Nhóm giải pháp nâng cao chất lượng giáo dục pháp luật cho học sinh THPT tỉnh Phú Thọ :

Một phần của tài liệu Giáo dục ý thức pháp luật cho học sinh trung học phổ thông tỉnh Phú Thọ trong tình hình hiện nay (Trang 76)

- Thứ b a: Việc giáo dục giáo dục ý thức pháp luật cho học sinhTHPT

3.2.2 Nhóm giải pháp nâng cao chất lượng giáo dục pháp luật cho học sinh THPT tỉnh Phú Thọ :

Giáo dục pháp luật là một trong các nhân tố quan trọng của cơ chế hình thành và nâng cao ý thức pháp luật cho cá nhân và xã hội. Xuất phát từ nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội và mục tiêu giáo dục và đào tạo của Việt Nam hiện nay đòi hỏi phải trang bị cho mọi tầng lớp dân cư trong đó đặc biệt là học sinh THPT - thế hệ tương lai của đất nước, lượng kiến thức pháp lí nhất định trong thời gian học trên ghế nhà trường, giúp họ nắm được những kiến thức pháp lí cơ bản cần thiết để vận dụng vào cuộc sống hiện tại và trong tương lai; góp phần từng bước xây dựng và nâng cao ý thức pháp luật, ý thức công dân; nhất là đối với học sinh THPT. Để đảm bảo được các yêu cầu trên,

bản thân là một giáo viên giảng dạy môn Giáo dục công dân trong các trường THPT, tôi xin đề xuất một số những giải pháp trong việc đổi mới giáo dục pháp luật như sau:

3.2.2.1. Tăng cường sự chỉ đạo sâu sát của các cấp lãnh đạo:

Trước hết, các ngành chức năng giáo dục cần phải nhận thức và thực hiện đầy đủ chủ trương đưa chương trình giáo dục pháp luật vào hệ thống các trường học đã được Đảng và Nhà nước đề ra. Do đó để nâng cao hiệu quả trong việc giáo dục pháp luật cho học sinh THPT là phải tăng cường triệt để hơn nữa sự lãnh đạo đối với công tác giáo dục pháp luật, nghiêm khắc kiểm tra đánh giá việc thực hiện việc giáo dục pháp luật của các cấp, các ngành, các cơ quan, địa phương, trường học…

Thực tế cho thấy, chúng ta cũng nhận thức được vai trò của việc đẩy mạnh việc giáo dục pháp luật cho người dân nói chung và các em học sinh nói riêng, do đó đã có rất nhiều văn bản chỉ đạo từ trung ương đến địa phương, trong các nghị quyết, hội nghị các cấp.. nhưng khi đi vào thực hiện thì các cơ quan đoàn thể đều chưa thực hiện tốt nhiệm vụ này. Các cấp lãnh đạo dường như chỉ đề ra chứ chưa làm tốt công các kiểm ta, đánh giá việc giáo dục pháp luật ở các trường học. Điều đó chứng tỏ có nhận thức nhưng chưa sâu sắc, chưa triệt để. Vì vậy với các nhà quản lí giáo dục cần nhận thức triệt để hơn nữa vai trò, tầm quan trọng của việc giáo dục pháp luật cho các em học sinh THPT và cần phải thực hiện nghiêm chỉnh những văn bản chỉ đạo của các cấp các ngành về giáo dục pháp luật đối với đối tượng học sinh, ví dụ nghư nghị quyết, quyết định số 13/2003/QĐ-TTg ngày 17/01/2003 của Thủ tướng Chính phủ, chỉ thị số 32-CT/TW của Ban Bí thư trung ương Đảng, quýêt định số212/2004/QĐ-TTg, chỉ thị 15/CT-TU…từ đó có những giải pháp cụ thể cho các nhà trường THPT.

3.2.2.2. Tiếp tục đổi mới nội dung và phương thức giáo dục pháp luật cho học sinh THPT:

Trước hết là nội dung chương trình giáo dục pháp luật phải đưa vào chính thức trong chương trình giáo dục của cấp học này, bởi vì như hiện nay nội

dung giáo dục pháp luật ở lớp 10 và 11 chỉ mới là chương trình ở một số tiết ngoại khoá cho nên môn học này chưađược coi trọng. Về mặt nội dung còn tràn man, rườm rà, chưa cụ thể, chưa phù hợp, chưa có tính thực tiễn và chưa liên tục , chưa có tính hệ thống, thời gian thực hiện rất ít ỏi. Ví dụ chỉ có nội dung trong chương trình lớp 12, một tiết trên tuần, nội dung chỉ đề cập đến những khái quát chung về pháp luật chưa cụ thể, ví dụ không đề cập đến tuổi chịu trách nhiệm hình sự hay một số nội dung cụ thể về quyền dân sự, hay những quy định của pháp luật bảo vệ môi trường…Để đưa ra nội dung cho phù hợp với độ tuổi của các em có lẽ nên thường xuyên nghiên cứu, tổ chức khảo sát xem ý thức pháp luật của các em đến mức độ nào, nhận thức về pháp luật của các em đến đâu, hạn chế mặt nào, thường vi phạm những lỗi gì…để từ đó đưa ra nội dung phù hợp, sát với thực tế.

