Vai trò của việc giáo dục YTPL cho học sinhTHPT trong tình hình hiện nay

Một phần của tài liệu Giáo dục ý thức pháp luật cho học sinh trung học phổ thông tỉnh Phú Thọ trong tình hình hiện nay (Trang 26)

bậc, vượt xa nước ta rất nhiều so với nước ta về kinh tế cũng như các mặt khác của đời sống xã hội, trong đó có ý thức pháp luật, đó cũng là một thách thức lớn cho nước ta. Chúng ta đang cố vươn lên để khắc phục sự tụt hậu đó bằng cách tham gia quan hệ kinh tế, giao lưu học hỏi và vì vậy để có thể tiến kịp với các nước khác thì việc nâng cao ý thức pháp luật cho học sinh - những chủ nhân tương lai của đất nước là điều vô cùng cần thiết và là điêù kiện cần thiết để có thể hoà mình với xu hướng phát triển của thế giới.

1.2. Vai trò của việc giáo dục ý thức pháp luật cho học sinh THPT và những tiêu chí cơ bản đánh giá ý thức pháp luật của học sinh THPT những tiêu chí cơ bản đánh giá ý thức pháp luật của học sinh THPT trong tình hình hiện nay

1.2.1. Vai trò của việc giáo dục YTPL cho học sinh THPT trong tình hình hiện nay . hình hiện nay .

Học sinh THPT là lứa tuổi vừa kết thúc tuổi thiếu niên để bước sang tuổi thanh niên. Các em đang trong thời kì có những biến đổi rất lớn về mọi mặt. Tư duy các em đã phát triển hơn, nội dung, tính chất học tập đòi hỏi mức độ độc lập, tự giác cao hơn, các em bắt đầu ý thức được động cơ và thái độ học tập. Tuổi này vốn rất hiếu động, ham hiểu biết, thích tham gia các hoạt động tập thể, các hoạt động xã hội. Các em muốn làm người lớn và tự khẳng định mình. Về mặt trí tuệ đã hình thành nhưng chưa đầy đủ mà còn phải tiếp tục hoàn thiện. Một đặc điểm cần được chỉ ra ở đây, trong tình hình hiện nay đó là sự tác động của nền kinh tế thị trường, đặc biệt là những mặt trái của nó đã có những tác động rất lớn đến quá trình hình thành và giáo dục ý thức pháp luật của các em học sinh THPT. Trong đó phải kể đến sự bùng nổ công nghệ thông tin, các trò chơi giải trí đã ảnh hưởng rất lớn, góp phần hình thành một bộ phận học sinh thanh thiếu niên lệch lạc về nhận thức cũng như hành động. Nhiều gia đình do mải làm kinh tế nên không có điều kiện chăm sóc, giáo

dục, quan tâm đến con cái. Việc giáo dục ý thức pháp luật, giáo dục đạo đức, lối sống, nhân cách cho các em ở nhà trường, gia đình và xã hội cũng chưa thực sự có hiệu quả. Do vậy tình trạng phạm tội của bộ phận học sinh THPT ngày càng gia tăng với tính chất và mức độ khác nhau. Các em có những hành vi như bỏ học, ăn chơi, cướp giật, trấn lột, chiếm đoạt tài sản công dân, hay sử dụng ma tuý, thuốc gây nghiện, đánh nhau, thậm chí cả giết người để cướp tài sản, hoặc giết người vì những mâu thuẫn không đáng xảy ra…Có thể khái quát một số vai trò cơ bản của việc giáo dục ý thức pháp luật cho học sinh THPT trong tình hình hiện nay như sau:

* Góp phần giáo dục, hình thành nhân cách của học sinh:

Nhân cách có thể hiểu là những phẩm chất mang tính đặc trưng của mỗi cá nhân được biểu hiện ra bên ngoài thông qua những hành vi cụ thể của chủ thể. Những phẩm chất đó được bộc lộ đầy đủ nhất ở những thời điểm và trong những hoàn cảnh cụ thể, đòi hỏi chủ thể phải thể hiện khả năng ứng xử và quyết định sự lựa chọn phương thức hành động. Chính vì vậy, mỗi hành vi con người khi tham gia các hoạt động của đời sống đều thể hiện sắc tháI của chính nội tâm con người đó, nó không phải là kết quả của sự phản ứng mang tính bản năng, mà nó hàm chứa đầy đủ dấu ấn cuả tư duy bản thân người đó trước những tác động của cuộc sống. Nhân cách có vai trò quan trọng trong việc quyết định hành vi của các cá nhân.

