Nguyên nhân của thực trạng ý thức pháp luật của học sinhTHPT tỉnh Phú Thọ:

Một phần của tài liệu Giáo dục ý thức pháp luật cho học sinh trung học phổ thông tỉnh Phú Thọ trong tình hình hiện nay (Trang 55)

Một thực trạng nữa đặt ra đố là tỉ lệ tội phạm và vi phạm pháp luật trong học sinh THPT tỉnh Phú Thọ mỗi năm càng gia tăng, năm sau cao hơn năm trước mặc dù sự phát triển của kinh tế và đời sống vật chất ngày càng cao, bên cạnh đó tỉ lệ vi phạm đối với tội nghiêm trọng ở nông thôn lại thấp hơn ở thành thị. Những em này thường có học lực và hạnh kiểm thấp, gia đình có những hoàn cảnh đặc biệt và thường chưa quan tâm triệt để và sâu sắc đến việc giáo dục con cái hoặc chưa có những biện pháp giáo dục đúng đắn đối với

các em.

Tóm lại: Những số liệu có được từ việc đã khảo sát ở 5 trường THPT trong toàn tỉnh( 2094 học sinh), cho thấy, sự hiểu biết về pháp luật của các em ngày càng nâng lên so với trước đây dù ở mức độ nhất định. Mặc dù các em được giáo dục về pháp luật trong các trường phổ thông, được tham gia các quan hệ pháp luật từ đó đã hình thành cho các em những hiểu biết ban đầu về pháp luật nhưng sự hiểu biết, nhận thức đó còn hạn chế rất nhiều, sự hiểu biết còn rất thô sơ, chung chung, thiếu chính xác, chưa đủ để ứng xử vào cuộc sống một cách hiệu quả, chưa biến thành thói quen chấp hành pháp luật. Năng lực nhận thức của các em bị hạn chế, thiếu linh hoạt trong việc vận dụng pháp luật vào cuộc sống. Một thực tế nữa là các em chưa đánh giá hết tính chất nguy hiểm khi thực hiện hành vi vi phạm pháp luật. Các em cũng chưa có thói quen tìm hiểu pháp luật và xử xự theo pháp luật, một số coi thường pháp luật hoặc có những em chỉ tôn trọng pháp luật trong nhận thức còn khi vận dụng pháp luật thì không thể hiện điều đó. Điều này dẫn tới nhiều học sinh vẫn vi phạm pháp luật, ý thức pháp luật kém, không hiểu pháp luật và cũng chưa có ý thức thực hiện pháp luật.

2.3.2. Nguyên nhân của thực trạng ý thức pháp luật của học sinh THPT tỉnh Phú Thọ: tỉnh Phú Thọ:

Những thành tựu đã đạt được trong ý thức pháp luật của học sinh THPT tỉnh Phú Thọ như đẫ đề cập ở trên có được đó là do được sự quan tâm, chỉ đạo của các cấp, các ngành từ Trung ương đến địa phương đến việc nâng cao ý thức pháp luật cho người dân nói chung và lứa tuổi học sinh nói riêng. Việc nâng cao ý thức pháp luật cho học sinh được Uỷ ban nhân dân tỉnh Phú Thọ, Sở Giáo dục, các ngành, các tổ chức đoàn thể rất quan tâm, phối hợp cùng thực hiện và đã có nhiều biện pháp thiết thực như giáo dục, tuyên truyền, vận động trong công tác phổ biến pháp luật, phòng chống tội phạm…Công tác giáo dục pháp luật trong nhà trường và xã hội, thông qua các phương tiện thông tin đại chúng đóng vai trò hết sức quan trọng trọng, giúp các em có những tri thức nhất định về pháp luật, hình thành cho các em thói quen, thái độ xử xự đúng pháp luật. Đặc biệt, các nhà trường THPT cũng rất chú trọng đến việc giáo dục ý thức pháp luật cho các em. Một số tri thức pháp luật được đưa vào nội dung môn học, trong các giờ ngoại khoá. Bên cạnh đó, các trường cũng chú trọng đến việc quản lí học sinh, giáo dục tư cách đạo đức, lối sống, trật tự, kỉ cương trong nhà trường, có sự phối kết hợp với gia đình, các lực lượng khác trong xã hội trong việc quản lí, giáo dục học sinh

Mặt khác, đời sống vật chất, văn hoá, tinh thần của xã hội ngày càng nâng cao, kéo theo sự nâng lên về nhận thức, hiểu biết cũng như sự nâng lên về ý thức pháp luật của các cá nhân. Bởi vì khi điều kiện vật chất, tinh thần nâng cao, có điều kiện nâng cao hiểu biết, tri thức mở rộng, các cá nhân sẽ thấy được vai trò quan trọng của pháp luật và ý thức pháp luật trong cuộc sống, trong hành động, từ đó sẽ có thái độ và hành vi phù hợp pháp luật.