Ở tỉnh Phú Thọ, qua kết quả điều tra được tiến hành ở mộ số em học sinh thì các em đã có sự hiểu biết chung về pháp luật, và số trả lời đúng thường tập trung nhiều ở lớp 12 (các em được đưa vào chương trình học chính khoá), những vấn đề cụ thể gắn liền với bản thân như quyền dân sự., tội phạm, hình phạt,…chưa nắm được. Còn các lỗi vi phạm của các em thường là chỉ tập trung vào những hành vi về giao thông, môi trường, cướp tài sản, trộm cắp tài sản, cố ý gây thương tích, gây rối trật tự công cộng…Vì vậy về nội dung cần mang tính liên tục, đưa cả vào chương trình lớp 10 và lớp 11, tránh sự gián đoạn về nhận thức. Chúng ta cần nghiên cứu phổ biến những nội dung cơ bản, có chọn lọc, phù hợp với đối tượng học sinh, ví dụ ở lớp 12 khi nêu trách nhiệm pháp lí thì cần phân tích cho các em thêm thế nào là xử lí hành chính, thế nào là xử lí hình sự và khi nào thì xử lí hành chính hoặc hình sự…Cần chú ý giáo dục cho các em thái độ, tình cảm tôn trọng pháp bằng cách đưa các tình huống để các em đưa ra cách xử lí và bằng những bài học thực tế, những mẩu chuyện của cuộc sống hàng ngày để chỉ cho các em những hậu quả khi không chấp hành pháp luật, khi không điều khiển những hành vi bột phát của mình.

Bên cạnh việc đổi mới nội dung thì hình thức giáo dục cũng phải đổi mới : Vì lẽ, giáo dục muốn có hiệu quả và đạt được mục đích thì bất cứ môn học

nào cũng phải sử dụng những hình thức cho phù hợp với môn học, với đối tượng. Đối tượng giáo dục ở đây là các em học sinh THPT, các em đã có sự nâng lên trong nhận thức, có tính chủ động hơn, và mối quan tâm nhiều hơn, tham gia nhiều hoạt động xã hội hơn và đặc thù môn này rất gần với đời sống do vậy chúng ta nên sử dụng các phương pháp có sự phát huy vai trò của chủ thể nhận thức như nêu và giải quyết vấn đề, động não, dự án, liên hệ, đàm thoại…ngoài ra pháp luật có những nội dung trừu tượng cho nên cần có sự kết hợp linh động giữa các phương pháp với nhau. Ngoài ra với đặc thù học sinh THPT đó là các em ham hiểu biết, thích tham gia các hoạt động, các giác quan phát triển và với đặc thù môn học này theo tôi việc giáo dục nên thông qua nhiều kênh thông tin như thông qua hình thức thông tin đại chúng ( đài, báo, ti vi…), có thể mua báo về an ninh, pháp luật cho các em đọc, cho các em xem băng về liên quan đén pháp luật, qua mạng internet, cho tuyên truyền miệng ( thông qua các hoạt động của Đoàn thanh niên), ấn phẩm, qua các loại hình nghệ thuật như tổ chức sáng tác nhạc, thơ, tiểu phẩm liên quan đến nội dung, giáo dục pháp luật qua thực tế như thông qua hoạt dộng xét xử ở toà án, đưa các em đến các trại cải tạo phạm nhân. Đây có lẽ là những biện pháp hiệu quả nhất đối với các em vì các em đang ở độ tuổi bắt đầu có sự nhận thức mà trực quan phát triển, thích tham gia các hoạt động cho nên dng những hình ảnh trực quan để giáo dục ý thức pháp luật cho các em.

Đổi mới phương pháp giáo dục pháp luật nữa là học đi đôi với hành. Cho các em thực hành nhiều hơn, sử dụng nhiều phương pháp phát vấn, bài tập tình huống, trả lời nhanh (thông qua các hoạt động ngoại khoá), tổ chức các cuộc thi tim hiểu pháp luật. Đoàn thanh niên cần tổ chức các câu lạc bộ pháp luật, thành lập các đội tuyên truyền pháp luật, khảo sát đánh giá tình hình chấp hành pháp luật ở địa phương, và có thể tổ chức các phiên toà mẫu cho các em học tập qua đó.

