợc lại.

Doanh thu, chi phí, thu nhập của hai nhóm hộ

Bảng 3.15 dƣới đây, cho thấy nhóm hộ tham gia bảo hiểm có các chỉ tiêu năng suất bình quân, chi phí sản xuất bình quân, lợi nhuận bình quân lao động thấp hơn nhóm hộ không có bảo hiểm. Nhóm hộ có bảo hiểm có thu nhập cao hơn nhóm hộ không mua bảo hiểm, cụ thể: (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Năng suất bình quân của nhóm hộ tham gia bảo hiểm thấp hơn nhóm hộ không tham gia là -18,03 kg/1000m2/Vụ. Năng suất là một trong những yếu tố quyết định có nên mua bảo hiểm lúa hay không, nếu năng suất hộ sụt giảm có thể phần trăm hộ sẽ tham gia bảo hiểm cao hơn. Tƣơng tự giải thích cho lợi nhuận, khi năng suất hộ thấp sẽ ảnh hƣởng đến doanh thu và lợi nhuận của hộ cũng thấp, theo thống kê thì chênh lệch lợi nhuận và doanh thu bình quân của nhóm hộ bảo hiểm và không có bảo hiểm là 29,39 ngàn đồng/1000m2/Vụ và 47,29 ngàn đồng/ 1000m2

52

Bảng 3.15 Các chỉ tiêu tài chính trong sản xuất lúa của 2 nhóm hộ có và không tham gia bảo hiểm

Chỉ tiêu Đơn vị tính Có bảo hiểm Không bảo hiểm Chênh lệch Năng suất bình quân Kg/1000m2/Vụ 664,14 682,17 -18,03 Giá lúa bình quân Ngàn đồng 4,57 4,57 0

Doanh thu trung bình Ngàn đồng/ 1000m2/ Vụ 3058,77 3106,06 -47,29 Tổng chi phí sản xuất bình quân Ngàn đồng/ 1000m2/ Vụ 2060,82 2078,71 -17,89 Lợi nhuận bình quân Ngàn đồng/1000m2/Vụ 997,95 1027,34 -29,39 Thu nhập lúa bình quân Ngàn đồng /1000m2 /Vụ 1086,98 1080,20 6,78 Tổng thu nhập lúa bình quân Ngàn đồng/Hộ/Năm 37364,12 35260,06 2104,06 Thu nhập bình quân nhân khẩu

Ngàn đồng/Ngƣời/Năm 7986,14 7583,18 402,96

Thu nhập bình quân lao động

Ngàn đồng/Ngƣời/Năm 18205,24 17789 416,24

Nguồn: Số liệu điều tra, 2013

Tổng chi phí trên 1000m2/Vụ của nhóm hộ bảo hiểm là 2060,82 ngàn đồng, thấp hơn 17,89 ngàn đồng so với tổng chi phí trung bình của nhóm hộ không có bảo hiểm. Điều này cho thấy nếu hộ có mua bảo hiểm tổng chi phí hộ bỏ ra sẽ thấp hơn nhóm hộ còn lại, lý do khi mua bảo hiểm hộ đƣợc hƣởng các số tiền hỗ trợ khi có thiên tai dịch bệnh xảy ra, tổng chi phí cũng là một trong những nhân tố ảnh hƣởng đến việc tham gia bảo hiểm của hộ.

Bảng 3.15 cho thấy thu nhập bình quân trên 1000m2/Vụ của nhóm hộ bảo hiểm cao hơn nhóm hộ không có bảo hiểm, vì ngoài khoản lợi nhuận, chi phí lao động gia đình họ còn đƣợc nhận thêm phần tiền bồi thƣờng bảo hiểm nếu có rủi ro. Nhƣ đã phân tích ở bảng 3.14 (trang 50) diện tích đất của nhóm hộ bảo hiểm lớn hơn nhóm hộ không có bảo hiểm, điều này dẫn đến nhóm hộ bảo hiểm có tổng thu nhập bình quân một năm lớn hơn nhóm hộ không bảo

53

hiểm 2104,06 ngàn đồng/năm. Tƣơng tự, thu nhập bình quân nhân khẩu và thu nhập bình quân lao động trên năm của nhóm hộ mua bảo hiểm cũng sẽ cao hơn nhóm hộ không mua bảo hiểm.

Bảng 3.16 thể hiện kết quả của phƣơng pháp so sánh giá trị trung bình giữa hai nhóm hộ có kèm kiểm định T (Independent Sample T-Test) nhằm so sánh khác biệt về thu nhập trung bình, chi phí trung bình và doanh thu trung bình của hai nhóm hộ.