Sự không ngừng hoàn thiện nâng lên trong hệ thống pháp luật của nhà nước, những chính sách của Đảng và nhà nước, việc xử lí nghiêm minh những hành vi vi phạm pháp luật cũng có tác động rất lớn đến những thành tựu trong ý thức pháp luật của các em học sinh THPT. Hệ thống pháp luật nước ta trong những năm gần đây đã không ngừng được hoàn thiện, điều này cũng làm cho ý thức chấp hành pháp luật của người dân được nâng lên. Những hành vi vi phạm pháp luật được xử lí nghiêm minh sẽ làm tấm gương để cho người dân

và các em học sinh tránh những hành vi vi phạm pháp luật, xây dựng ý thức, thói quen chấp hành pháp luật một cách nghiêm chỉnh hơn. Ví dụ việc xử lí mạnh tay đối với tội phạm về ma tuý hay những lỗi vi phạm về giao thông sẽ làm cho ý thức chấp hành giao thông của người dân nói chung và các em học sinh có nâng lên.

* Nguyên nhân những hạn chế trong ý thức pháp luật của học sinh THPT

tỉnh Phú Thọ :

Khi đề cập đến những nguyên nhân của những hạn chế về ý thức pháp luật của học sinh THPT phải nhìn nhận từ nhiều khía cạnh, từ nhiều yếu tố. Trước hết là những nguyên nhân khách quan:

Từ sau khi đổi mới, nước ta chuyển từ nền kinh tế kế hoạch hoá tập trung bao cấp sang nền kinh tế thị trường. Sự chuyển đổi này có tác động tích cực đến nền kinh tế và đời sống vật chất cũng như đời sống tinh thần của người dân, làm cho đời sống vật chất không ngừng cải thiện, nâng cao rõ rệt, nhu cầu về ăn uống, phương tiện vật chất phục vụ con người được đáp ứng đầy đủ hơn, về nhu cầu tinh thần cũng được đáp ứng nhiều hơn như nhiều loại hình vui chơi, giải trí xuất hiện. Đấy là mặt tích cực, song nền kinh tế thị trường đem lại những mặt hạn chế của nó. Trong cơ chế thị trường, do chạy theo lợi nhuận, nhiều loại hình giải trí ra đời đua nhau ra đời, có sức mạnh cuốn hút các em rất lớn, như các trò chơi, tìm bạn, trò chuyện trên mạng, đến vũ trường, sử dụng thuốc lắc, xe đẹp, quần áo đẹp, băng đĩa hình đồi truỵ... Những loại hình giải trí đó có sức mạnh cuốn hút rất lớn làm nảy sinh nhu cầu kiếm tiền để ăn chơi, tiêu xài và dẫn tới trộm cắp tài sản công dân, cướp giật, giết người. Cùng với sự phát triển của nền kinh tế thị trường là lối sống thực dụng, chỉ thích hưởng thụ không muốn lao động, dẫn đến những hành vi vi phạm pháp luật để kiếm tiền ăn chơi tiêu xài và tham gia vào các tệ nạn xã hội, không chú ý vào các giá trị đạo đức cơ bản của con người, coi thường những giá trị đạo đức và việc rèn luyện đạo đức của bản thân. Bên cạnh đó, khi những loại hình giải trí xuất hiện các em cũng ham chơi sẽ sao nhẵng việc học hành và khi không còn tìm thấy hứng thú trong học hành các em lại

thường tham gia vào các tệ nạn xã hội, dẫn tới vi phạm pháp luật như tổ chức đua xe trái phép, gây rối trật tự công cộng, đánh người gây thương tích, sử dụng và buôn bán trái phép ma tuý, hành nghề mại dâm…

Hơn nữa, Phú Thọ cũng là một tỉnh trung du, miền núi, sản xuất nông nghiệp là chủ yếu nên đời sống kinh tế còn gặp nhiều khó khăn, các em ít có điều kiện va chạm xã hội, khiến cho hiểu biết nói chung về xã hội và đặc biệt là hiểu biết về pháp luật kém. Ngoài giờ học, các em ở nông thôn còn phải lao động giúp gia đình, ít có thời gian tiếp nhận kiến thức qua các phương tiện thông tin đại chúng, không có điều kiện mua báo cũng như đọc báo, hay đi đây đI đó để mở mang kiến thức xã hội cũng như kiến thức pháp luật. Đây cũng là một thực tế làm cho ý thức pháp luật của các em còn hạn chế dẫn tới vi phạm pháp luật. Bởi vì khi nhận thức về pháp luật hạn chế sẽ dẫn tới thực hiện sai và vi phạm pháp luật là điều không tránh khỏi. Việc chăm lo cảI thiện về đời sống tinh thần, tạo ra các sân chơI bổ ích thu hút cho cho các em học sinh còn nhiều khó khăn bất cập .