3.2.2.3. Kết hợp giáo dục pháp luật với giáo dục tư tưởng chính trị, đạo đức, nhận thức của học sinh

Pháp luật là hệ thống các quy tắc xử xự do nhà nước ban hành và đảm bảo thực hiện, thể hiện ý chí của giai cấp thống trị, là nhân tố diều chỉnh những quan hệ xã hội. Pháp luật biểu hiện rất rõ tư tưởng chính trị của giai cấp nắm chính quyền và là công cụ duy trì, bảo vệ các quy tắc, chuẩn mực đạo đức cơ bản của xã hội. Vì thế ý thức pháp luật là một trong những hình thái của ý thức xã hội, có mối quan hệ chặt chẽ với ý thức đạo đức, ý thức chính trị, ý thức tôn giáo…Từ mối quan hệ như vậy cho nên khi giáo dục ý thức pháp luật phải đặt trong mối quan hệ với giáo dục đạo đức, giáo dục chính trị, tư tưởng, giáo dục lối sống, văn hoá, lao động…Pháp luật là sự thể chế hoá đường lối chính trị, là phương tiện để các đường lối chính trị được thực hiện nghiêm chỉnh trong xã hội. Do vậy giáo dục ý thức pháp luật là giáo dục chính trị, đường lối, chủ trương, quan điểm của nhà nước và cũng qua việc giáo dục chính trị để nâng cao sự hiểu biết, có thái độ tích cực với các quy định pháp luật, biến thành các hành vi ứng xử đúng đắn trong cuộc sống. Pháp luật cũng là sự thể hiện của công bằng, lẽ phải, tự do – chính là các giá trị của đạo đức. Các quy tắc đạo đức có tính phổ biến, phù hợp với sự phát triển và tiến bộ của xã hội đã được ghi nhận thành các quy phạm pháp luật. Do đó có thể nói pháp luật là một phương tiện đặc thù để thể hiện và bảo vệ các giá trị đạo đức. Dựa vào mối quan hệ này chúng ta có thể kết hợp giáo dục đạo đức với giáo dục ý thức pháp luật, bởi vì tâm lí của dân ta thường không muốn dính dáng đến pháp luật cho nên thông qua giáo dục đạo đức thì chính là giáo dục luôn những tri thức về pháp luật như trong lĩnh vực hôn nhân gia đình, trong lĩnh vực dân sự, hay giáo dục cho các em lòng yêu thương con người, thương người như thể thương thân, giáo dục các em lòng nhân đạo, khi đó các em sẽ hạn chế những hành vi như đánh người gây thương tích, hung hãn, côn đồ..,giáo dục các em lòng yêu nước, bảo vệ của công, tránh những hành vi

phá hoại tài sản công cộng. Hay giáo dục các em biết yêu lao động để các em tránh tình trạng chỉ biết hưởng thụ mà không biết lao động, tránh tình trạng nảy sinh nhu cầu ăn chơi rồi sinh ra cướp giật tài sản…Nói tóm lại cần gắn giáo dục ý thức pháp luật với giáo dục chính trị, tư tưởng, đạo đức, lối sống… Trong đó đặc biệt là phải kết hợp với việc tìm cách nâng cao trình độ dân trí. Khi dân trí thấp thì cũng kéo theo sự thấp kém về ý thức pháp luật. Ví dụ khi các em không hiểu đầy đủ về môi trường thì các em sẽ có những hành vi phá hoại môi trường, vi phạm pháp luật về môi trường. Hay khi không nhận thức đúng đắn về việc tuân thủ luật lệ giao thông, các em ra đường đánh võng, ra oai… cũng tạo nên ý thức chấp hành pháp luật kém…Khi các em có trình độ nhận thức, các em sẽ có những am hiểu về cuộc sống tốt hơn, các em sẽ thấy vai trò của việc học tập, nâng cao trình độ và từ đó các em sẽ tìm thấy niềm vui trong học tập, tránh xa hậu quả nguy hiểm từ ma tuý, và các tệ nạn khác. Nếu có trình độ nhận thức các em thấy được những hậu quả từ những tệ nạn xã hội mà tránh xa những tệ nạn đó, hướng hành vi của mình sao cho phù hợp với pháp luật…Và qua đó cho ta thấy rằng việc nâng cao trình độ cho các em, nâng cao hiểu biết cho các em sẽ là một phương hướng nhằm nâng cao ý thức pháp luật cho học sinh THPT.

