Một số nguyên tắc để nâng cao hiệu quả giáo dục ý thức pháp luật cho học sinh THPT tỉnh Phú Thọ trong tình hình hiện nay.

Một phần của tài liệu Giáo dục ý thức pháp luật cho học sinh trung học phổ thông tỉnh Phú Thọ trong tình hình hiện nay (Trang 65)

- Thứ nhất: Phát triển kinh tế xã hội, nâng cao đời sống cho nhân dân,

kinh tế ổn định, xã hội có kỷ cương, tạo cơ sở khách quan cho công tác giáo dục ý thức pháp luật cho học sinh THPT tỉnh Phú Thọ:

Xuất phát từ quan điểm duy vật lịch sử, tồn tại xã hội quyết định ý thức xã hội, ý thức xã hội là sự phản ánh của tồn tại xã hội, phụ thuộc vào tồn tại xã hội, mỗi khi tồn tại xã hội thay đổi, phương thức sản xuất biến đổi thì ý thức xã hội, quan điểm chính trị, pháp quyền, triết học, đạo đức, văn hoá, nghệ thuật…sớm muộn cũng sẽ thay đổi. Vì vậy ở thời kì lịch sử khác nhau, điều kiện sống khác nhau sẽ dẫn tới tư tưởng, quan điểm, lí luận khác nhau. Ý thức pháp luật là một hình thái của ý thức xã hội, phản ánh đời sống pháp luật của xã hội nên cũng tuân theo quy luật ấy. Có nghĩa là mỗi một xã hội điều kiện tồn tại khác nhau thì ý thức pháp luật cũng khác nhau, ý thức pháp luật thường bị chi phối bởi điều kiện tồn tại của xã hội đó. Dựa vào quan điểm duy vật đó để trở lại với việc giải thích ý thức pháp luật của người dân Việt Nam ta. Đất nước ta vốn là một nước nông nghiệp, sản xuất nông nghiệp là chủ yếu. Do sự tồn tại của nền văn minh nông nghiệp lâu đời và kể cả đến tận bây giờ vẫn đang tồn tại và phát triển nên dân ta sống quần cư, gắn chặt trong các đơn vị làng xã cho nên mang nét văn hoá theo kiểu văn hoá làng xã, không chú trọng nhiều đến phép nước, luật pháp mà thường đề cao những tập tục, hương ước của làng xã. Do vậy ý thức pháp luật của người dân kém phát triển. Cùng với đó, nhiều nhà nghiên cứu cho rằng chiến tranh cũng đã để lại

những di chứng khó phai cho đất nước ta đó là kiểu quản lí thời chiến bằng mệnh lệnh, ý chí nên vai trò của pháp luật bị lu mờ, bên cạnh đó hậu quả để lại sau chiến tranh (kéo dài liên miên hơn 12 thế kỉ) là sự nghèo đói, thất học…Với điều kiện phát triển đặc thù đó của đất nước Việt Nam đã để lại những dấu ấn mang tính hạn chế trong tư tưởng, thói quen, nếp sống, cách nghĩ của nhiều thế hệ người Việt Nam, trong đó có ý thức pháp luật và ý thức chấp hành pháp luật.

Từ những vấn đề nêu trên cho chúng ta hình dung những đặc điểm truyền thống của con người Việt Nam cũng như tồn tại xã hội đã và đang ảnh hưởng trực tiếp đến việc xây dựng ý thức và lối sống theo pháp luật nói chung và đưa pháp luật vào cuộc sống nói riêng. Việc giáo dục ý thức pháp luật nuốn đạt được kết quả không chỉ đơn thuần nghiên cứu cải tiến các hình thức, phương thức, nội dung giáo dục mà đi cùng với nó cần phảI có những biện pháp làm biến đổi những điều kiện tồn tại để tác động đến ý thức pháp luật của con người Việt Nam nói chung và trong đó có học sinh THPT nói riêng.