Một nguyên nhân khách quan cũng tác động đến ý thức pháp luật của các em học sinh THPT đó là luật pháp nước ta luôn thay đổi, có khi những cái cũ vừa được hình thành chưa tạo thành thói quen thì cái mới lại ra đời thay thế cho cái cũ. Từ năm 2003 đến nay, Nghị định 15 về xử phạt vi phạm hành chính đối với những hành vi vi phạm giao thông đường bộ liên tục sửa đổi (Nghị định 92/2003, Nghị định 152/2005, Nghị định /2007). Cùng với đó là sự chưa hoàn thiện của luật pháp, còn nhiều khiếm khuyết chẳng hạn việc xử lí chưa phù hợp, chưa đến nơi đến chốn, nhiều hành vi vi phạm chưa được xử lí chưa nghiêm minh. Ngay như việc xử lí hình sự đối với những người chưa thành niên phạm tội đặc biệt nghiêm trọng còn chưa hợp lí cho nên các em coi thường và làm cho tỉ lệ này ngày càng tăng lên.

Trình độ dân trí của nước ta nói chung, của học sinh THPT nói riêng còn rất thấp. Học sinh THPT tỉnh Phú Thọ còn trình độ dân trí có thể thấy thấp hơn nhiều nơi khác do tồn tại xã hội quyết định (72% học lực trung bình và yếu). Mà trong số học sinh vi phạm thì thường là học sinh học lực trung bình

hoặc yếu kém. Chính vì trình độ nhận thức như vậy kéo theo sự nhận thức về pháp luật, về vai trò của pháp luật chưa cao, luôn hành động theo bản năng mà không suy nghĩ thấu đáo trước sau thiệt hơn hoặc suy nghĩ còn tủn mủn, chỉ thấy lợi ích trước mắt mà chưa thấy lợi ích lâu dài, lối sống vô tổ chức vô kỉ luật đã gây ảnh hưởng đến ý thức pháp luật của học sinh THPT. Do trình độ dân trí thấp, sự kém hiểu biết về mọi mặt của đời sống xã hội làm cho các em hành động thiếu suy nghĩ, thiếu sự chín chắn và vi phạm pháp luật là điều tất nhiên xảy ra. Ví dụ các em chưa có sự hiểu biết ý thức đầy đủ về cuộc sống gia đình cho nên vội vã tiến đến hôn nhân khi chưa đủ tuổi theo luật định, không cần đăng kí kết hôn. Điều nầy vô hình chung làm cho các em vi phạm pháp luật, bên cạnh đó khi kết hôn sớm, các em vốn không hiểu biết nên mâu thuẫn gia đình nảy sinh và có những hành vi vi phạm pháp luật là điều khó tránh khỏi như tội hành hạ cha mẹ, vợ con…Trình độ dân trí thấp, sự thiếu hiểu biết là một nguyên nhân đáng kể dẫn tới những hành vi phạm pháp luật. Chính vì thế tội phạm phần đông là những học sinh có học lực và đạo đức yếu chiếm 85%.

Hiện nay, mặc dù đã có những thay đổi trong nhận thức và trong hành động nhằm nâng cao ý thức pháp luật cho người dân nhưng với thực trạng tồn tại của xã hội hiện nay để thực hiện được điều đó không hề đơn giản. Nhà nước có quan tâm, đề cao vấn đề này nhưng chưa đúng mức và chưa triệt để, đặc biệt trong công tác giáo dục pháp luật và trong công tác bảo vệ pháp luật. Việc giáo dục còn mang tính hình thức, chưa mang tính thực tiễn, chưa đem lại hiệu quả thiết thực cho người dân nói chung và học sinh nói riêng. Các biện pháp giáo dục ý thức pháp luật chưa triệt để, chưa có sự bắt buộc phải học tập, nghiên cứu về kiến thức pháp luật, không nghiêm túc trong công tác tổng kết áp dụng pháp luật. Bên cạnh sự quan tâm chưa đúng mức, các biện pháp chưa triệt để của nhà nước đó thì tình trạng tiêu cực, những tệ nạn xã hội cũng chưa được giải quyết triệt để như tham ô, tham nhũng, ma túy, mại dâm, đua xe, vi phạm trật tự xã hội.., tình trạng xin xỏ, chạy chọt, tiêu cực vẫn thường xuyên diễn ra. Nói chung việc bảo vệ pháp luật nhà nước ta mặc dù đã

có hiệu quả, nhiều hành vi vi phạm pháp luật được ngăn chặn, các tệ nạn xã hội cũng được hạn chế nhưng vẫn còn nhiều bất cập.