Bảng 3.16 Kết quả so sánh thu nhập, doanh thu và chi phí trung bình theo “Independent Sample T-Test” của 2 nhóm hộ (Xem Phụ lục 4)

ĐVT: 1000đ/1000m2 Chỉ tiêu Giá trị chênh lệch Sai số chuẩn Trung bình sai số chuẩn t Bậc tự do Ý nghĩa thống kê ở 95% Doanh thu trung bình -47,28991 66,32007 513,7131 -0,7131 59 0,4786 Chi phí trung bình -17,89207 42,52844 329,4238 -0,4207 59 0,6755 Thu nhập trung bình 6,777174 79,24187 613,8049 0,0855 59 0,9321

Nguồn: Số liệu phân tích, 2013

Bảng 3.16 cho thấy, theo kết quả của kiểm định T-test chênh lệch thu nhập của những hộ có tham gia bảo hiểm và những hộ không tham gia bảo hiểm là 6,777174 ngàn đồng/1000m2, những hộ tham gia có tăng thu nhập nhƣng chênh lệch không nhiều. Chênh giữa doanh thu trung bình ở hai nhóm

hộ là -47,28991 ngàn đồng/1000m2 và chi phí sản xuất trung bình là -17,89207 ngàn đồng. Chi phí sản xuất của những hộ có tham gia bảo hiểm

thấp hơn những hộ không tham gia bảo hiểm do những hộ không tham gia đƣợc nhận những khoản tiền bồi thƣờng bệnh lúa và hỗ trợ khi có thiên tai xảy ra. Doanh thu của những hộ có tham gia thấp hơn những hộ không tham gia là do năng suất của nhóm hộ có tham gia bảo hiểm thấp hơn nhóm hộ không tham gia bảo hiểm (bảng 3.15 trang 52 đã trình bày).

Tuy nhiên, sự chênh lệch của ba chỉ tiêu này chƣa đủ lớn để kiểm định T-test trong mô hình có ý nghĩa, các giá trị P-value lần lƣợt của doanh thu, chi phí và thu nhập là: Sig = 0,4786, Sig = 0,6755 và Sig = 0,9321 đều quá lớn so với mức ý nghĩa anpha = 5% nên đủ điều kiện để kết luận không có sự khác

54

biệt về 3 chỉ tiêu này của hai nhóm hộ. Điều này có nghĩa các chỉ tiêu thu nhập, doanh thu và chi phí sản xuất của nhóm hộ có tham gia bảo hiểm không có sự khác biệt so với những hộ không tham gia.

Thu nhập của hai nhóm hộ không có sự khác biệt quá lớn là do những hộ có tham gia cũng chỉ nhận đƣợc những khoản tiền hỗ trợ sâu bệnh và thiên tai chênh lệch ít so với các khoản tiền phí bảo hiểm hộ đã đóng. Theo khảo sát thực tế mặc dù có thiên tai xảy ra nhƣng do năng suất trung bình thực tế của đơn vị vẫn không sụt giảm nên hộ không nhận đƣợc số tiền bồi thƣờng theo hợp đồng từ phía các doanh nghiệp bảo hiểm.

Thông tin về việc tham gia bảo hiểm của nông hộ

Kết quả khảo sát thực tế cho thấy, đa phần những hộ có tham gia bảo hiểm không hài lòng với cách xác định năng suất thực tế và năng suất bình quân xã để làm căn cứ tính tiền bồi thƣờng, hộ cho rằng không có lợi cho nông dân. Theo điều tra có những hộ có năng suất sụt giảm thật sự vẫn không nhận đƣợc số tiền bồi thƣờng do năng suất thực tế đơn vị bảo hiểm vẫn cao hơn năng suất bảo hiểm. Bảng 3.17 thể hiện tình hình tham gia bảo hiểm lúa của 60 nông hộ đƣợc khảo sát.

Bảng 3.17 Thực trạng việc tham gia bảo hiểm lúa của nông hộ

Nguồn: Số liệu điều tra, 2013 và số liệu của công ty Bảo Minh An Giang

Bảng 3.17 cho thấy, diện tích hộ đăng kí mua bảo hiểm nhiều nhất là vụ Thu Đông, do vụ này trùng với mùa mƣa lũ, đặc biệt dễ xảy ra các rủi ro từ mƣa lớn và lũ lụt hằng năm nhƣ: mất giống, sập lúa, vỡ đê….Tình hình dịch bệnh của 2 vụ Thu Đông và Hè Thu cũng diễn biến phức tạp hơn vụ Đông Xuân nên đa phần ngƣời dân tập trung mua nhiều vào 2 vụ trên. Cụ thể:

(adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Một phần của tài liệu phân tích các yếu tố ảnh hƣởng đến quyết định việc tham gia bảo hiểm cây lúa của nông hộ trồng lúa tỉnh an giang (Trang 57)