Học sinh THPT là lứa tuổi đang có nhiều ước mơ, hoài bão, nhiều nỗ lực để có thể khẳng định mình, đang dần hoàn thiện những kiến thức phổ thông cơ bản, toàn diện cho bản thân các em. Không những vậy mà nó còn là giai đoạn hình thành và hoàn thiện nhân cách của các em sau này. Việc giáo dục ý thức pháp luật cho các em là cơ sở, là tiền đề ý thức pháp luật và góp phần hình thành nhân cách của các em sau này, khi các em trưởng thành. Và điều này sẽ góp phần giữ gìn trật tự, kỉ cương trong xã hội. Khi đó nó sẽ thúc đẩy

tồn tại xã hội phát triển. Thực tế cho thấy, nếu như các em không được giáo dục pháp luật một cách

thành, thái độ bất chấp pháp luật, và điều này nó sẽ ảnh hưởng rất lớn, cản trở đến sự phát triển của xã hội, bởi vì các hành vi vi phạm pháp luật của họ sẽ dẫn tới gây rối trật tự kỷ cương xã hội. Nếu như các em được giáo dục ý thức pháp luật có hiệu quả, sau này các em sẽ tự điều chỉnh hành vi của mình sao cho phù hợp, đảm bảo hài hòa lợi ích của bản thân và xã hội. Đặc biệt là đối với phát triến kinh tế, nếu ý thức pháp luật nâng cao sẽ tạo ra môi trường thuận lợi, an toàn, lành mạnh cho các chủ thể sản xuất kinh doanh và cả người dân, góp phần thúc đẩy kinh tế xã hội của đất nước phát triển.

Xuất phát từ tình hình thực tế về ý thức pháp luật của học sinh THPT hiện nay, nhận thức, những hiểu biết về pháp luật của các em còn hạn chế, chưa thấy được tầm quan trọng của pháp luật và cũng chưa có ý thức tìm hiểu pháp luật, nhiều khi hiểu nhưng vẫn coi thường pháp luật và dẫn tới những hành vi vi phạm pháp luật thường xuyên xảy ra như giết người, chiếm đoạt tài sản công dân, tàng trữ, sử dụng ma túy, đánh người gây thương tích, gây rối trật tự, phá hoại tài sản công dân, đua xe, tổ chức đua xe trái phép đặc biệt thường xuyên vi phạm an toàn giao thông đường bộ, bảo vệ tài nguyên môi trường…Tình hình vi phạm ngày càng gia tăng và nhiều khi rất tinh vi, liều lĩnh. Điều này ảnh hưởng rất lớn đến kinh tế, xã hội, đạo đức, lối sống, tư tưởng, nhân cách của học sinh.

Ý thức pháp luật của các em chưa cao là do rất nhiều yếu tố tác động như do tồn tại xã hội, do ý thức pháp luật, lối sống của người xung quanh, khả năng tự tu dưỡng của học sinh, do hệ thống giáo dục pháp luật của nước ta chưa hợp lí…Ở giai đoạn này, học sinh vốn rất hiếu động, ham hiểu biết, muốn thể hiện và khẳng định mình nên rất rễ bị ảnh hưởng bởi các hành vi xấu. Do vậy việc nâng cao hiệu quả giáo dục ý thức pháp luật cho học sinh THPT sẽ là tiền đề cho các em trong việc hình thành nhân cách, lối sống, ý thức pháp luật hiện tại và sau này và sẽ góp phần làm giảm các hành vi vi phạm pháp luật trong xã hội. Bởi vì khi giáo dục ý thức pháp luật cũng là đồng thời giáo dục đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước cho học sinh. Pháp luật còn thể hiện các giá trị của đạo đức như bảo vệ cái thiện, chống cái ác, cái xấu, xây dựng cái đẹp, giữ gìn và nâng cao phẩm giá của con người.

Do vậy giáo dục ý thức pháp luật cho học sinh THPT sẽ hình thành tính hướng thiện trong hành vi của các em. Hoạt động giáo dục ý thức pháp luật làm cho học sinh hiểu rõ hơn ý nghĩa của các giá trị đạo đức, bổn phận đạo đức và nhận thức được sự cần thiết phải xây dựng các giá trị của đạo đức, phải có bổn phận thực hiện các giá trị đạo đức ấy. Cùng với đó làm cho các em hiểu pháp luật là công cụ để duy trì, bảo vệ các giá trị đạo đức, các hành vi vi phạm chuẩn mực mà pháp luật thừa nhận, đều bị xử lý nghiêm khắc theo quy định của pháp luật. Sự hiểu biết và tôn trọng pháp luật sẽ giúp cho các em luôn bảo đảm tính hợp pháp trong hành động. Đồng thời hình thành ở chủ thể nhân cách ý thức pháp luật , và ý thức đó sẽ xuyên xuốt trong quá trình sống và hoạt động của chủ thể.