Như chúng ta đã biết, chế độ kinh tế là cơ sở của pháp luật, nội dung của pháp luật phản ánh nhu cầu, tính chất và trình độ phát triển kinh tế bởi vì nhà nước ban hành pháp luật để điều chỉnh các quan hệ kinh tế theo hướng phù hợp với lợi ích của nhà nước và tòan xã hôị. Sự cải cách phát triển kinh tế sẽ dấn tới những biến đổi sâu sắc trong nội dung và hình thức của pháp luật, sẽ tạo được sự phù hợp với lợi ích của nhân dân, sự chặt chẽ hoàn thiện của pháp luật sẽ làm cho ý thức pháp luật của người dân được nâng cao hơn trong đó cả ý thức pháp luật của học sinh THPT. Bên cạnh đó, khi kinh tế phát triển, mọi mặt của đời sống được nâng lên, trình độ dân trí phát triển và các nhu cầu của con người sẽ được đáp ứng tốt hơn, công ăn việc làm được giải quyết, điều này hạn chế được các hành vi vi phạm pháp luật và ý thức pháp luật được cải thiện nhiều hơn. Mặt khác kinh tế phát triển, chúng ta sẽ hạn chế bớt những tệ nạn như tham ô, tham nhũng, chạy chọt, xin xỏ làm cho việc thực hiện pháp luật sẽ nghiêm minh hơn, mọi người có ý thức tôn trọng pháp luật hơn. Và khi kinh tế phát triển, nhu cầu của con người cũng sẽ được đáp ứng cao hơn, tránh

đựoc cảnh nghèo đói hiện nay và khi đó tránh được những hành vi vi phạm pháp luật như trộm cắp, cướp giật, buôn bán, vận chuyển trái phép chất ma tuý, buôn gian, bán lận, buôn bán hàng giả, hàng lậu, người dân miền núi phá rừng, săn bắn động vật bừa bãi, phá huỷ môi trường…và đặc biệt khi kinh tế phát triển, sẽ giải quyết được công ăn việc làm cho người dân, đỡ tình trạng “ nhàn cư, vi bất thiện”, các tệ nạn xã hội như ma tuý, mại dâm, cờ bạc, rượi chè và dẫn tới các vi phạm khác. Và khi phát triển kinh tế, việc chăm lo cải thiện đời sống tinh thần, tạo ra những sân chơi bổ ích thu hút các em sẽ mang tính giáo dục tốt hơn, giúp các em phát triển lành mạnh, tránh xa những tệ nạn xã hội, tránh được những hành vi vi phạm pháp luật.

Một tác dụng nữa của phát triển kinh tế đối với việc nâng cao hiệu quả giáo dục ý thức pháp luật đó là góp phần tnâng cao nguồn kinh phí cho giáo dục pháp luật. Kinh phí đầu tư cho việc giáo dục ý thức pháp luật cho học sinh các em cũng là một vấn đề hết sức quan trọng để nâng cao hiệu quả trong việc giáo dục ý thức pháp luật của các em. Ví dụ như khi có điều kiện về kinh phí, chúng ta có thể xây dựng các tủ sách pháp luật ở mọi chỗ, mọi nơi, xây dựng các trung tâm tư vấn luật miễn phí, đào tạo và bổ nhiệm các giáo viên được đào tạo bài bản về giảng dạy pháp luật ở các trường, có giáo trình môn pháp luật cho mọi bậc học, lớp học, có điều kiện tổ chức các buổi học gắn với thực tiễn, tổ chức áp dụng các hình thức giảng dạy mới, hiện đại như máy chiếu, máy quay…

Qua đấy để thấy rằng sự phát triển kinh tế, nâng cao mọi mặt của đời sống của nhân dân, kinh tế ổn định, xã hội có kỉ cương sẽ là một trong những phương hướng cơ bản để góp phần nâng cao hiệu quả giáo dục ý thức pháp luật cho học sinh THPT nói riêng và người dân Việt Nam nói chung.

Thứ hai: Giáo dục ý thức pháp luật học sinh THPT phải căn cứ trên những quy định của pháp luật hiện hành, đáp ứng được yêu cầu phát triển đất nước và thời đại trong tình hình hiện nay.