Độ tuổi này có thể phổ biến cho các em một số vấn đề như những vấn đề lí luận của chủ nghĩa Mác-Lê nin, tư tưởng Hồ Chí Minh, nhà nước và pháp luật…chú ý đến việc bồi dưỡng nhân sinh quan, thế giới quan cho các em. Mặt khác, như chúng ta đã biết, đạo đức và pháp luật có mối quan hệ chặt chẽ với nhau. Khi đặt trong mối quan hệ giáo dục pháp luật với đạo đức thì các em mới hiểu được những giá trị xã hội của pháp luật, thông qua đó các em có ý thức tuân thủ pháp luật và tính hướng thiện trong hành vi của các em ngày càng được nâng cao. Ý thức đạo đức nâng cao, biến những hành vi của các em trở thành những hành vi hợp đạo đức thì đó cũng chính là những hành vi hợp pháp luật. Trong đó, cần giáo dục cho các em sự lễ phép, lòng hiếu thảo,

quy tắc công cộng, quyền và nghĩa vụ của công dân vì đây là những nét truyền thống đạo đức tốt đẹp của dân tộc và yêu cầu tối thiểu đối với công dân. Những nội dung này là yêu cầu tối thiểu nhưng lại rất cơ bản, rất cần thiết nhưng lâu nay chưa được chú trọng đúng mức. Do đó, một bộ phận không nhỏ học sinh THPT hiện nay thiếu sự kính trọng, lễ độ đối với thầy, cô giáo và người trên, lòng hiếu thảo với ông bà, cha mẹ…Đặc biệt, ngày nay tính nết hung hăng trong tuổi trẻ có xu hướng ngày càng tăng, nó biểu hiện ở nhiều trường hợp chỉ cần va chạm nhỏ xảy ra trong cuộc sống là có thể dẫn tới những cuộc ẩu đả, đâm chém và nhiều trường hợp gây án mạng đau lòng.

Để nâng cao ý thức pháp luật cho học sinh THPT thì nhà truờng, thầy cô giáo cần chú ý về giáo dục đạo đức, chính trị, lối sống cho các em. Nhiều em mặc dù nhận thức được những quy định của pháp luật nhưng vẫn không chấp hành pháp luật, có lẽ đó là thói quen, lối sống vô tổ chức, vô kỉ luật vì vậy ở các nhà trường cũng cần phải đưa ra những nội quy và yêu cầu các em thực hiện một cách nghiêm chỉnh, luôn chú trọng việc giữ gìn kỉ luật ở trường lớp, như về giữ gìn vệ sinh môi trường, luôn có ý thức bảo vệ của công, tài sản chung, không được đánh nhau..và bản thân các thầy cô giáo cũng phảI là người nghiêm chỉnh chấp hành, luôn có thái độ nghiêm khắc, xử lí nghiêm minh trước những hành vi vi phạm của các em. Nói chung việc giữ gìn trật tự kỉ cương ở trường lớp cũng sẽ là tiền đề hình thành cho các em ý thức, thói quen chấp hành pháp luật.

3.2.2.4. Tăng cường công tác bồi dưỡng, nâng cao kiến thức chuyên ngành, phương pháp giáo dục mở cho đội ngũ giáo viên làm công tác giáo dục pháp luật và đẩy mạnh việc đầu tư kinh phí cho công tácgiáo dục ý thức pháp luật cho học sinh ở các trường THPT:

Bên cạnh đó để tiếp thu tri thức môn học có hiệu quả thì chúng ta cũng phảI có đội ngũ giảng dạy có trình độ. Các trường THPT tỉnh Phú Thọ hiện nay hầu như không có một giáo viên chuyên luật nào, toàn là giáo viên kiêm

nhiệm các môn khác sang dậy. Để nâng cao chất lượng giáo dục pháp luật cho học sinh THPT thì cần phải đào tạo đội ngũ giáo viên giảng dạy pháp luật trong các trường THPT. Mỗi trường cần có một giáo viên tốt nghiệp chuyên ngành Luật. Có như vậy kiến thức mới đảm bảo tính chính xác, đúng đắn, chặt chẽ. Hoặc có thể nên tổ chức các lớp bồi dưỡng, bổ sung, nâng cao kiến thức giảng dạy pháp luật cho những giáo viên làm công tác giảng dạy pháp luật ở các trường phổ thông.

Mặt khác, muốn có hiệu quả trong vệc giáo dục ý thức pháp luật thì cũng cần có sự đầu tư kinh phí dể tổ chức tốt các hoạt động giáo dục pháp luật như đầu tư kinh phí cho việc xây dựng các tủ sách pháp luật, các sách báo liên

Một phần của tài liệu Giáo dục ý thức pháp luật cho học sinh trung học phổ thông tỉnh Phú Thọ trong tình hình hiện nay (Trang 76)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(94 trang)