Ngoài ra việc giáo dục ý thức pháp luật còn góp phần tạo nên tính kiềm chế trong hành vi của chủ thể nhân cách. Hành vi của con người luôn chứa đựng yếu tố của tư duy. Năng lực tư duy càng lớn thì càng đảm bảo cho tính đúng đắn trong hành động. Nhưng dù năng lực tư duy như thế nào đi chăng nữa cũng không tránh khỏi những khi nảy sinh bột phát trong một số tình huống. Thực tế cho thấy, nhiều hành vi vi phạm pháp luật của các em chỉ do những hành vi thiếu bình tĩnh, từ những mâu thuẫn rất nhỏ mà dẫn đến, và phần lớn do sự thiếu hiểu biết về pháp luật. Sự hiểu biết về pháp luật là một trong những nhân tố giúp các chủ thể sống điềm tĩnh và chủ động hơn trong mọi tình huống để đưa ra những hành động phù hợp. Và xét về khía cạnh khác, yếu tố tâm lí của các em ở độ tuổi này (15 đến 18) cũng dễ dẫn tới các hành vi vi phạm của chủ thể. Kết quả nghiên cứu khoa học cho thấy: Các em ở lứa tuổi này có tư tưởng muốn khẳng định mình, dễ tỏ thái độ bất bình khi bị người khác coi thường mình. Do vậy, trong rất nhiều trường hợp, các em thực hiện hành vi chỉ nhằm mục đích muốn thể hiện và chứng tỏ mình trước mọi người. Và nhiều trường hợp gây hậu quả nghiêm trọng đối với xã hội. Từ thực tế đó, chúng ta thấy rằng, cùng với việc quản lí, giáo dục ý thức pháp luật cho học sinh THPT có một ý nghĩa hết sức quan trọng. Bởi vì sự hiểu biết pháp luật sẽ trực tiếp giúp các em nhận thức được trách nhiệm pháp lí đối với hành vi của mình, từ đó sẽ hạn chế được sự bột phát, thiếu suy nghĩ trong tư

duy và hành vi ứng xử, tránh khỏi những hậu quả đáng tiếc trong hành vi của mình. Do đó có thể thấy giáo dục ý thức pháp luật có vai trò quan trọng trong việc bồi dưỡng hình thành đạo đức, nhân cách cho học sinh.

* Góp phần đào tạo nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu phát triển đất nước:

Trong đường lối, chủ trương phát triển kinh tế, Đảng và Nhà nước ta luôn coi con người giữ vị trí trung tâm, vừa là mục tiêu vừa là động lực trong chiến lược phát triển kinh tế. Chính vì vậy mà giáo dục đào tạo được coi là quốc sách hàng đầu, việc nâng cao dân trí, đào tạo nguồn nhân lực, bồi dưỡng nhân tài luôn được quan tâm, chú trọng. Học sinh THPT là lứa tuổi sẽ trở thành nguồn nhân lực lao động cho các ngành kinh tế, là lực lượng lao động cơ bản trong sự nghiệp CNH - HĐH đất nước, đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế xã hội. Việc giáo dục ý thức pháp luật cho các em là cơ sở, là tiền đề hình thành ý thức pháp luật cho các em sau này để đáp ứng nhu cầu nguồn nhân lực có ý thức tổ chức kỉ luật cho sự phát triển của đất nước.