Một nguyên nhân nữa ảnh hưởng đến ý thức pháp luật của học sinh THPT tỉnh Phú Thọ đó chính là hệ thống giáo dục đạo đức, giáo dục pháp luật còn nhiều hạn chế như đã đề cập ở trên. Công tác giáo dục pháp luật bên ngoài xã hội qua các phương tiện thông tin đại chúng, ở các địa phương chưa hiệu quả. Các em hầu như ít được tiếp xúc với việc giáo dục ý thức pháp luật thông qua các phương tiện như đài, báo, tivi… Còn việc tổ chức giáo dục pháp luật ở địa phương, tổ dân cư hầu như không có.

Ý thức pháp luật của những người xung quanh cũng là một yếu tố quan trọng trong việc tác động đến ý thức pháp luật của học sinh THPT tỉnh Phú Thọ. Bởi vì như chúng ta đã biết, sự hình thành ý thức pháp luật của học sinh thông qua môi trường xung quanh hay chính là ý thức pháp luật của những người thân trong gia đình, bạn bè, và xã hội. Ở độ tuổi của các em, nhận thức đang trong giai đoạn phát triển, sự tri giác rất tích cực mang tính chủ động nên mọi hành động, thái độ của những người xung quanh có tác động rất lớn đến việc hình thành nhận thức thái độ, nhân cách của các em. Hành vi, thái độ hay ý thức pháp luật của những người xung quanh sẽ góp phần tạo nên ý thức pháp luật của các em, họ chính là những tấm gương về ý thức pháp luật để các em soi vào và dẫn tới việc nhận thức, thái độ, hành động của các em. Vì vậy, thực tế những học sinh vi phạm pháp luật, ý thức pháp luật kém thường sống trong những gia đình có những người thân như bố mẹ anh chị em có ý thức pháp luật cũng hạn chế . Những người dân Việt Nam nói chung và người dân tỉnh Phú Thọ nói riêng do ảnh hưởng bởi điều kiện tồn tại xã hội cho nên ý thức pháp luật vẫn còn kém đặc biệt ý thức tham gia giao thông, bảo vệ môi trường, bảo vệ của công… đặc biệt trong ý thức chấp hành pháp luật. Do ảnh hưởng của sản xuất nông nghiệp là chủ yếu cho nên ý thức pháp luật của người dân chưa cao và sống trong môi trường như vậy làm cho các ý thức pháp luật của các em cũng bị ảnh hưởng. Thói quen lệ làng, phong tục được đề cao và coi trọng do phương thức sản xuất nhỏ, kinh tế tiểu nông cộng với chế độ phong kiến gia trưởng.., thói quen giải quyết công việc theo tình cảm

thuần tuý, kinh nghiệm không cần sự can thiệp của pháp luật, do quan niệm pháp luật là hình phạt nên có thái độ né tránh đối phó với pháp luật…tất cả những thói quen đó làm cho ý thức pháp luật của người sống chung quanh các em học sinh THPT ở đây còn thấp kém và đó cũng là một trong những nguyên nhân tạo nên ý thức pháp luật của các em.

Một tác động đến thực trạng của học sinh THPT tỉnh Phú Thọ đó chính là tâm lí của học sinh THPT. Như chúng ta đã biết học sinh THPT là lưá tuổi đang hoàn thiện về nhân cách cũng như tri thức. Các em chưa phải là những cá nhân hoàn thiện và trưởng thành hẳn, cho nên các em còn mang tâm lí tự do, phóng khoáng, không muốn ràng buộc chính vì vậy có những khi hiểu pháp luật, nhưng nảy sinh thái độ không tôn trọng pháp luật, không muốn hành động trong khuôn khổ pháp luật mà từ đó dẫn đến ý thức pháp luật kém, có những hành vi vi phạm pháp luật. Một số em thì vì muốn khẳng định mình, muốn chứng tỏ sự trưởng thành của mình nên bất chấp để vi phạm pháp luật.

Một phần của tài liệu Giáo dục ý thức pháp luật cho học sinh trung học phổ thông tỉnh Phú Thọ trong tình hình hiện nay (Trang 55)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(94 trang)