Việc giáo dục ý thức pháp luật trong nhà trườngTHPT tỉnh Phú Thọ Một số thành tựu và nguyên nhân của thành tựu đó:

Một phần của tài liệu Giáo dục ý thức pháp luật cho học sinh trung học phổ thông tỉnh Phú Thọ trong tình hình hiện nay (Trang 43)

Thọ - Một số thành tựu và nguyên nhân của thành tựu đó:

* Những thành tựu trong việc giáo dục ý thức pháp luật ở trường THPT tỉnh Phú Thọ:

Uỷ ban nhân dân tỉnh Phú Thọ đã có văn bản 1750/KH-UBND ngày 08/8/2007 về công tác giáo dục pháp luật được thể hiện với nhiều nội dung, hình thức, biện pháp đa dạng, phong phú phù hợp với từng đối tượng, địa bàn như: qua các phương tiện thông tin đại chúng( Báo, Đài phát thanh, truyền hình), tổ chức các hoạt động văn nghệ để lồng ghép nội dung tuyên truyền giáo dục, tổ chức viết bài dự thi tìm hiểu. Trong năm 2007 Sở giáo dục- đào tạo Phú Thọ đã có 9 văn bản tới các trường phổ thông trong toàn tỉnh để chỉ đạo việc phổ biến kế hoạch giáo dục pháp luật cho học sinh THPT trong toàn tỉnh để các đơn vị tổ chức thực hiện. Riêng 4 tháng đầu năm học 2007-2008, Sở GD&ĐT Phú Thọ đã ban hành 4 văn bản hướng dẫn khác về công tác giáo dục pháp luật( Gồm: văn bản số 961/SGD&ĐT-GDTH ngày 27/8/2007; Số 1118/SGD&ĐT-GDTH ngày 26/9/2007; Số 1127/SGD&ĐT ngày 27/9/2007; Số 1155/SGD&ĐT ngày 05/10/2007). Trên cơ sở kế hoạch chung của tòan ngành, các trường phổ thông tự lựa chọn các ngành luật khác nhau và các

hình thức khác nhau như ngoại khóa, tổ chức các cuộc thi tìm hiểu để qua đó nâng cao sự hiểu biết về kiến thức pháp luật của các em… Các ngành luật được phổ biến nhiều nhất cho các em là: Bộ luật Hình sự, Bộ luật Dân sự, Luật Đất đai, Luật giao thông đường bộ, Luật Khiếu nại tố cáo, Luật phòng chống ma túy, Luật bảo vệ tài nguyên và môi trường, Luật cư trú, Luật hôn nhân và gia đình, Pháp lệnh xử phạt vi phạm hành chính…

Cùng với việc phổ biến pháp luật trong các giờ ngoại khóa thì vấn đề này còn được đề cập trong nội dung môn học giáo dục công dân lớp 12. Hiện nay đang có hai chương trình giảng dạy pháp luật đang tồn tại: Chương trình giáo dục công dân lớp 12 cũ thì giới thiệu cụ thể các ngành luật cơ bản như hiến pháp, luật lao động, luật hôn nhân gia đình, luật dân sự, luật hình sự, luật tố tụng dân sự, luật tố tụng hình sự, luật thuế, luật khiếu nại tố cáo. Chương trình giáo dục công dân lớp 12 mới nói về khái niệm, đặc trưng, vai trò, quan hệ của pháp luật với cuộc sống như với nhà nước, công dân, với đạo đức, chính trị, kinh tế…nói về khái niệm thực hiện pháp luật, vi phạm pháp luật, trách nhiệm pháp lí, ý thức pháp luật…nói về một số khái niệm, nội dung một số quyền bình đẳng quyền, nghĩa vụ, hôn nhân, gia đình, lao động, kinh doanh, dân tộc, tôn giáo…; một số quyền tự do cơ bản như quyền tự do về thân thể, quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở, quyền tự do ngôn luận, quyền được đảm an toàn về tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm…; một số quyền dân chủ như quyền bầu cử, ứng cử, quyền khiếu nại, tố cáo...; quyền được phát triển của công dân như quyền học tập, quyền sáng tạo, nghiên cứu, đưa ra phát minh khoa học… Nói chung nội dung không đi vào những ngành luật cụ thể nhưng qua các quyền cơ bản, liên quan trực tiếp với các em, giáo viên sẽ giới thiệu các ngành luật có liên quan đến nội dung đó. Và từ đó các em có thể có những kiến thức cơ bản về pháp luật, về vai trò của pháp luật, về những quyền và nghĩa vụ của bản thân được quy định trong hiến pháp và pháp luật.

Ngoài việc tổ chức giáo dục phổ biến trong các giờ ngoại khoá, trong các giờ học chính khoá bắt buộc trong chương trình theo quy định thì trong năm học 2007-2008 nội dung giáo dục pháp luật còn được giảng dạy tích hợp

trong các môn học khác như : Lịch sử, Địa lý, Ngữ văn, Sinh học…tại tất cả các trườngTHPT trên toàn tỉnh. Nhiều đơn vị còn tổ chức sinh hoạt câu lạc bộ pháp luật, nói chuyện chuyên đề pháp luật, tổ chức các cuộc thi tìm hiểu về pháp luật.. Ngoài ra các trường còn tổ chức kí cam kết không vi phạm pháp luật giữa cá nhân với nhà trường, giữa các tập thể lớp với nhà trường. Thông qua việc kí kết đã góp phần làm nâng cao ý thức trách nhiệm và ý thức chấp hành pháp luật cho các em. Bên cạnh đó còn tổ chức học tập và khai thác tài liệu pháp luật tại thư viện của các trường học. Các em học sinh có thể có thể tìm hiểu các kiến thức pháp luật cần thiết thông qua các sách pháp luật, các tài liệu pháp luật hiện có trong thư viện với hình thức mượn đọc tại phòng đọc hoặc đem về nhà nghiên cứu. Cùng với đó là sự phối hợp của các ngành chức năng như Công an, Đoàn thanh niên…đã giúp đỡ tổ chức các hoạt động giáo dục pháp luật, tổ chức nói chuyện chuyên đề về trật tự an toàn giao thông, bảo vệ môI trường, về phòng chống các tệ nạn xã hội: ma tuý, mại dâm, HIV/AID…