Trong quá trình xây dựng và phát triển kinh tế của nước ta hiện nay, giáo dục ý thức pháp luật có vai trò vô cùng quan trọng. Nó có thể góp phần khuyến khích phát triển những yếu tố tích cực và hạn chế những yếu tố tiêu cực trong sự vận hành của cơ chế kinh tế, đặc biệt là trong nền kinh tế thị trường càng cần đến vai trò tích cực của pháp luật hơn nữa. Hiện nay, cùng với quy luật phát triển chung của xã hội, Đảng và nhân dân ta đang thực hiện chủ trương xây dựng và phát triển nền kinh tế thị trường, có sự quản lí của nhà nước và trong đó pháp luật được coi là một phương tiện, công cụ quan trọng để quản lí và điều hành sự phát triển của toàn bộ nền kinh tế. Ý thức pháp luật đầy đủ của người dân nói chung và các em nói riêng về quy định của pháp luật về quyền và nghĩa vụ của những người sản xuất kinh doanh, những hình thức xử lí vi phạm trong sản xuất kinh doanh sẽ điều chỉnh các quan hệ kinh tế, qua đó đưa hoạt động sản xuất vào vòng khuôn khổ, trật tự, ổn định. Như chúng ta đã thấy, với những tác động tích cực của việc xây dựng và phát triển nền kinh tế thị trường thì bên cạnh đó là những mặt tiêu cực của nó. Giáo dục ý thức pháp luật đóng vai trò cực kì quan trọng trong việc phát

huy tính tích cực, hạn chế những tiêu cực đó. Với vai trò to lớn như vậy, việc nâng cao giáo dục ý thức pháp luật cho người dân nói chung, học sinh THPT nói riêng là rất quan trọng để đáp ứng yêu cầu về nguồn nhân lực cho việc phát triển nền kinh tế thị trường trong tình hình hịên nay. Bởi vì để phát huy hết vai trò tích cực của pháp luật trong cơ chế thị trường thì không thể không xây dựng ý thức pháp luật cho bản thân những cá nhân tham gia sản xuất kinh doanh. Học sinh THPT sẽ trở thành lực lượng lao động chính trong xã hội, tạo nguồn cho đất nước phát triển. Nếu họ được giáo dục ý thức pháp luật sẽ tạo thành đội ngũ lao động có trí tuệ, có ý thức tổ chức kỉ luật và sẽ nâng cao hiệu quả trong lao động, góp phần đáp ứng được nguồn nhân lực cho sự phát triển của đất nước.

Bên cạnh đó xu hướng phát triển của thế giới là xu hướng quốc tế hóa, toàn cầu hóa. Việc giao lưu kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội trở thành một nhu cầu cấp thiết trong tình hình hiện nay không chỉ đối với nước ta mà tất cả các nước. Vậy để đáp ứng yêu cầu này, tạo điều kiện có thể hội nhập và hòa mình vào xu thế của thời đại ngày nay buộc chúng ta phải không ngừng tăng cường nâng cao ý thức pháp luật cho người dân trong đó có học sinh THPT. Học sinh THPT là chủ nhân tương lai của đất nước, do vậy giáo dục ý thức pháp luật cho học sinh THPT là rất cần thiết và cực kì quan trọng để có thể đáp ứng được nhu cầu về nguồn nhân lực cho sự phát triển của thời đại và xu hướng quốc tế hóa, toàn cầu hóa. Ví dụ khách nước ngoài tới thăm việt nam mà họ thường xuyên phải cảnh giác trước những hành vi đe doạ đến sự an toàn về tính mạng hay tài sản chẳng hạn thì sẽ khiến cho chúng ta bất lợi rất nhiều trong quan hệ giao lưu với các nước. Hoặc khi chúng ta giao lưu kinh tế, trao đổi hàng hóa với các nước, nếu chúng ta không thực hiện đúng tiêu chuẩn về vệ sinh an toàn thực phẩm hay những quy định thương mại quốc tế thì chúng ta có thể gặp rất nhiều khó khăn như có thể bi phạt tiền hoặc hàng hóa có thể bị trả lại...Trong khi nước ta đang rất cần mở rộng hợp tác, giao lưu với các nước để phát triển kinh tế và khắc phục được sự tụt hậu giữa nước ta so với các nước khác trên thế giới. Việc giáo dục ý thức pháp luật cho học

sinh THPT sẽ đáp ứng nguồn nhân lực cho xu thế phát triển của thời đại, đáp ứng được sự phát triển kinh tế trong bối cảnh mở cửa, hội nhập vào thị trường thế giới.

* Góp phần ổn định kỉ cương phép nước, trật tự xã hội:

Trong giai đoạn phát triển hiện nay của đất nước, với chủ trương xây dựng nhà nước pháp quyền, không thể không phát huy nhân tố con người nếu như bản thân con người không có được những tri thức cần thiết kể cả về pháp luật, là một trong những biểu hiện của văn hoá pháp luật. Không thể có một xã hội

Một phần của tài liệu Giáo dục ý thức pháp luật cho học sinh trung học phổ thông tỉnh Phú Thọ trong tình hình hiện nay (Trang 26)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(94 trang)