Là một hình thái ý thức xã hội, ý thức pháp luật chịu sự chi phối của tồn tại xã hội, phản ánh tồn tại xã hội. Thực tế tồn tại xã hội luôn biến đổi và làm

cho các hình thái ý thức xã hội cũng phải biến đổi theo. Nước ta sau hơn hai mươi năm đổi mới đã đạt được những bước tiến lớn trong kinh ttế cũng như các mặt của đời sống xã hội. Yêu cầu và cũng là thực tế đó là luật pháp đã có nhiều biến đổi trong khi đó tâm lí pháp luật của đại đa số người dân thường biến đổi chậm hơn. Trong khi đó nội dung giáo dục cho các em thường kéo dài, không thể thay đổi liên tục. Do vậy khi giáo dục ý thức pháp luật cho học sinh cũng cần phải căn cứ vào những quy định của pháp luật hiện hành để sao cho ý thức pháp luật của các em bắt nhịp và tiến kịp với nội dung pháp luật hiện hành. Ví dụ như hiện nay kinh tế xã hội phát triển, đời sống vật chất được nâng cao, nhiều phương tiện giao thông xuất hiện và điều này cũng làm cho ý thức pháp luật về an toàn giao thông của đại đa số bộ phận nâng lên. Các nghị quyết, nghị định liên tục được chính phủ ban bố cho nên khi giáo dục ý thức pháp luật cho các em cần phải cập nhật những tư tưởng pháp luật mới nhất, những nội dung mới nhất để các em có hành động phù hợp với nội dung pháp luật hiện hành. Bên cạnh đó, việc giáo dục ý thức pháp luật cho học sinh cũng phải phù hợp, đáp ứng với ý thức pháp luật xã hội bởi vì ý thức

pháp luật xã hội luôn biến đổi do yêu cầu của thực tiễn tồn tại xã hội qui định. Như chúng ta đã thấy, tồn tại xã hội luôn phát triển, do vậy việc giáo dục ý

thức pháp luật cho các em phải đáp ứng được sự phát triển đó. Nước ta thực hiện nền kinh tế nhiều thành phần, nhiều ngành luật mới ra đời để tạo điều kiện, xây dựng môi trường sản xuất kinh doanh lành mạnh, hiệu quả. Do vậy đòi hỏi ý thức pháp luật người dân và trong đó có các em học sinh THPT phải nâng lên để trang bị cho các em có ý thức pháp luật cao hơn nữa, có thể đáp ứng được xu hướng phát triển đó. Nhờ sự phát triển về kinh tế kéo theo sự phát triển các nhu cầu hưởng thụ vật chất và tinh thần. Điều đó đặt ra yêu cầu sự phát triển về ý thức pháp luật nếu không sẽ là cản trở sự phát triển của xã hội như sự xuống cấp về đạo đức, lối sống, thẩm mĩ, sức khỏe, phá hoại môi trường sống, các giá trị cuộc sống. Hiện nay, xu hướng quốc tế hóa đang thịnh hành, nước ta phải thường xuyên giao lưu với các nước khác về các mặt. Nếu như chúng ta không nâng cao ý thức pháp luật sẽ cản trở rất lớn cho bản thân

chúng ta trong qúa trình hội nhập. Trong khi các em sẽ là nguồn lao động chủ yếu của đất nước. Đã có rất nhiều hợp đồng thương mại bị hủy bỏ, thậm chí còn phải đền tiền cho các đối tác, rồi nhiều lao động Việt nam sang nước ngoài đã bỏ trốn . Những trở ngại đó đều do chúng ta chưa nắm vững pháp luật quốc tế hay không thực hiện theo những quy định về tiêu chuẩn do pháp luật trong nước và các nước khác nơi mà mình giao lưu đề ra. Do vậy việc giáo dục ý thức pháp luật cho các em sao cho phải đáp ứng được yêu phát triển đất nước và thời đại.

Một phần của tài liệu Giáo dục ý thức pháp luật cho học sinh trung học phổ thông tỉnh Phú Thọ trong tình hình hiện nay (Trang 65)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(94 trang)