Những kết quả đạt được qua việc tổ chức hoạt động phổ biến giáo dục pháp luật trong ngành giáo dục và đào tạo tỉnh Phú Thọ đó là đã cung cấp những kiến thức pháp luật cần thiết để nâng cao trình độ hiểu biết và ý thức chấp hành pháp luật cho học sinh Phú Thọ nói chung và Học sinh THPT nói riêng. Từ việc chuyển biến nhận thức pháp luật của học sinh giúp các nhà trường duy trì trật tự, kỉ cương nề nếp, giữ vững được môi trường giáo dục, ngăn chặn và từng bước đẩy lùi các tệ nạn xã hội xâm nhập vào các trường học, tiếp tục vẫn khẳng định môi trường học hiện nay vẫn là môi trường giáo dục tốt nhất cho thanh thiếu niên.

* Nguyên nhân của những thành tựu trên là do vấn đề giáo dục ý thức pháp luật cho người dân nói chung và cho học sinh THPT nói riêng được các cấp, các ngành, đoàn thể rất quan tâm. Trong các nghị quyết của đại hội Đảng bộ, Hội đồng nhân dân tỉnh đều chỉ ra việc phải nâng cao, giáo dục ý thức pháp luật cho người dân, tạo cho người dân ý thức tôn trọng, sống và làm việc theo pháp luật. Đặc biệt là Sở Giáo dục đã chủ động, tích cực trong việc giáo dục tuyên truyền pháp luật cho cán bộ giáo viên và học sinh trong toàn tỉnh,

bằng việc ban hành các văn bản chỉ đạo các trường phổ thông phảI tổ chức công tác giáo dục phổ biến tuyên truyền một số ngàng luật thông qua các buổi ngoại khoá, tổ chức kiểm tra hoạt động giáo dục ý thức pháp luật ở các trường phổ thông, đã góp phần trong việc giáo dục ý thức pháp luật cho học sinh THPT trong toàn tỉnh. Chính các thầy cô giáo, trong quá trình giảng dạy và giáo dục đã góp phần không nhỏ đến việc giáo dục ý thức pháp luật cho các em. Bản thân các thầy cô là tấm gương trong việc thực hiện và chấp hành pháp luật, kết hợp với gia đình của học sinh đã có những biện pháp để quản lý, giáo dục và ngăn chặn những hành vi xấu xảy ra. Bên cạnh đó có sự phối hợp của các ban ngành, đoàn thể như lực lượng Công an, Hội phụ nữ, Đoàn thanh niên, các địa phương. Kết hợp với đó là các biện pháp tích cực trong việc phòng chống tội phạm, đặc biệt là tội phạm trong tuổi vị thành niên. Cụ thể đó là Đoàn Thanh niên đã tổ chức các cuộc thi về tìm hiểu pháp luật, tổ chức cho học sinh kí cam kết không vi phạm pháp luật, tổ chức các cuộc thi văn nghệ về phòng chống tệ nạn xã hội, cho học sinh lao động, trồng cây, bảo vệ môi trường, thành lập các đội tự quản, cho đội tình nguyện tham gi giữ gìn trật tự giao thông, kết hợp với nhà trường tổ chức quản lý học sinh. Ở từng địa phương, Công An và Hội Phụ Nữ cũng kết hợp tro ng việc rà xoát các thanh thiếu niên hư, vi phạm pháp luật để có biện pháp giáo dục, phòng chống tội phạm. Toà án tổ chức các buổi xét xử lưu động để giáo dục, răn đe, ngăn chặn những hành vi phạm tội…Bản thân tự các em học sinh THPT cũng đã có sự nâng cao trong việc chủ động tìm hiểu pháp luật và nhận thức pháp luật. Qua thực tế giảng dạy tôi thấy nhiều em có nhu cầu tìm hiểu pháp luật. Tỉnh cũng đã có sự đầu tư kinh phí trong công tác giáo dục ý thức pháp luật cho người dân nói chung và học sinh THPT nói riêng như lập các ban chỉ đạo, các hoạt động giáo dục pháp luật như các cuộc thi tuyên truyền pháp luật hay xây dựng tranh ảnh cổ động…Đã có nhiều hình thức giáo dục ý thức pháp luật được sử dụng. Qua đó nhằm nâng cao ý thức pháp luật cho học sinh THPT và cả người dân nói chung. Cùng với biện pháp nâng cao tuyên truyền giáo dục pháp luật thì tỉnh cũng đã phối kết hợp với các biện pháp khác như chú ý đẩy mạnh phát triển kinh tế, xã hội, nâng cao đời sống của nhân dân, chăm lo phát triển giáo dục, văn hoá của để nâng cao dân trí….

2.2.2. Những vấn đề đặt ra trong việc giáo dục ý thức pháp luật cho học sinh THPT tỉnh Phú Thọ:

Một phần của tài liệu Giáo dục ý thức pháp luật cho học sinh trung học phổ thông tỉnh Phú Thọ trong tình hình hiện nay (Trang 43)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(94 trang)